Truyền thuyết là gì?Truyền thuyết thể hiện điều gì?
truyền thuyết "con rồng cháu tiên"thể hiện điều gì ở dân tộc ta
Trả lời:
Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng.
Học tốt
Sgk
truyền thuyết ''con rồng cháu tiên'' thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng người việt
k mk nha
kb nữa
# Là câu chuyện về nguồn gốc của con người Việt Nam.
# Sự tự hào về dân tộc Việt Nam
# Hàm ý kêu gọi sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc giữa các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam
P/s : :33 tớ chỉ nghĩ dc từng này bn thông cảm
Theo em vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều thể hiện được đặc điểm gì của truyền thuyết
- Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và ấn chứa nguồn sức mạnh phi thường:
+ Nguồn gốc kì lạ: Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ "Thuận Thiên". Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
+ Sức mạnh phi thường: Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi
- Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường thường mang sức mạnh siêu nhiên.
Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?
- Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường.
- Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết: thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.
Đọc các thông tin, em hãy:
- Kể tên một số truyền thuyết liên quan đến thời kì Hùng Vương.
- Cho biết các truyền thuyết dưới đây thể hiện nội dung gì.
Tham khảo:
- Một số truyền thuyết liên quan đến thời kì Hùng Vương:
+ Con Rồng cháu Tiên;
+ Sự tích trầu cau;
+ Thánh Gióng;
+ Bánh chưng, bánh giầy;
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh;…
- Nội dung của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và Thánh gióng:
+ Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên: giải thích và suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
*Một số truyền thuyết liên quan đến thời kì Hùng Vương:
+ Con Rồng cháu Tiên
+ Sự tích trầu cau
+ Thánh Gióng
+ Bánh chưng, bánh giầy
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh..v..v..
- Nội dung của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và Thánh gióng:
+ Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên: giải thích và suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
Em hãy cho biết truyền thuyết nào gắn liền với cư dân Âu Lạc? Thông qua truyền thuyết ấy muốn nói lên điều gì?
- Truyền thuyết gắn liền với cư dân Âu Lạc là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.
- Thông qua truyền thuyết ấy đã đem cho chúng ta bài học thiết thực: không được chủ quan, không được khinh thường sẽ chuốc lấy bại vong. Trong cuộc sống nhất định phải yêu, nhưng phải yêu sáng suốt, nếu yêu mù quán như Mị Châu sẽ có ngày đưa vua cha tới đường cùng.
đặc trưng thể loại truyền thuyết là gì
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể lại một sự vật sự việc.
Có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Nhân vật cũng có liên quan đến lịc sử,
Trong truyện thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử,là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện ...
Truyền thuyết là những câu chuyện kể dân gian, kể lại những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
truyền thuyết là loại truyện dân gian Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thường có yếu tố tưởng tượng Kì Ảo truyền thuyết truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và Nhân vật lịch sử cụ thể hãy chứng minh truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh đã thể hiện được những điều trong định nghĩa trên
- Nhắc đến đời vua Hùng thứ 18
- Yếu tố tưởng tượng kì ảo
- Thể hiện thái độ của nhân dân: ca ngợi Sơn Tinh, vị thần giúp nhân dân chống bão lụt.
- Lí giải hiện tượng mưa lũ ở miền Bắc nước ta vào mùa thu "năm năm báo oán đời đời đánh ghen".
Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện quan niệm gì của nhân dân ?
CÁC BẠN GIÚP TỚ VỚI
Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.truyền thuyết thể hiện điều j
Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.