Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Hà Giang
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
1 tháng 10 2018 lúc 14:04

Từ hình thức đấu trí chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên cai lệ là quá trình phát triển logic. Ý kiến trên khá hợp lí vì: ban đầu chị Dậu mới chỉ van lơn và dùng những lời lẽ hết sức nhún nhường để cầu xin được khất sưu cho mấy hôm. Nhưng khi thấy chúng vẫn không hề quan tâm đến lời chị mà vẫn sấn tới trực bắt trói anh Dậu trong hoàn cảnh đau ốm thì chị liền kháng cự bằng những lời lẽ ngang hàng: chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ. Rồi cuối cùng là: "Mày đánh chồng đi bà cho chúng mày xem!" và dùng những hành động mạnh mẽ. Sức của anh chàng con mọn không lại được sức mạnh của chị nông dân lực điền nên chị đã đẩy mấy tên cai lệ ngã chỏng. Lời lẽ và hành động của chị Dậu có quá trình phát triển lo-gic từ tự phát sang tự giác, là minh chứng cho "con giun xéo lắm cũng quằn". Đây là biểu hiện logic và tất yếu, làm tiền đề để tiến tới, những người nông dân đứng vào hàng ngũ và chiến đấu chống thực dân Pháp.

Bình luận (0)
Phạm Minh Hiền
Xem chi tiết
Dân Nguyễn Chí
8 tháng 1 2018 lúc 20:58

Đảm bảo yêu cầu sau:

a. Hình thức:

- Đầy đủ bố cục 3 phần ( 0, 5)

- cách diễn đạt hành văn, trình bày ( 0,5).

b. Nội dung:

* Mở bài: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm“ Tắt đèn” và “ Chị Dậu” ( 0,5).

-> Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn hợp lý.

* Thân bài:

+ Đấu lý: Hình thức sử dụng ngôn ngữ - lời nói.

+ Đấu lực: Hình thức hành động.

=> Quá trình phát triển hoàn toàn lôgíc phù hợp với quá trình phát triển tâm lý của con người ( 0,5).

1. Hoàn cảnh đời sống của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng ( 0,5).

2. Hoàn cảnh của gia đình Chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng Đông Xá ( 0,5).

3. Cuộc đối thoại giữa chị Dậu – Cai lệ – Bọn người nhà lý Trưởng ( 0,5).

+ Phân tích cuộc đối thoại ( từ ngữ xưng hô)-> hành động bọn cai lệ -> không có chút tình người.

+ Cai lệ – người nhà lý trưởng đến trói, đánh, bắt anh Dậu đang trong tình trạng ốm đau vì đòn roi, tra tấn, ngất đi - tỉnh lại -> Chị Dậu chuyển thành hành động.

-> Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động chị Dậu. (0,5)

=> Quy luật: “Tức nước vỡ bờ”- “có áp bức có đấu tranh”

4. Ý nghĩa: ( 2 điểm ).

* Giá trị hiện thực: (0.5)

- Lột trần bộ mặt giả nhân của chính quyền thực dân.

* Giá trị nhân đạo:(1điểm)

- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Chị Dậu.

* Giá trị tố cáo:(0. 5)

- Thực trạng cuộc sống của người nông dân Việt Nam bị đẩy đến bước đường cùng ( liên hệ với lão Hạc, Anh Pha ( Bước đường cùng )).

-Hành động vô nhân đạo không chút tình người của bọn tay sai.

5. Mở rộng nâng cao vấn đề ( 1 ).

- Liên hệ số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến .

* Kết bài:(0.5)

- Khẳng định quy luật phát triển hoàn toàn tự nhiên -> đúng với sự phát triển tâm lý của con người.

- Cảm nghĩ của bản thân em.

Bình luận (0)
đăng long
Xem chi tiết
Triệu Hương Thảohttps://...
Xem chi tiết
Ngố ngây ngô
25 tháng 9 2018 lúc 9:13

1. Khẳng định nhận định trên là đúng.
2. Pt, cm: Từ hình thức đấu lí chuyển sang hình thức đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai trong TỨC NƯỚC VỠ BỜ của Ngô Tất Tố là một quả trình phát triển rất lôgic mang giá trị nhân văn
Ngay từ tên đoạn trích là "Tức nước vỡ bờ" đã cho ta thấy tính đúng đắn của nhận định trên. Việc cãi lí mà không có kết quả, thậm chí tên cai lệ còn thêm hành hạ anh Dậu khiến chị Dậu "tức không chịu được". Ngô Tất Tố dường như đã đặt cả tình cảm của mình vào diễn biến tâm trạng của Chị Dâu, ông đã để chị mềm mỏng với bọn cai lệ mong chồng khỏi bị đòn; để chị uất ức đánh nhau với chúng khi chúng nhất nhất đòi trói chồng [phân tích] ... Đó là một quá trình phát triển rất hợp lí, đúng với logic "Có áp bức thì có đấu tranh", mang đầy tính nhân đạo.
Từ hình thức đấu lí chuyển sang hình thức đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai trong TỨC NƯỚC VỠ BỜ của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất logic có sức tố cáo cao. Không chỉ thế, "Tức nước vỡ bờ" còn có giá trị tố cáo cao. Tố cáo bọn lính lệ vô nhân tính, bọn cường hào áp bức những kẻ cùng đinh như anh chị Dậu, mà rộng hơn là tố cáo cái xã hội điêu tàn, nơi những người nông dân phải sống cực khổ vì sưu thuế, vì đói nghèo. Sưu đánh vào cả người sống và người chết... [Phân tích]
3. Khẳng định lại lần nữa tính đúng đắn của nhận định.

Bình luận (0)
hgf
Xem chi tiết
Phong Lan Vu
Xem chi tiết
Quang Nhân
27 tháng 7 2019 lúc 16:23

Câu 1 :

Tham Khảo

Dàn ý :

* Mở bài:

Giới thiệu về tác giả - tác phẩm“ Tắt đèn” và “ Chị Dậu”

-> Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn hợp lý.

* Thân bài:

+ Đấu lý: Hình thức sử dụng ngôn ngữ - lời nói.

+ Đấu lực: Hình thức hành động.

=> Quá trình phát triển hoàn toàn lôgíc phù hợp với quá trình phát triển tâm lý của con người

1. Hoàn cảnh đời sống của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng

2. Hoàn cảnh của gia đình Chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng Đông Xá

3. Cuộc đối thoại giữa chị Dậu – Cai lệ – Bọn người nhà lý Trưởng + Phân tích cuộc đối thoại ( từ ngữ xưng hô)-> hành động bọn cai lệ -> không có chút tình người.

+ Cai lệ – người nhà lý trưởng đến trói, đánh, bắt anh Dậu đang trong tình trạng ốm đau vì đòn roi, tra tấn, ngất đi - tỉnh lại -> Chị Dậu chuyển thành hành động.

-> Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động chị Dậu.

=> Quy luật: “Tức nước vỡ bờ”- “có áp bức có đấu tranh”

4. Ý nghĩa:


* Giá trị hiện thực:

- Lột trần bộ mặt giả nhân của chính quyền thực dân.

* Giá trị nhân đạo:(

- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Chị Dậu.

* Giá trị tố cáo:(

- Thực trạng cuộc sống của người nông dân Việt Nam bị đẩy đến bước đường cùng ( liên hệ với lão Hạc, Anh Pha ( Bước đường cùng )).

-Hành động vô nhân đạo không chút tình người của bọn tay sai.

5. Mở rộng nâng cao vấn đề

- Liên hệ số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến .

* Kết bài:(

- Khẳng định quy luật phát triển hoàn toàn tự nhiên -> đúng với sự phát triển tâm lý của con người.

- Cảm nghĩ của bản thân em.

Bình luận (0)
Quang Nhân
27 tháng 7 2019 lúc 16:25

Tham Khảo

Câu 3 :

Chị Dậu có thể coi là hiện thân đầy đủ nhất những nét tính cách của người phụ nữ Việt Nam. Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng, bằng sự am hiểu tâm lí người nông dân và những diễn biến tâm lí trong họ, ông đã xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu mang trong mình một sức sống tiềm tàng mãnh liệt và tình yêu thương gia đình vô bờ.

Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Đoạn trích tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của tác phẩm. Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong khiến đương thời; xã hội ấy đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liểu mạng chống lại và đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiền tàng mạnh mẽ.

Nhân vật chị Dậu là trung tâm của đoạn trích, đoạn trích mở đầu bằng cảnh tiếng trống và tiếng tù và thúc thuế ngày càng đến gần, tiếng chó sủa vang và anh Dậu vừa được đưa từ đình về trong tình trạng hấp hối. Anh Dậu bị bắt bởi chưa nộp đủ suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật cùng đường và vô lí hết sức. Người chết vẫn phải nộp sưu, cái xã hội thực dân phong kiến đeo vào cổ người dân nghèo hai tròng, bóc lột họ mọi đường. Anh Dậu bị hành hạ thành như một cái xác chết mới được khiêng trả về và giờ đây chị Dậu đang được bà hàng xóm cho chút gạo nấu bát cháo loãng cho anh Dậu ăn cho lại sức. Chị Dậu ân cần chăm sóc anh Dậu, mong anh mau khỏe lại. Qua lời nói của chị “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Tình yêu thương của chị Dậu thể hiện cả ở chỗ ấy. Người phụ nữ Việt Nam xưa nay vẫn luôn thế, dù trong hoàn cảnh nào vẫn thủy chung yêu thương gia đình, yêu thương chồng. Tấm lòng giàu tình yêu thương của Chị Dậu là tiêu biểu đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam.

Nhưng đúng với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, khi bọn cai lệ sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước cùng dây sừng. Chúng thể hiện rõ sự hung ác và bạo ngược của bọn thống trị khiến anh Dậu hoảng quá lăn đùng ra. Bọn chúng đến để bắt anh Dậu nếu chị Dậu không nộp đủ suất sưu còn lại của em chồng đã chết. Chị dậu run sợ và thiết tha cầu xin chúng cho khất thêm vào ông “Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!” Chị hạ giọng, xưng cháu, gọi ông cho thấy chị rất hạ mình cầu xin nhưng bọn lí trưởng vẫn một mực không hề động lòng. Khi chúng sấm sầm chạy đến chỗ anh Dậu với cái dây thừng thì chị Dậu đã van nài chúng “Cháu van ông, nhà chàu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”. Thế nhưng tên cai lệ hung dữ đẩy chị ra và bịch luôn vào ngực chị mấy bịch “Tha này, tha này!” rồi lại sấn đến trói anh Dậu. Lúc này bi kịch đã đến đỉnh điểm cao trào, từ xưng hô “cháu-ông” với bọn chúng, chị chuyển xưng hô ngang hàng, liều mạng cự lại “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Chị đã qua tức giận trước hành động ngang ngược của lũ cai lệ, nhưng một lần nữa cai lệ lại tát vào mặt chị đáp bốp. Cái tát này thực sự đã khiến “tức nước vỡ bờ”, ôi thôi cái gì cũng chỉ có giới hạn, khi này chị Dậu đã nghiến hai hàm răng “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem!” Chị đã chống cự lại và đánh trả chống khiến chúng được một phen hoảng sợ và bỏ chạy.

Sức sống trong chị Dậu vẫn luôn tiềm tàng, ẩn nhẫn chờ ngày bùng phát. Chị đấu tranh cho công lí, cho lẽ phải dù chị biết như vậy có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhưng mặc kệ, chị đã dõng dạc nói “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…” Câu nói thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ của chị. Trải qua từng lần thay đổi xưng hô, cao trào của truyện lại lên một mức cao hơn chỉ chờ bộc phát. Giống như tức nước vỡ bờ! Sự vùng dậy phản kháng của chị Dậu cũng là dấu hiệu của sự vùng dậy của nông dân ta dưới sự áp bức của lũ cường hào ác bá ở xã hội thực dân phong kiến.

Hình tượng chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng mạnh mẽ và vô cùng sâu sắc về hình ảnh người phụ nữ mang trong mình một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, sức phản kháng và tấm lòng dũng cảm chống lại cái ác, cùng với đó là tấm lòng giàu yêu thương của một người phụ nữ. Ngô Tất Tố đã thành công xây diễn tả được cái khổ, cái khó đến cùng cực của người dân ở một nước thuộc địa. Thể hiện tiếng nói phản đối lại bất công, cường quyền. Tố cáo đanh thép xã hội phong kiến thực dân cướp đi quyền sống của con người.

Bình luận (0)
Nguyen
27 tháng 7 2019 lúc 19:06

Tham khảo:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm“ Tắt đèn” và “ Chị Dậu” .
-> Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn hợp lý.
* Thân bài:
+ Đấu lý: Hình thức sử dụng ngôn ngữ - lời nói.
+ Đấu lực: Hình thức hành động.
=> Quá trình phát triển hoàn toàn lôgíc phù hợp với quá trình phát triển tâm lý của con người
1. Hoàn cảnh đời sống của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng
2. Hoàn cảnh của gia đình Chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng Đông Xá
3. Cuộc đối thoại giữa chị Dậu – Cai lệ – Bọn người nhà lý Trưởng
+ Phân tích cuộc đối thoại ( từ ngữ xưng hô)-> hành động bọn cai lệ -> không có chút tình người.
+ Cai lệ – người nhà lý trưởng đến trói, đánh, bắt anh Dậu đang trong tình trạng ốm đau vì đòn roi, tra tấn, ngất đi - tỉnh lại -> Chị Dậu chuyển thành hành động.
-> Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động chị Dậu.
=> Quy luật: “Tức nước vỡ bờ”- “có áp bức có đấu tranh”
4. Ý nghĩa:
* Giá trị hiện thực:
- Lột trần bộ mặt giả nhân của chính quyền thực dân.
* Giá trị nhân đạo:
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Chị Dậu.
* Giá trị tố cáo:
- Thực trạng cuộc sống của người nông dân Việt

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Ping:3
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
16 tháng 11 2021 lúc 20:01

Tham khảo!

 

Tôi đã phải rứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái! Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về, trông anh ấy rũ rượi như một xác chết. May sao, nhờ bà con xung quanh đến cứu giúp, anh ấy mới tỉnh lại. Lại được bà con hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu cháo để anh ấy húp cho lại sức.

Chồng tôi ngồi dậy bưng bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Thật kinh hoàng! Ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bắt chồng tôi phải nộp ngay tiền sưu. Hoảng quá, chồng tôi vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Ông người nhà lí trưởng lại còn mỉa mai và mắng vào mặt tôi những lời cay độc.

Trong tình cảnh ấy, tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin hai ông làm phúc nói với ông lí trưởng cho tôi được khất. Và dù hai ông cai lệ đã quát mắng thậm tệ, tôi vẫn thiết tha xin ông trông lại. Chồng tôi đang đau ốm thế kia, làm sao tôi không thiết tha van xin cho được.

Nhưng rồi, đùng đùng, ông cai lệ giật phắt cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy sầm sập đến để trói chồng tôi. Tôi xám mặt, hết cả hồn, vội đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay ông ra xin tha cho chồng. “Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó, tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:

–   Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Ông ta lại tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Lúc này không còn là lúc cúi đầu van xin nữa, và một sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng trước kẻ đại diện cho cường quyền:

–   Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi. Thấy vậy, ông người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Tôi liền nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu vì sao lúc ấy tôi lại có đủ sức mạnh để đánh ngã cả hai tên ác ôn tàn nhẫn ấy. Đến mức chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi “U nó không được thế!”, nhưng tôi trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”.

Bình luận (3)
Lê Đức Duy
Xem chi tiết