Những câu hỏi liên quan
Ngo Tuyen
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Chi
21 tháng 10 2021 lúc 15:41

  Bạn tham khảo nhé:

_ Giáo dục: giáo dục chưa được phát triển. Nho học đã xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học trong chùa.

_ Đạo phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh được trọng dụng như những cố vấn cung đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp các sứ thần nhà Tống.

_ Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Tại kinh đô Hoa Lư có các chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,...

_ Nhiều loại hình văn hóa dân gian đã tồn tại trong thời Đinh - Tiền Lê như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,...

Bình luận (0)
kamado
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
27 tháng 10 2021 lúc 19:02

Tham khảo!

https://hoidap247.com/cau-hoi/1255825

Bình luận (0)
hoàng minh tấn
Xem chi tiết
Phan vũ đình đình
Xem chi tiết
lê anh tuấn
28 tháng 12 2017 lúc 16:09

Nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê:

- Nông nghiệp:

+ Ruộng đất thuộc sở hữu của dân làng.

+ Mùa xuân tổ chức cày tịch điền.

+ Khai khẩn đất hoang mở rộng.

+ Đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, thuận lợi cho việc đi lại, tiện tưới tiêu đồng ruộng.

+ Trồng dâu, nuôi tằm được khuyến khích.

- Thủ công nghiệp:

+ Trong xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, mang mũ áo, xây cung điện, nhà cửa, chùa .... tập trung thợ khéo.

+ Nghề cổ truyền: dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm gốm....

- Thương nghiệp:

+ Cho đúc tiền lưu thông trong nước.

+ Thuyền buôn nước ngoài đến Đại Cồ Việt để buôn bán.

+ Quan hệ bang giao Việt - Tống được thiết lập.

Bình luận (0)
vu thi thu trang
Xem chi tiết
Mọt sách không đeo kính
12 tháng 11 2018 lúc 19:04

a)Nông nghiệp:

-Quyền sở hữu ruộng đất nói hung thuộc về làng xã.hia nhau cày cấy phải nộp thuế,đi lính,làm lao dịch cho nhà vua.Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.

-Nghề trồng dâu,nuôi tằm cũng được khuyến khích.

b)tHỦ CÔNG NGHIỆP

-Xây dựng một số xưởng thủ công,đúc tiền,rèn vũ khí,may mũ áo,xây dựng cung điện,chùa chieefn.

-Nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt lụa,.

học tốt^^

#Trịnh hằng

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
12 tháng 11 2018 lúc 18:56

- Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.
- ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
tham khao

Bình luận (0)
Thăm Tuy Thăm Tuy
12 tháng 11 2018 lúc 19:00

a)Nông nghiệp:

-Quyền sở hữu ruộng đất nói hung thuộc về làng xã.hia nhau cày cấy phải nộp thuế,đi lính,làm lao dịch cho nhà vua.Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.

-Nghề trồng dâu,nuôi tằm cũng được khuyến khích.

b)THỦ CÔNG NGHIỆP

-Xây dựng một số xưởng thủ công,đúc tiền,rèn vũ khí,may mũ áo,xây dựng cung điện,chùa chieefn.

-Nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt lụa,.

Bình luận (0)
Lê Huỳnh Thúy Nga
Xem chi tiết
Lê Thị May
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Vân
24 tháng 3 2016 lúc 11:06

* Sự phát triển của nông nghiệp thời Đinh, tiền Lê, Lý, Trần

Ở đầu thời kì độc lập, sự mở rộng và phát triển nông nghiệp được biểu hiện qua các lĩnh vực: Mở rộng diện tích ruộng đất; mở mang và xây dựng hệ thống đê điều; phát triển sức kéo.

- Về mở rộng diện tích ruộng đất nông nghiệp:

+ Từ thời Đinh - tiền Lê, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất canh tác, phát triển nông nghiệp. Nhà nước đã có những khu đất tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam) và Bàn Hải do triều đình trực tiếp quản lí để phục vụ tế lễ. Hằng năm mùa xuân nhà vua đích thân làm lễ tịch điền, đi vài đường cày để nêu gương.

+ Dưới thời Lý - Trần, nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ các sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được mọc lên. Năm 1266, vua Trần "xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn đất hoang, thành lập điền trang.

- Về việc mở mang, xây dựng hệ thống đê điều, thủy lợi:

+ Thời Đinh - tiền Lê, nhà nước cũng bước đầu thi hành chính sách trọng nông, khuyến khích sản xuất nư đào vét các sông kênh ở vùng Thanh - nghệ. Thời Lý, năm 1077, đắp đê sông Như Nguyệt (sông Cầu); năm 1108, vua cho đắp đê Cơ Xá (Hà Nội) chạy dọc ven sông Hồng.

+ Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê dọc hai bờ các con sông lớn, từ đầu nguồn đế bờ biển, gọi là đê quai vạc. Chỗ nào đê đắp vào ruộng của dân thì cho đo đạc, trả tiền. Đặt chức Hà đê chánh phó sứ để trông coi việc sửa, đắp đê điều.

- Nhà nước thời Lý, Trần đều quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo, cấm nhân dân mổ trâu, bò ăn thịt. Năm 1117, nhiều người ở kinh thành, hương ấp "lấy việc trộm trâu làm nghề nghiệp....", vua bèn xuống chiếu "Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp... như láng giềng không tố cáo cũng bị xử 80 trượng".

- Bên cạnh trồng lúa, khoai, sắn, nhân dân còn trồng dâu nuôi tằm, trồng cây ăn quả, rau đậu, phát triển các loại cây, con giống...

* Nguyên nhân của sự phát triển nông nông và tác dụng của sự phát triển đó.

- Chính sách của nhà nước, sự quan tâm của những người đứng đầu triều đình trên tất cả các mặt đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định thì nền độc lập càng được củng cố vững chắc.

Bình luận (0)
•↭长ɦáทɦ•☪ôทջՇúa
Xem chi tiết
Phước Lộc
7 tháng 5 2019 lúc 21:11

1/ Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển :
- Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.
- Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

2/ Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cổ Việt có những thay đổi như:
- Trong xã hội : vua, các quan văn - võ, một số ít nhà sư tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị bao gồm : nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ, một số ít địa chủ, nô tì. Nhìn chung cuộc sống của nhân dân ta còn đơn giản, bình dị.
- Về văn hoá, giáo dục : chưa phát triển. Nho học xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ờ nhiều nơi. Nhiều loại hình văn hoá dân gian (đánh đu, đấu vật, nhảy múa...) được duy trì và phát triển.
Đây là bước tiến quan trọng, nhất là sự phát triển của Phật giáo và các lễ hội được tiếp tục duy trì.

Bình luận (0)
Ngô Châu Bảo Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
19 tháng 10 2016 lúc 19:28

- Nông nghiệp:

+ Quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau cày, cấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua

+ Việc đào vét kênh mương, khai thẩn đất hoang cũng được chú trọng nên nông nghiệp ổn định, bước đầu phát triển

+ Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích -> Năm 987, năm 989 được mùa.

- Thủ công nghiệp:

+ Xây dựng một số xưởng thủ công. Từ thời Đinh đã có xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, may mũ áo, xây dựng chùa chiền...

+ Các ngành thủ công cổ truyền cũng được phát triển như làm gốm, dệt lụa.

- Thương nghiệp:

+ Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành, nhân dân 2 nước Việt - Tống thường qua lại, trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 10 2016 lúc 19:34

nông nghiệp : Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.

- Thủ công nghiệp :
+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước : chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan : đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo.ắ. xây cung điện, chùa chiền.
+ Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển hơn trước như dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy...
- Thương nghiệp:
+ Nội thương : việc trao đổi buôn bán trong nước phát triển. Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.
+ Ngoại thương : nhân dán hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới.

Về văn hoá, giáo dục : chưa phát triển. Nho học xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ờ nhiều nơi. Nhiều loại hình văn hoá dân gian (đánh đu, đấu vật, nhảy múa...) được duy trì và phát triển.
Đây là bước tiến quan trọng, nhất là sự phát triển của Phật giáo và các lễ hội được tiếp tục duy trì.

 

Bình luận (1)
Trần Việt Linh
19 tháng 10 2016 lúc 19:16

I SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA .

1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:

a.Nông nghiệp:

- Nông dân đưộc làng xã chia ruộng đất công để cày cấy, họ phải đi lính, nộp thuế, lao dịch .

- Nhà nước chú ý đến thủy lợi , khai hoang, trồng dâu, nuôi tằm.

- Để khuyến nông , nhà vua làm lễ cày ruộng.

- Năm 987-989 được mùa .

Nông nghiệp phát triển.

b.Thủ công nghiệp:

- Nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng , rèn sắt, làm giấy, dệt vải ,làm đồ gốm phát triển.

- Tại kinh đô Hoa Lư, lập 1 số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo, đúc vũ khí, dúc tiền ,may áo mũ cho vua.Kinh đô được xây dựng thêm, các chùa phát triển

c.Thương nghiệp:

- Đào sông, đắp đường, thống nhất tiền tệ ( dùng tiền đồng ).

- Trung tâm buôn bán , chợ làng phát triển

- Buôn bán trong nước và với người nước ngoài phát triển , nhất là biên giới Việt Trung.

Nguyên nhân kinh tế thời Đinh Tiền Lê có bước phát triển : do đất nước đã giành độc lập, thợ giỏi không bị bắt sang Trung Quốc , nhân dân chăm chỉ, có kinh nghiệm lao động .

-Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ, nông nghiệp, thủ công nghiệp bước đầu phát triển.

2. Đời sống xã hội và văn hóa:

* Xã hội có 3 tầng lớp;

-Tầng lớp thống trị gồm vua ,quan, nhà sư.

-Tầng lớp bị trị gồm nông dân ,thợ thủ công, người buôn bán và một ít địa chủ

-Tầng lớp nô tỳ.

Sự phân biệt trong xã hội chưa sâu sắc mặc dầu đã chia thành tầng lớp thống trị và bị trị

*Làng xã vẫn là nơi sinh hoạt chính và là đơn vị hành chánh chủ yếu.

*Cuộc sống đơn giản bình dị.

*Giáo dục chưa phát triển, đạo Phật được truyền bá rộng, các nhà sư giỏi chữ Hán nên được coi trọng

* Văn hóa dân gian như ca hát , nhảy múa, đua thuyền, đấu vật , hát chèo.

* Nhiều chùa như chùa Nhất Trụ , chùa Tháp.

Bình luận (1)