Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 1
Điểm SP 7

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Phân tích ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản Anh (1640-1642) và cách mạng tư sản Pháp (1789-1794).

* Cách mạng tư sản Anh

- Là một cuộc cách mạng có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Cuộc cách mạng tư sản Anh thành công đã khai sinh ra thể chế dân chủ tạm quyền phân lập. Có thế nói, thể chế nhà nước theo chế độ tam quyền phân lập ở Anh là một sáng tạo vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

- Cuộc cách mạng tư sản Anh là một trong những tiền đề của cuộc Cách mạng công nghiệp Anh, mà cuộc cách mạng công nghiệp Anh đã ảnh hưởng ra toàn thế giới, thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời ở các nước trên thế giới. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa này lại làm tiền đề cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ tiếp theo.

* Cách mạng tư sản Pháp

- Đối với nước Pháp:

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó, tuyên bố xác lập chế độ tư bản.

+ giải quyết vấn đề dân chủ (xóa bỏ chế độ đẳng cấp, giải quyết ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).

+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.

- Đối với thế giới:

+ Mở ra một thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

+ Tư tưởng dân tộc, dân chủ trong cách mạng Pháp được truyền bá rộng rãi ở Châu Âu, chế độ quân chủ phong kiến ở nhiều nươc lung lay.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

Câu trả lời:

* Sự phát triển của nông nghiệp thời Đinh, tiền Lê, Lý, Trần

Ở đầu thời kì độc lập, sự mở rộng và phát triển nông nghiệp được biểu hiện qua các lĩnh vực: Mở rộng diện tích ruộng đất; mở mang và xây dựng hệ thống đê điều; phát triển sức kéo.

- Về mở rộng diện tích ruộng đất nông nghiệp:

+ Từ thời Đinh - tiền Lê, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất canh tác, phát triển nông nghiệp. Nhà nước đã có những khu đất tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam) và Bàn Hải do triều đình trực tiếp quản lí để phục vụ tế lễ. Hằng năm mùa xuân nhà vua đích thân làm lễ tịch điền, đi vài đường cày để nêu gương.

+ Dưới thời Lý - Trần, nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ các sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được mọc lên. Năm 1266, vua Trần "xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn đất hoang, thành lập điền trang.

- Về việc mở mang, xây dựng hệ thống đê điều, thủy lợi:

+ Thời Đinh - tiền Lê, nhà nước cũng bước đầu thi hành chính sách trọng nông, khuyến khích sản xuất nư đào vét các sông kênh ở vùng Thanh - nghệ. Thời Lý, năm 1077, đắp đê sông Như Nguyệt (sông Cầu); năm 1108, vua cho đắp đê Cơ Xá (Hà Nội) chạy dọc ven sông Hồng.

+ Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê dọc hai bờ các con sông lớn, từ đầu nguồn đế bờ biển, gọi là đê quai vạc. Chỗ nào đê đắp vào ruộng của dân thì cho đo đạc, trả tiền. Đặt chức Hà đê chánh phó sứ để trông coi việc sửa, đắp đê điều.

- Nhà nước thời Lý, Trần đều quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo, cấm nhân dân mổ trâu, bò ăn thịt. Năm 1117, nhiều người ở kinh thành, hương ấp "lấy việc trộm trâu làm nghề nghiệp....", vua bèn xuống chiếu "Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp... như láng giềng không tố cáo cũng bị xử 80 trượng".

- Bên cạnh trồng lúa, khoai, sắn, nhân dân còn trồng dâu nuôi tằm, trồng cây ăn quả, rau đậu, phát triển các loại cây, con giống...

* Nguyên nhân của sự phát triển nông nông và tác dụng của sự phát triển đó.

- Chính sách của nhà nước, sự quan tâm của những người đứng đầu triều đình trên tất cả các mặt đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định thì nền độc lập càng được củng cố vững chắc.

Câu trả lời:

Hoàn cảnh lịch sử của khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:

- Tác động bên ngoài:

+ Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của các sĩ phu vào con đường cách mạng tư sản.

+ Nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt.

- Trong nước:

+ Phong trào Cần vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại, đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước cũ.

+ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại, các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.

+ Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại.

Những điều này tạo ra những điều kiện xã hội tâm lí làm nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

* Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX:

- Sự giống nhau:

+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, ý chí bất khuất của dân tộc.

+ Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước, tri thức phong kiến ưu tú.

+ Mục đích: đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

+ Đều chịu ảnh hưởng tư tưởng mới từ bên ngoài, có khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.

- Sự khác nhau:

+ Về chủ trương:

Xu hướng bạo động: chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

Xu hướng cải cách: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.

+ Về phương pháp:

Xu hướng bạo động: dùng bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, tổ chức lực lượng trong nước và tranh thủ sự viện trợ bên ngoài.

Xu hướng cải cách: dùng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, cổ động chấn hưng công nghiệp, lập hội kinh doanh.