Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 2
Điểm SP 9

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Chính sách đối ngoại của ba lực lượng: Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

* Chính sách đối ngoại của Liên Xô:

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương hợp tác với các nước tư bản thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.

- Liên Xô kiên quyết đứng về các nước Ê-ti-ô-pia, Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.

- Trước thái độ hai mặt của các nước Tư bản, ngày 23-8-1939, Liên Xô kí với Đức "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau", tạo thời hòa hoãn để tránh chiến tranh và bảo vệ quyền lợi mỗi nước.

* Chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Mĩ:

- Giới cầm quyền Mĩ đề ra Đạo luật trung lập (8-1935), không tham gia Hội Quốc liên và thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ.

- Anh, Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, Anh, Pháp từ chối đề nghị hợp tác chóng chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít để đổi lấy hòa bình. Ngày 29-9-1938, Anh, Pháp kí hiệp ước Muy-ních đồng ý trao vùng Xuy đét của tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít le về việc dừng thôn tính ở Châu Âu.

- Chính sách không can thiệp của Mĩ và nhượng bộ của Anh, Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

* Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa phát xít:

- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), ba nước Đức, Italia và Nhật Bản đã đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thế giới. Đức và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên (1933) để cùng với Italia liên kết thành khối liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật (1937), được mệnh danh là "Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ky-ô" còn gọi  là phe Trục. Khối liên minh này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm gây chến tranh chia lại thế giới.

- Từ năm 1931-1937, Nhạt Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Phát xít Italia xâm lược Ê-tô-ô-pia và cùng với Đức gây cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Hít le đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại đức" bao gồm các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. Năm 1938, Hít le thôn tính Áo, sau đó là Tiệp Khắc (1939) và chuẩn bị tân công Ba Lan.

Câu trả lời:

* Những nét lớn về tình hình văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:

- Năm 1802, nhà Nguyễn được thành lập. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn ra sức củng cố quyền thống trị, phục hồi kinh tế, văn hóa.

- Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, tìm mọi cách hạn chế Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian nhưng Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian vẫn tiếp tục phát triển. Nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gao, đàn áp Thiên chúa giáo.

- Giáo dục Nho giáo được củng cố. Năm 1807, triều Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiền. Năm 1822, Minh Mạng cho khôi phục lại quy chế thi Hội và thi Đình. Tuy nhiên, chất lượng và nội dung giáo dục ngày càng suy giảm.

- Cùng với sự phát triển của văn học chữ Hán,  văn học chữ Nôm cũng phát triển rực rỡ với nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các tập thơ của Hồ Xuân Hương...

- Thành tựu khoa học thời kì này chủ yếu là các bộ lịch sử, địa lí lịch sử, các bộ bách khoa toàn thư như Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú...

- Kiến trúc nổi bật với các công trình kiến trúc thành quách, lăng tẩm như kinh thành Huế, lăng Gia Long, Minh Mạng... Khuê văn các trở thành đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.

- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển với các loại hình như vẽ tranh dân gian, ca hát, diễn xướng...

* Những nét lớn về tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

- Trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, nhiều chính sách tích cực của nhà Nguyễn đã không còn  tích cực, đời sống nhân dân lâm vào tình trạng khốn cùng.

- Nhà Nguyễn cố gắng hoàn chỉnh bộ máy nhà nước nhằm ổn định đất nước nhưng vẫn không ngăn chặn được sự phát triên của tệ nạn tham ô, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu tha hóa.

- ở nông thôn, địa chủ tiếp tục hoành hành, ức hiếp nhân dân,

- Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, làm bùng lên làn sóng đấu tranh của nhân dân.

* Chính sách toàn diện của nhà Nguyễn đã để lại những hậu quả về nguy cơ mất nước.

- Thế kỉ XIX, vào lúc xã hội phong kiến Việt nam đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng thì chủ nghĩa phương Tây từ giai đoạn tự do cạnh tranh đến chuyển sang giai đoạn độc quyền. Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường ở các nước phương Tây ngày càng trở nên cần thiết. Đứng trước tình hình đó các nước tư bản chủ nghĩa đua nhau chạy sang Phương Đông biến các nước này thành thuộc địa.

- Do những đường lối sai lầm của nhà Nguyễn về chính trị còn mang tính bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và không mang tính dân tộc. Đường lối còn bảo thủ trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn đã tạo cớ cho phương tây xâm lược nước ta.

- Do chính sách về kinh tế - xã hội, chính sách bảo vệ công điền, doanh điền... không giải qyết được những mâu thuẫn trong xã hội, đời sống nhân dân rơi vào tình trạng khốn cùng.

- Góp phần làm cho đất nước trở nên suy kiệt, lòng dân li tán nên việc mất nước từ không tất yếu trở nên tất yếu. Lần đầu tiên, nước ta phải đối mặt với một kẻ thù mạnh đến từ phưong Tây với chế độ tư bản, có nhiều vũ khí, hỏa lực mạnh và hiện đại. Tra\ong khi đó, nước ta còn lạc hầu nên Việt nam đứng trước nguy cơ bị thực dân xâm lược.

 

Câu trả lời:

* Sự khác nhau về điều kiện lịch sử:

- Cuối thế kỉ XIX:

+ Triều đình phong kiến Việt Nam đã đầu hàng Pháp.

+ Hệ tư tưởng phong kiến đang tồn tại và chi phối phong trào yêu nước

+ Xã hội có hai giai cấp chủ yếu là: địa chủ phong kiến và nông dân. Tầng lớp văn thân và sĩ phu yêu nước đã giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước.

- Đầu thế kỉ XX:

- Phong trào cứu nước theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) đã thất bại, cần tìm một con đường cứu nước mới.

- Các trào lưu dân chủ tư sản (từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc) đã tràn vào nước ta, tác động đến bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ.

- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, kinh tế và xã hội Việt nam có sự chuyển biến… giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời, các trí thức phong kiến tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài dội vào và đã sử dụng làm vũ khí chống Pháp.

* Sự khác nhau về khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước:

- Cuối thế kỉ XIX

+ Phong trào Cần vương (1885 – 1896): tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê… các sĩ phu và văn thân yêu nước lập các căn cứ khởi nghĩa chống pháp, khôi phục nền độc lập và xây dựng một Nhà nước Phong kiến, Phong trào mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phong kiến.

- Đầu thế kỉ XIX

+ Xu hướng bạo động của nhóm sĩ phu Phan Bội Châu: chủ trương sử dụng phương pháp bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng nhà nước theo con đường tư bản.

+ Xu hướng cải cách của nhóm sĩ phu Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách đất nước, đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản…

* Nhận xét:

- Cuối thế kỉ XIX:

+ Là những phong trào đấu tranh vũ trang chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.

+ Thất bại của phong trào này khẳng định con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công. Do đó, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.

- Đầu thế kỉ XX:

+ Tuy có sự khác nhau về phương pháp và phương thức hoạt động nhưng có điểm chung là chủ nghĩa yêu nước, đều nhằm mục tiêu là cứu nước giải phóng dân tộc và được chi phối bởi tư tưởng tư sản.

+ Thất bại của phong trào này khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản mà lịch sử đặt ra.

+ Như vậy đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.