vi sao bai song nui nuoc nam dc goi la bai tho than
Trinh bay cam nhan cua em ve cac bai tho
Song nui nuoc nam
Banh troi nuoc
Cảm nghĩ về bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ: đó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư
Cảm nhận về bài BÁNH TRÔI NƯỚC
Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình
Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ.Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.
* Cảm nhận về bài thơ SÔNG NÚI NƯỚC NAM :
Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, có rất nhiều những trận đánh lớn, được ghi vào sổ sách. Những trận đánh mà khiến quân giặc khiếp đảm, và là nỗi lo lớn khi bất kỳ một dân tộc nào muốn xâm chiếm Đại Việt. Trong những trận đấu đó, không chỉ có những trận đánh quyết liệt mà còn có những trận đấu bằng tinh thần. Một trong những ‘trận đánh lớn’ đó đã được vang lên vào buổi chiều hôm đó. Đó chính là bài thơ “Sông Núi nước Nam”.
Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Chỉ vỏn vẹn trong bốn câu thơ, nhưng khi nghe xong thì tinh thần của quân giặc đã bị hồn bay phách lạc, không đánh mà chạy. Đó như một lời khẳng định chắc chắn chiến thắng sẽ luôn thuộc về ta, sẽ không bao giờ có thể thay đổi được.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Đất nước của nước Nam là mảnh đất đã có vua cai trị, lãnh đạo. Chứ không phải là một mảnh đất ‘vô chủ” mà những người khác có thể sang tự ý xâm chiếm. Một mảnh đất có vua nước Nam, có người dân nước Nam thì cớ gì lại để cho người khác chiếm lấy?
“Tiệt nhiên phận định tại thiên thư”
Nếu như câu thơ thứ nhất như để khẳng định chủ quyền của đất nước, của quốc gia, dân tộc thì câu thơ thứ hai như một lời nói: nước đã có chủ thì những người sống tại đất nước đó nên sống và cai trị đất nước đó thật tốt chứ không nên tranh giành hay xâm chiếm đất nước của người khác. Không ai xâm chiếm đất nước của nhau. Mọi người chỉ có thể nên giúp đỡ nhau chứ không nên tranh giành, để gây ra chiến tranh. Chiến tranh làm cho cuộc sống của con người ta trở nên khổ cực, gây nên đau khổ và chia ly.
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Đất có chủ, nhưng hà cớ gì mà lũ giặc các ngươi lại sang bên nước ta xâm chiếm đất nước. Không phải do thiếu đất hay thiếu chỗ ở mà các ngươi sang xâm chiếm nước ta. Vậy nguyên nhân chỉ do là muốn bành trướng? muốn mở rộng lãnh thổ mà lũ giặc các ngươi mới sang xâm chiếm đất nước của chúng ta? Vậy thì như lời tướng quân Lý Thường Kiệt đã nói: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Bất cứ một lý do nào, bất cứ một hành động xâm chiếm đất nước nào của chúng sẽ bị những người con dân đất Việt đánh cho tơi bời. Bởi vì đó là tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Là tinh thần bất khuất không thể nào có thể chịu thua và khuất phục trước quân giặc. Bất kỳ hành động nào động đến đất nước, đến con dân đất Việt đều sẽ phải trả giá. Không phải vì cái tôi cá nhân mà ngược lại đó là tinh thần chiến đấu quật cường, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng nằm xuống để có thể bảo vệ vững chắc được độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của sông núi nước Nam.
Bài thơ chỉ với bốn câu thơ, không quá ngắn nhưng cũng không quá dài, nhưng đã thể hiện một lời khẳng định chắc chắn của con dân đất Việt, họ sẽ giành đấu tranh tới cùng để có thể bảo vệ được quốc gia của họ, bảo vệ được nơi mà họ đã sinh ra và lớn lên. Và sẽ không có gì có thể ngăn cản được ý chí đang sục sôi và tình yêu đất nước vô bờ bến đó.
* Cảm nghĩ về bài thơ BÁNH TRÔI NƯỚC :
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
1) chep lai chinh xac bai tho "canh khuya" ,"ram thang gieng".neu cái hay cai đẹp về nội dung, nghệ thuật.
2) nêu noi dung 2 bai tho "song nui nuoc nam","pho gia ve kinh"
1) Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Rằm tháng riêng
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
*Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm
*Bố cục: Mỗi bài đều có bố cục 2 phần:
- Hai câu đầu:cảnh đêm trăng ở Việt Bắc
- Hai câu sau: tâm trạng của Bác Hồ
*Nội dung
- Vẽ nên bức tranh cảnh khuya núi rừng Việt Bắc sống động, nên thơ.
- Bức tranh trăng trên sông nước bát ngát, tràn đầy sắc xuân.
Tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên, lòng yêu nước và
phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
- Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên và tấm lòng thiết tha với đất nước của Bác.
- Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc huyền ảo, tràn đầy sức sống.
~>Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan.
*Nghệ thuật
-Sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, di?p t? . Ngôn từ bình dị, gợi cảm với nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp có màu sắc cổ điển và mang đậm tính thời đại
-Biện pháp lặp từ ngữ, ngôn từ gợi hình, gợi cảm,nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp mang màu sắc cổ điển.
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-Sử dụng hiệu quả biện pháp điệp từ.
-Ngôn từ bình dị, gợi cảm.~>Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
2)
Bài Sông núi nước Nam có 2 nội dung:
- khẳng định chủ quyền lãnh thổ và độc lập dân tộc
- kêu gọi tinh thần chiến đấu để giữ vững chủ quyền đó và thể hiện lòng căm ghét quân thù
Phò tá về kinh:
- nhắc đến 2 chiến thắng oanh iệt chương dương và hàm tử, thể hiện sức mạnh dân tộc
- khát vọng sống trong hòa bình
1) _ Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .
Nội dung : Hai câu dầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Bác Hồ sử dụng nghệ thuật :Cổ phong (Lấy động tả tĩnh)
Hai câu kế:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Vì sao chưa ngủ thật đơn giản.Lúc ấy nhân dân ta chưa có cuộc chiến thắng nào. Lo lắng cho cuộc khắng chiến là chuyện thường thôi.
Nghệ thuật : điệp ngữ
_Rằm tháng riêng
Phiên âm : Kim dạ nguyên nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch thơ : Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền .
Nội dung :
Hai câu đầu:
Kim dạ nguyên nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Cảnh trăng thật lộng lẫy ,sinh động, lung linh, huyền ảo, thơ mộng.
Hai câu kế:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Ta có thể thấy tâm trạng lúc này của Bác là 1 phong thái ung dung, lạc quan.Bác hoàn toàn giao hoà với thiên nhiên, Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
Nghệ thuật : điệp ngữ
Qua bai tho "Song nui nuoc Nam " hay viet 1 doan van khoang 6-8 cau ve long yeu nuoc.
Cac ban giup mik nha ngay 30-10 mik. kiem tra ngu van roi
Em đã từng được học qua bài thơ "Sông núi nước Nam". Bài thơ đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Trong bài đã nói lên được ý chí quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược của dân tộc và lòng yêu nước của nhân dân ta. Lòng yêu nước luôn xuất phát từ những thứ đơn giản nhất. Yêu làng quê, đất nước, yêu cánh đồng lúa chín vàng,...Vậy mà bọn giặc dám đến xâm lược và tất nhiên chúng sẽ phải nhận lấy sự thất bại cay đắng. Bác Hồ cũng là một người yêu nước đã bất chấp mọi hiểm nguy để tìm đường cứu nước. Hình ảnh của họ thật cao đẹp và vĩ đại sẽ luôn còn mãi trong tâm hồn người Việt
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
trong bai tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta ho chi minh co khang dinh dan ta co 1 long long nan yeu nuoc bang cac hieu biet ve bai song nui nuoc nam va pho gia ve kinh em hay sang to nhan dinh tren
giup mik vs mik sap di hoc rui
Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!
* Chúc bạn học tốt ạ *
neu su giong nhau va khac nhau
cua bai pho gia ve kinh va bai song nui nuoc nam
- Điểm giống nhau của hai bài thơ :
+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.
+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.
+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.
- Sự khác nhau :
+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
Phat bieu cam nghi cua em sau khi hoc xong bai Song nui nuoc Nam
DÀN BÀI
I. Mở bài
-Tương truyền bài Sông núi nước Nam(thường gọi là Thơ thần) được Lí Thường Kiệt sáng tác vào khoảng cuối năm 1076, trong một trận chiến đấu ác liệt chống quân Tống xâm lược.
-Nội dung bài thơ vừa động viên tướng sĩ hăng hái giết giặc, vừa đanh thép cảnh cáo, làm lung lay ý chí kẻ thù.
II. Thân bài
* Chủ quyền độc lập, tự do của nước Nam là chân lí không gì thay đổi được.
+Câu thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư(Sông núi nước Nam vua Nam ở).
-Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.
-Xưng danh Nam quốc(nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tđi nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.
-Khẳng định tư thê bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bâng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).
+Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư(Vằng vặc sách trời chia xứ sở).
-Nhấn mạnh chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.
+Câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm(Giặc dữ cớ sao phạm đến dây?)
-Thái độ của tác giả là câm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ,tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.
-Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.
+Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)
-Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái dạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.
-Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của TỔ quốc.
III. Kết bài
-Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, động viên quân ta anh dũng chiến đấu và chiến thắng.
-Bài thơ ra đời đã gần ngàn năm nhưng ý nghĩa to lớn, sâu sắc của nó vẫn còn nguyên vẹn, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)
Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.
Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng.
Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.
Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.
Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!
Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.
neu nghe thuat va noi dung cua bai song nui nuoc nam va pho gia ve kinh
* Sông núi nước Nam
- Nội dung : Khẳng định chủ quyền của đất nc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước đó trước kẻ thù xâm lược. Nó đc coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta
- Nghệ thuật :
+) giọng thơ hùng hồn , đanh thép. Ngôn ngữ thơ cô động , hàm súc
+) Lập luận chặt chẽ , chắc chắn . Kết cấu hợp lí
* Phò giá về kinh
- Nội dung : Ca ngợi hào khí chiến thắng oanh liệt của quân dân đời Trần , Hào khí Đông A , khẳng định quyết tâm và khát vọng xây dựng nền thái bình muôn đời cho đất nc
- Nghệ thuật :
+) Sử dụng các đ.từ mạnh trog vc miêu tả 2 chiến thắng : Chương Dương và Hàm Tử
+) Câu trên đối xứng vs câu dưới về thanh , nhịp , ý
+) Âm hưởng , giọng điệu : hùng hồn , mạnh mẽ
>> Chúc bạn hok tốt <<
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI PHÒ GIÁ VỀ KINH.
Nội dung:
+) Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh:
- Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược.
- Hai câu sau làlời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước. Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinhcó nhiều điểm tương đồng:
-Về nội dung: Cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Về hình thức: Cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.
II. Nghệ thuật
1) Bài thơ Phò giá về kinh có số câu là 4, mỗi câu 5 chữ Là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
2) Hai câu đầu tác giả đã nhắc đến:
Chiến thắng cướp giáo giặc ở bến Chương Dương Chiến thăng bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử Hai câu sau:
Đất nước thời bình, tương lai tươi sáng. Nhận xét về cách biểu đạt: Dùng động từ mạnh. Có những câu thơ đối nhau. Giọng thơ khỏe khoắn, hùng tráng. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trịcủa dân tộc ta
3) Nghệ thuật: Thơ ngũ ngôn tứtuyệt. Diễn đạt cô đọng, hàm súc ...
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
* Nội dung ý nghĩa:
- Khẳng định nước Nam là của người Nam, điều này đã được sách trời định sẵn.
Hai câu sau:
* Nội dung ý nghĩa:
- Khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.
a. Nghệ thuật:
- Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
- Cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
- Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
b. Ý nghĩa:
- Văn bản thễ hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ...
Sông núi nước Nam:
- Là lời khẳng định chỉ quyền, lãnh thổ của nước Nam
-Ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.
Nghệ thuật:
- Giọng điệu dồn nén cảm xúc, dõng dạc, dứt khoát
- Ngôn ngữ lựa chọn
Phò giá về kinh:
- Hào khí của dân tộc ta ở thời nhà Trần được tái hiện qua sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên chiến thắng Hàm Tử- Chương Dương
- Phương châm giữ nước vững bền
Nghệ thuật :
- Giọng điệu sang khoái, han hoan, tự hào
- Cảm xúc dồn nén bên trong tư tưởng
tai sao goi bai " Nam quoc son ha' la ban tuyen ngon doc lap dau tien cua nuoc ta
Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập.
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Bài thơ trên có ý nghĩa là khẳng định chử quyền dân tộc nên gọi là bài tuyên ngôn độc lập và nó được ra đời trước bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ nên ta có thể nói nó là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
Sử học Việt Nam hiện nay coi là Việt Nam có cả thảy 3 bản tuyên ngôn độc lập:
1. Bài thơ Nam quốc sơn hà: là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống.
2. Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.
3. Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
tham khao bai song nuoc ca mau cua Doan Gioi de viet mot doan van ta lai quang canh dong song goi y;lam theo van mieu ta.ro bo cuc, mo bai; gioi thieu hoan canh de em co the thay duoc va mieu ta dong song than bai;neu ve dep,quang canh va nhung cong viec cua nguoi dan tren dong song.neu dc cai hay cai dep va y nghia sinh thanh nen dong song ket bai;neu cam nghi cua em ve dong song