Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mai Thị Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
19 tháng 10 2019 lúc 12:53

1:Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là thị tộc và bộ lạc.
2:

Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ. 

Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.

Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hưởng chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

3:

Sản xuất phát triển  dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu,người nghèo  nên  giai cấp và nhà nước ra đời:

+       Thiên niên kỷ thứ IV  TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập  cổ đại  sống tập trung  theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.

+      Các công xã kết hợp  thành liên minh công xã , gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực  đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.

+        Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.

+        Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.

+      Vương triều nhà Hạ hình thành vào  thế kỷ XXI TCN  mở đầu cho xã hội có giai cấp  và nhà  nước Trung Quốc.

3. Xã hội cổ đại phương Đông

-      Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.

-       Nông dân công xã  đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.

-     Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, rất giàu sang bằng sự bóc lột.

-       Nô lệ, thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

4. Chế độ chuyên chế cổ đại

-       Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp  và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, Ti gơ rơ và Ơ phơ rát, sông Ấn, Hằng, Hoàng Hà.

-       Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc,do nhu cầu thủy lợi.

-       Nhà nước chuyên chế  trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.

-      Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pha ra ôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là En xi(người đứng đầu ),Trung Quốc gọi làThiên Tử (con trời ).

-      Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu  gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng ( Trung quốc), họ thu thuế, xây dựng các  công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.(KHÔNG CHẮC NHÉ)

4:

Thị quốc:  do tình trạng đất đai phân tán nhỏ  và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp  nên đã hình thành các thị quốc.

-       Tổ chức của thị quốc: Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị có phố sá, lâu đài đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng, ta gọi đó là thị quốc: A ten là thị quốc, đại diện cho cả At tích.

-       Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta  bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.

-       Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.

-       Hi Lạp giàu có nhờ nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ. Nô lệ bị bóc lột nên phản kháng chủ nô.

-       Đến thế kỷ III trước công nguyên, thị quốc Rô ma lớn mạnh đi xâm chiếm các nước khác, trở thành đế quốc Rô ma. Đế quốc Rô ma  thủ tiêu thể chế dân chủ  thay bằng một hoàng đế đầu quyền lực như hoàng đế Xê da.

3. Văn hóa cổ đại Hi lạp và Rô ma

-       Đồ sắt và sự tiếp xúc với biển đã  nâng họ lên  trình độ cao hơn về sản xuất  và buôn bán trên biển

-       Cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn trước.

 

a. Lịch và chữ viết

* Lịch

Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.

* Chữ viết

-       Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt  thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.

-       Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C …. ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.

b. Sự ra đời của khoa học

Đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

+         Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..

+         Vật Lý: có Archimède.

+         Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.

c. Văn học:

-       Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me  là I li át và Ô đi xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.

-       Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật. Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin..

d. Nghệ thuật

-       Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài  đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau  khâm phục: người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na  đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô…

-       Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma.(CÁI NÀY HƠI DÀI + KHÔNG CHẮC TỰ LỰA)

5:

*Bảng những thành tựu văn hóa thời cổ đại (phương Đông và phương Tây)

Phương Đông

Phương Tây

Về chữ viết, chữ số

- Tạo ra chữ tượng hình.

- Phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

- Hệ chữ cái a, b, c.

Về các khoa học

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch), biết làm đồng hồ đo thời gian.

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch).

- Đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …

- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...

Về các công trình nghệ thuật

Kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

Đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,..


#Châu's ngốc

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Trà My
Xem chi tiết
Đặng Trà My
24 tháng 12 2019 lúc 20:58

giúp đi mà

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn thị mỹ duyên
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Diễm My
5 tháng 10 2016 lúc 20:24

Phương Đông cổ đại:

1. Tên quốc gia: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

2.Thời gian xuất hiện: cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ V TCN.

3.Địa bàn xã hội: Có 3 tầng lớp:

+ Quý tộc: (vua, quan lại); có nhiều của cải, quyền hạn.

+ Nông dân công xã: có số lượng động đảo nhất, lao chính trong xã hội.

+ Nô  lệ: hầu hạ, phục dịch, xem như con vật.

4. Thuận lợi, khó khăn: - Thuận lợi: thuận lợi cho việc trồng lúa, khoai,.....vì phương Đông cổ đại được hình thành từ các con sông lớn nên đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc sản xuất trong nông nghiệp.

- Khó khăn: không thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp vì không có biển, hải sản.

5. Kinh tế: kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước.

Phương Tây cổ đại:

1. Tên quốc gia: Hy Lạp, Rô-ma, Ban Căng và I-ta-li-a.

2.Thời gian xuất hiện: đầu thiên niên kỉ I TCN.

3. Địa bàn xuất hiện: Có 2 giai cấp:

+ Chủ nô: giàu có, sung sướng, có quyền làm bất cứ những gì dựa vào nô lệ.

+ Nô lệ: lao động chính, bị bóc lột, bị đối xử tàn bạo.

4. Thuận lợi khó khăn: Thuận lợi: thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm, phát triển hải sản về thủ công nghiệp ngoại thương.

- Khó khăn: không thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp vì phương Tây chỉ có biển, đất đai khô cặn, nơi đây chủ yếu hạn hán.

5. Kinh tế: nghành kinh tế chính là thủ công nghiệp ngoại thương, nông nghiệp chỉ thuận lợi trồng cây lâu năm như: nho, ô-liu, cam,.....

Nguyễn Yến Vy
Xem chi tiết
🍧《Akarui♌tsuki》🍨
27 tháng 10 2020 lúc 5:56

Đây là đề thi giữa kì môn lịch sự của bạn phải không

Mình cũng có đề giống vậy nhưng cũng không biết lamg

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Khánh Vân
Xem chi tiết
hoànvipzz
17 tháng 10 2018 lúc 20:00

1,Mở sách lịch sửu ra mà xem bạn ạ

2,Lên mạng mà tra 

3,Mở từ điển

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 1 2017 lúc 9:48

Chọn đáp án B.

Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po vả Phi-líp-pin

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 3 2018 lúc 16:00

Đáp án B

Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po vả Phi-líp-pin

Đỗ Anh Kiệt
Xem chi tiết

Tham khảo:

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/phong-trao-cong-san-cong-nhan-quoc-te/quoc-te-cong-san/quoc-te-i-1864-1876-103

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 19:23

Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...

- Hoạt động hợp tác:

+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.