Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hiếu Minh
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
9 tháng 11 2018 lúc 21:22

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên:

“Thân em như con cá rô thia
Vào trong mắc cạn, ra ngoài mắc câu.”

Hình ảnh con cá rô đang vùng vẫy không lối thoát như chính sự bế tắt, tuyệt vọng của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc cho bản thân, bị rào cản của xã hội, gia đình ngăn cấm, phải tùy vào “ trong nhờ đục chịu”. Hơn thế, ngay trong xã hội xưa,người phụ nữ không tìm thấy tiếng nói chung, sự bất bình đẵng giữa nam giới và nữ giới đã gieo bao khổ đau, bất hạnh. Điều này, không chỉ thể hiện trong câu hát than thân:

“ Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa
Đạo phu thê như đũa nên đôi
Dầu cho lúc đứng khi ngồi
Chồng làm chúa cả, thiếp thời gia nô.”

Số phận, cuộc đời của người phụ nữ là chuỗi ngày bi kịch, đắng cay đến tủi thẹn. Song, vượt lên trên hết người phụ nữ xưa vẫn vẹn toàn đức hạnh, phẩm giá; họ tự hào khẳng định về vẻ đẹp của bản thân. Nét đẹp đáng quý ấy như một đóa sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ của xã hội điêu tàn:

“Thân em như cây quế tiên non
Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây”
Hay:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”

Vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ được khẳng định mạnh mẽ, đó là đữc hạnh, tấm lòng trong trắng, thuần khiết đáng trân trọng! Song, âm điệu của câu ca vang vọng nỗi ngậm ngùi, chua xót về cuộc đời, xã hội với những thế lực đen tối. Không chỉ đừng lại ở các câu ca dao về “ Thân em” mà nỗi lòng về sự bất bình trong xã hội đã cho ra đời những câu ca:

“Thân em như hạt gạo lắc trên sàng
Thân anh như hạt lúa lép giữa đàn gà bươi.”

Sự đề cao vai trò, vị trí của “ thân em” hơn “thân anh” không chỉ là nỗi lòng mà còn là niềm khát khao về cuộc sống bình quyền. Nơi đó, người phụ nữ tìm được tiếng nói, vị thế và hạnh phúc đích thực. Thiên chức người phụ nữ đâu chỉ” lấy nước, sinh con, giữ lửa” mà còn là sự vươn xa hơn, khẳng định tầm vóc của bản thân đã góp phần làm nên cuộc sống tốt đẹp.

Các câu hát than thân, trách phận thường sử dụng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể đầy hàm súc, mang đậm tính dân tộc, thuần Việt. Từ ngữ bình dị, gắn liền với các hình ảnh so sánh gần gũi, giàu ý nghĩa ở nông thôn như chính sự mộc mạc, chân thành của hầu hết các câu ca dao.

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.

Đinh Hiếu Minh
9 tháng 11 2018 lúc 21:23

Sao bạn trả lời nhaanh vậy

Nguyễn Đông Vy
9 tháng 11 2018 lúc 21:25

Trên mạng có nha bn =.=

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 11 2019 lúc 4:25

Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:

a. Phần mở bài 

- Giới thiệu bài ca dao

- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.

b. Thân bài 

- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc.

- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần trôi”.

   + Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi.

   + Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ. Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao.

- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình.

- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ.

- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của câu hỏi tu từ.

c. Kết bài 

Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 9 2017 lúc 9:35

Chọn D

Khoi My Tran
Xem chi tiết
Linh Phương
30 tháng 10 2016 lúc 20:09

1)

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác.

Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ nét và sống động. Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt ở vị trí cuối cùng. Trước đó, trước khi nói đến sự-mênh mông bát ngát của cánh đồng, cô gái đã tự miêu tả và giới thiệu rất cụ thể về chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng của mình. Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng "bên ni" rồi lại đứng "bên tê" để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương.

Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô "đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng..." và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó.

Nếu như ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự "bát ngát mênh mông" của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một "chẽn lúa đòng đòng" và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:

Em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng buổi mai.

Từ "em" ở đầu câu trên có người ghi là "thân em". Trong ca dao truyền thông, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ "em" và "thân em" được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và được coi là đồng nghĩa.Hình ảnh "chẽn lúa đòng đòng" tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh "ngọn nắng" thật độc đáo. Có người cho rằng đã có "ngọn nắng" thì cũng phải có "gốc nắng"và "gốc nắng" chính là mặt trời vậy.Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.

Thảo Phương
30 tháng 10 2016 lúc 21:20

1)

Ca dao dân ca Việt Nam vô cùng phong phú và sâu sắc, đằm thắm và mượt mà biết bao ! Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mật, lưu truyền trong dân gian, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru chứa chan tình yêu thương, ngọt ngào, tha thiết. Có bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê hiền hậu, cần cù hay lam hay làm đáng yêu. Cánh cò "bay lả bay la", đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Có tiếng “nghé ọ" và con trâu hiển lành gặm cỏ trên đồng xanh, có cô thôn nữ tát nước “múc ánh trăng vàng đổ đi”,… Tất cả như đem đến cho lòng người gần xa bao niềm thương nỗi nhớ…

Đọc ca dao dân ca, sao mà ta thấy thích thú lạ về câu hát nói về cánh đồng lúa quê hương và hình ảnh cô thôn nữ đứng giữa đồng quê một sớm mai hồng rạng rỡ:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngắt mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

1. Ca dao thường được diễn đạt bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài này, nhà thơ dân gian đã sử dụng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.

Cô thôn nữ không vịnh cảnh đề thơ, mà chỉ nói lên những ý nghĩ, cảm xúc hồn nhiên, tự nhiên của lòng mình khi vác cuốc ra thăm đồng sung sướng ngắm nhìn cánh đổng thân thuộc, thẳng cánh cò bay của làng mình:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông”.

“Ngó” gần nghĩa với nhìn, trông, ngắm… Từ “ngó” trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn, một cách quan sát kĩ càng, một lối nói dân dã mộc mạc, bình dị mà đậm đà. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rói lai “đứng bên tê đồng ngó bên nỉ đồng", dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” của cánh đồng quê hương. Hai chữ “bên nì” và “bên tê” vốn là ngôn ngữ miền Trung (tiếng địa phương Nghệ Tĩnh) dùng để trỏ vị trí bên này, bên kia, được đưa vào bài ca dao gợi lên tính chất mộc mạc, chất phác của một tình quê hồn hậu. Nghệ thuật đảo từ ngữ “mênh mông, bát ngát” rồi lại “bát ngát mênh mồng" thể hiện một bút pháp điêu luyện trong việc miêu tả cánh đồng làng quê cộng bao la bát ngát một màu xanh, xa trông hút tầm mắt chẳng thấy đâu là bến bờ. Có yêu quê hương tha thiết, mới có cái nhìn đẹp, cách nói say mê đậm đà thế !

Hai câu đầu bài ca dao được cấu trúc đăng dối song hành, làm hiện lên trước mắt chúng ta một cảnh đẹp: cánh đồng bao la, trù phú của quê nhà, rất thân thuộc với mỗi con người Việt Nam chúng ta như nhà thơ Hoàng Cầm đã viết:

“Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc “(.. )

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng”…
(“Bên kia sông Đuống”)

 

Bằng tấm lòng yêu mến tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất thương yêu thân thiết mà từ bao đời nay tổ tiên ông bà con cháu, từ thế hệ này qua thế hộ khác đã đem mồ hối, xương máu để bói đắp và gìn giữ, nên nha thớ dàn gian mới có thể viết dược những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình, làm xao xuyến lòng ta như vậy !

2. Hai câu cuối là hình ảnh cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng. Cô không ví mình với “hạt mưa sa”, với “tấm lụa đào” như có người con gái đã nói về thân phận mình. Trái lại, cô đã lấy “chẽn lúa đòng đòng” để sọ sánh với cuộc đời đẹp tươi, nhiều mơ ước của mình. “Chện lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. Hình ảnh “chẽn lúa đòng đồng” thể hiện sự phát triển trưởng thành sinh sôi nảy nở, hứa hẹn một mùa vàng bội thu sây hạt trĩu bông. Có lúa thì con gái rồi mới có “chẽn lúa đòng đòng”. Câu ca dao ““thân em như chẽn lúa đòng đòng" gợi tả một vẻ đẹp xinh tươi duyên dáng, một sức lực căng tràn. Đây là một hình ảnh khỏe khoắn, trẻ trung và hồn nhiên yêu đời của cô thôn nữ được nói đến trong tiếng hát lời ca sau bờ dâu ruộng lúa.

Trên cái nền xanh của cánh đồng, trong hương thơm ngào ngạt của lúa đòng đòng, dưới ánh hồng bình minh rực rỡ, trong làn gió mát rượi, ta thấy hiện lên bức chân dung cô thôn nữ thật đáng yêu vô cùng:

“Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

“Phất phơ” nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn… Chẽn lúa đòng đòng “phất phơ” bay nhẹ trước làn gió trên đồng nội vào một buổi sớm mai hồng thơ mộng. Thiếu nữ hân hoan sung sướng thấy hồn mình phơi phới hướng về một ngày mai hạnh phúc như “chẽn lúa đòng đồng’“ đang “phất phơ” dưới ánh bình minh. Tại sao nhà thơ đồng quê lại dùng hình ảnh “ngọn nắng” ? Có thể dùng hình ảnh làn nắng, tia nắng thì ý câu cao dao vẫn đúng. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn. Vì đó là tia nắng, làn nắng đầu tiên của một ngày đẹp trời, ánh hồng ban mai đang tụ hội và rập rờn trên ngọn lúa xanh.

Trong bài thơ “Mùa xuân chín” thi sĩ Hàn Mặc Tử viết:

“Trong làn nắng ừng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Và nhà thơ Đoàn Văn Cừ trong bài “Chợ tết” cũng đã viết:
“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa”

Qua đó, ta càng thấy rõ tính chính xác, tính hình tượng, tính biểu cảm là những đặc trưng cơ bản nhất tạo nên giá trị nghệ thuật của ngôn từ thơ ca.
Bài ca dao ‘’Đứng bên ni đồng…" là một bài ca dao trữ tình đặc sắc đã ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước qua hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát mênh mông ví vẻ đẹp duyên dáng, tươi trẻ, cần mẫn và yêu đời của nàng thiếu nữ làng quê Việt Nam.

Bài ca dao được sáng tạo nên bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Cách dùng từ chính xác, gợi cảm. Biện pháp tu từ so sánh, phép song hành đối xứng, cách đảo từ ngữ và sử dụng tiếng địa phương đã làm cho ý tưởng, lời ca đậm đà, ý vị. Có thể coi nó là một “viên ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam.

Học bài ca dao này, ta thấy tâm hồn mình thêm gắn bó, yêu thương quê hương đất nước, biết quý trọng và biết ơn những người nông dân vất vả dãi nắng dầm mưa để làm nôn những bát cơm đầy dẻo thơm

Nguyễn Thanh Tùng
Xem chi tiết
Nhân Mã
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
29 tháng 10 2016 lúc 18:25

Câu ca dao này là nói lên được người con gái có cuộc sống rất là lận đận ko được hạnh phúc. và đang ở trong thời kì phong kiến. Số phận và c/s của người phụ nữ luôn là do người đàn ông quyết định, người phụ nữ ko thể tự quyết định số phận của mình

Bình Trần Thị
29 tháng 10 2016 lúc 18:34
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa. 
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 19:05

Thứ hai, 06 Tháng 12 2010 04:44

ĐỀ: Thân phận của người phụ nữ qua các bài ca dao mở đầu bằng “Thân em”.

Nguyễn Thị Thùy Trang - Lớp 10A3.

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên

LÊ NGUYÊN HỒNG
Xem chi tiết
CÁC CHÚ THẤY ANH CÓ CHẤT...
Xem chi tiết
M. ichibi
4 tháng 10 2019 lúc 20:00

giúp mik lên 100 sud với

tên kênh là M.ichibi

cụm từ " thân em " dùng phố biến trong ca dao ,  gợi lên thân phận nhỏ bé bị phụ thuộc của phụ nữ trong xã hội phong kiến

  Ai nói : ''thân em''? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai..., tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu : đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân thận cuộc đời mình...

 Nếu hiểu theo cách thứ nhất - lời chàng trai - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao tỏ tình, ví ghẹo : Thí dụ :

                                                          Hỡi cô tát nước bên đàng

                                                     Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Hoặc:

                                                        Ai đi đâu đấy hỡi ai

                                                    Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm

Mở đầu các bài ca này thường là tiếng gọi, rồi tiếp sau là một câu hỏi ỡm ờ, đưa duyên. Hoặc nếu không thì cũng là những lời ca ngợi khéo léo để làm đẹp lòng người mình đang hướng tới. Thí dụ :

                                                      Trúc xinh trúc mọc đầu đình

                                                  Em xinh, em đứng một mình cũng xinh

Nếu hiểu theo cách hai - lời cô gái - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao mượn cảnh ngụ tình, trước thiên nhiên và cuộc sống, con người giãi bày tâm sự. Thí dụ :

                                                   Một ngày hai buổi cơm đèn

                                              Còn gì má phấn răng đen, hỡi chàng

Hoặc:

                                                  Thân em như cái cột đường

                                             Anh như xe tải mất phương đâm vào...

05. Tiến Dũng 12C3
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
17 tháng 11 2021 lúc 13:05

A

Đại Tiểu Thư
17 tháng 11 2021 lúc 13:05
Đỗ Huy Hoàng
17 tháng 11 2021 lúc 13:06

A