Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhân Mã

cảm nhận câu ca dao ''Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu''

 

Phương Anh (NTMH)
29 tháng 10 2016 lúc 18:25

Câu ca dao này là nói lên được người con gái có cuộc sống rất là lận đận ko được hạnh phúc. và đang ở trong thời kì phong kiến. Số phận và c/s của người phụ nữ luôn là do người đàn ông quyết định, người phụ nữ ko thể tự quyết định số phận của mình

Bình Trần Thị
29 tháng 10 2016 lúc 18:34
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa. 
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 19:05

Thứ hai, 06 Tháng 12 2010 04:44

ĐỀ: Thân phận của người phụ nữ qua các bài ca dao mở đầu bằng “Thân em”.

Nguyễn Thị Thùy Trang - Lớp 10A3.

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên

Thảo Phương
30 tháng 10 2016 lúc 11:28

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, các câu ca dao chiếm một vị trí đáng kể. Nội dung của các bài ca dao thường ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu nam nữ… Bên cạnh đó có rất nhiều bài ca dao than thân, trách phận, nhất là thân phận của người mẹ, người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Sự ra đời của những câu hát than thân xuất phát từ thực tế cuộc sống, quan niệm, tư tưởng trong xã hội phong kiến.

Có thể nêu ra một số nguyên nhân như sau:

– Sự áp bức bóc lột của những người có thể lực đối với người dân. Dân chúng là những người có địa vị thấp kém nên không đủ sức phản kháng lại và chỉ biết tỏ thái độ bằng những câu hát than thân trách phận.

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

– Những vất vả trong cuộc sống lao động, những bất hạnh mà người lao động chịu đựng được thể hiện qua những lời than vãn. Đó là nguồn gốc của những câu hát than thân.

– Chiếm đa số trong những câu hát than thân là những câu hát nói về người con gái, người phụ nữ. Xã hội phong kiến là xã hội trọng nam, khinh nữ. Chính vì vậy người phụ nữ bị xã hội xem thường, đôi lúc bị khinh bỉ, nhât nam viết hữu, thập nữ viết vô là quan niệm trong thời kì này. Người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình mà phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Chính quan niệm này đã giết chết bao cuộc đời, bao cuộc tình của người con gái. Khi người con gái rơi vào tình trạng như thế, họ chỉ còn biết than cho thân phận nữ nhi của mình. Và từ đó, những câu hát về thân phận của họ ra đời.

Bài ca dao:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

chỉ có hai câu, nói lên thân phận của người con gái trong xã hội phong kiến. Đây là bài ca dao trong số nhiều bài ca dao nói về thân phận của người con gái. Hai từ thân em trong câu ca dao cho thấy một số phận hẩm hiu, trôi nổi. Hai từ thân em đi liền với từ trái bần trôi càng cho thấy sự trôi nổi đó. Trong bài ca dao, cô gái tự ví thân mình như trái bần trôi. Một hình ảnh so sánh khá cụ thể và nhiều ấn tượng. Cây bần sống ở bờ các sông rạch, trái bần khi chín rụng xuống dòng nước của các sông rạch và dập dồi theo dòng nước không biết trôi dạt hoặc tấp vào bến nào. Người con gái trong xã hội cũ cùng như thế, thân phận của họ trôi nổi theo sự sắp đặt của cha mẹ. Trái bần trong bài ca dao nếu tấp vào một bến đục cũng không ảnh hưởng gì nhưng nếu người con gái rơi vào cảnh bất hạnh thì thật đau xót. Chính điều này làm cho cô gái thấy lo lắng cho cuộc đời của mình trong tương lai. Có rất nhiều bài ca dao thể hiện nỗi niếm lo lắng đó:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Lời cô gái trong bài ca dao trên cũng như nhiều bài ca dao khác cũng chính là những lời phản kháng, .đòi quyền bình đẳng của những cô gái trong xã hội phong kiến.

Thảo Phương
30 tháng 10 2016 lúc 11:28

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, các câu ca dao chiếm một vị trí đáng kể. Nội dung của các bài ca dao thường ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu nam nữ… Bên cạnh đó có rất nhiều bài ca dao than thân, trách phận, nhất là thân phận của người mẹ, người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Sự ra đời của những câu hát than thân xuất phát từ thực tế cuộc sống, quan niệm, tư tưởng trong xã hội phong kiến.

Có thể nêu ra một số nguyên nhân như sau:

– Sự áp bức bóc lột của những người có thể lực đối với người dân. Dân chúng là những người có địa vị thấp kém nên không đủ sức phản kháng lại và chỉ biết tỏ thái độ bằng những câu hát than thân trách phận.

phu-nu-xua

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

– Những vất vả trong cuộc sống lao động, những bất hạnh mà người lao động chịu đựng được thể hiện qua những lời than vãn. Đó là nguồn gốc của những câu hát than thân.

– Chiếm đa số trong những câu hát than thân là những câu hát nói về người con gái, người phụ nữ. Xã hội phong kiến là xã hội trọng nam, khinh nữ. Chính vì vậy người phụ nữ bị xã hội xem thường, đôi lúc bị khinh bỉ, nhât nam viết hữu, thập nữ viết vô là quan niệm trong thời kì này. Người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình mà phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Chính quan niệm này đã giết chết bao cuộc đời, bao cuộc tình của người con gái. Khi người con gái rơi vào tình trạng như thế, họ chỉ còn biết than cho thân phận nữ nhi của mình. Và từ đó, những câu hát về thân phận của họ ra đời.

Bài ca dao:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

chỉ có hai câu, nói lên thân phận của người con gái trong xã hội phong kiến. Đây là bài ca dao trong số nhiều bài ca dao nói về thân phận của người con gái. Hai từ thân em trong câu ca dao cho thấy một số phận hẩm hiu, trôi nổi. Hai từ thân em đi liền với từ trái bần trôi càng cho thấy sự trôi nổi đó. Trong bài ca dao, cô gái tự ví thân mình như trái bần trôi. Một hình ảnh so sánh khá cụ thể và nhiều ấn tượng. Cây bần sống ở bờ các sông rạch, trái bần khi chín rụng xuống dòng nước của các sông rạch và dập dồi theo dòng nước không biết trôi dạt hoặc tấp vào bến nào. Người con gái trong xã hội cũ cùng như thế, thân phận của họ trôi nổi theo sự sắp đặt của cha mẹ. Trái bần trong bài ca dao nếu tấp vào một bến đục cũng không ảnh hưởng gì nhưng nếu người con gái rơi vào cảnh bất hạnh thì thật đau xót. Chính điều này làm cho cô gái thấy lo lắng cho cuộc đời của mình trong tương lai. Có rất nhiều bài ca dao thể hiện nỗi niếm lo lắng đó:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Lời cô gái trong bài ca dao trên cũng như nhiều bài ca dao khác cũng chính là những lời phản kháng, .đòi quyền bình đẳng của những cô gái trong xã hội phong kiến.

Cao Khac Toan
22 tháng 9 2017 lúc 7:41

Về hình thức, luồi đầu, viết hoa chữ cái đầu. kết thúc bằng dấu chấm. đoạn văn trình bài rõ ràng hợp lý dể hiểu. Thân em ý chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến làm vất vả , so sánh với trái bần. Gió dận sóng dồi biết tấp vào đâu thể hiện sự chìm nỗi , chênh lênh của nười phụ nữ ngày xưa. bài ca dao miêu tả từng nét từng nét thật súc động, thương sót cho người phụ nữ thời đó . Vào thời phong kiến, họ thường trọng nam khinh nữ, người phụ nữ phải làm theo lời của đàn ông, họ hoàng toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh của gia đình , bản thân, không quyết định được cuộc sống của mình. lời của cô gái ý nói lên sự công bằng trong xax hội phong kiến.ok


Các câu hỏi tương tự
trần duy
Xem chi tiết
Ngọcc Ngọcc
Xem chi tiết
Đào Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
Đăng Trần
Xem chi tiết
Nhung Tăng
Xem chi tiết
Nhân Mã
Xem chi tiết
Hạo LÊ
Xem chi tiết
gtrutykyu
Xem chi tiết
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết