Những câu hỏi liên quan
Nhungg Chau
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:41

- Lời nói của dân làng: 

+ “không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa",  “không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?”

=> Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo tôi tớ của Mtao Mxây đều tâm phục và muốn đi theo Đăm Săn - vị tù trưởng mạnh hơn. 

- Hành động của dân làng:

+ Tôi tớ của Mtao Mxây: Đoàn người đông như bầy cà tong, mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

=> Niềm vui, phấn khởi khi tìm được người tù trưởng đủ tài đức.

+ Tôi tớ của Đăm Săn: “… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế!”

 => Vui mừng khi tù trưởng chiến thắng trở về, buôn làng được mở mang thêm, ngày càng đông vui và giàu mạnh.

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:50

     Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của người dân cả hai buôn làng. Điều này nêu lên một số đặc điểm lớn của sử thi và tư tưởng của nhân dân như:

+ Sau khi Mtao Mxây – tù trưởng kém cỏi hơn thua trận, tôi tớ ở làng không hề lo sợ mà phấn khởi, vui mừng và ngay lập tức theo Đăm Săn – tù trưởng tài giỏi hơn về buôn làng mới.

⇒ Điều này thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: Cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.

+ Sự ủng hộ của cả hai phía dân làng cũng thể hiện tư tưởng của dân gian về tầm vóc lịch sử của người anh hùng: mong muốn có được người lãnh đạo tài giỏi, ngợi ca công lao của người anh hùng đã có công thống nhất các buôn làng.

     Đoạn trích gồm hai phần: một phần kể về cuộc chiến đấu giữa hai tù trưởng, một phần miêu tả lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn.

     Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, phần cuối tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đam Săn. Cuộc chiến dừng lại khi Mtao Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên.

     Điều này cho ta thấy sự đồng tình, ủng hộ của tác giả sử thi đối với người anh hùng Đăm Săn. Cuộc chiến mà người anh hùng sử thi Đăm Săn thực hiện không phải là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà nó là cuộc chiến vì sự thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng tộc người. Do vậy, tầm vóc của người anh hùng Đăm Săn trở thành trung tâm miêu tả, ca ngợi của toàn bộ thiên sử thi.

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 6 2018 lúc 3:18

- Câu nói của dân làng:

    + “không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”

    + “không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?”

⇒ Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo tôi tớ của Mtao Mxây đều tâm phục và muốn đi theo Đăm Săn - vị tù trưởng mạnh hơn.

Điều này thể hiện mơ ước có được một người tù trưởng dũng cảm, tài ba, có khả năng lãnh đạo tốt của nhân dân.

- Hàng động của dân làng:

    + Tôi tớ của Mtao Mxây: Đoàn người đông như bầy cà tong, mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. ⇒ Niềm vui, phấn khởi khi tìm được người tù trưởng đủ tài đức.

    + Tôi tớ của Đăm Săn: “… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế!” ⇒ Vui mừng khi tù trưởng chiến thắng trở về, buôn làng được mở mang thêm, ngày càng đông vui và giàu mạnh.

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây không phải là một cuộc chiến tranh phi nghĩa với mục đích xâm lược, tàn sát hay cướp bóc của cải. Cuộc chiến này quyết định sự thắng thua của hai tù trưởng, và mang tính chất thống nhất cộng đồng. Vì vậy, khi Đăm Săn – một tù trưởng mạnh hơn giành chiến thắng, tôi tớ của cả hai buôn làng đều vui mừng, phấn khởi.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 2 2018 lúc 8:55

a, Đáp án A

Tuyên bố giao tranh với quỷ Ra-va-na để cứu Xi-ta vì danh dự của chàng bị xúc phạm (Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng của ta)

b, Đáp án C

Để giữ danh dự của dòng tộc cao quý, Ra-ma chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân (Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản vì mụ ta là vật để yêu thương)

   + Chàng cũng không chịu được khi nghĩ tới việc Xi-ta “bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, từ ghen tuông thành ngờ vực

c, Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma chứng tỏ tâm trạng của chàng:

   + Ra- ma thẳng thắn, dứt khoát trong lời nói của bản thân

Bình luận (0)
Shadow gaming tv
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 8 2021 lúc 17:36

Em tham khảo:

Nhân hóa: tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước…

 Tác dụng: 
+ Gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tạo tính nhạc cho đoạn văn.
+ Nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quý của tre. Qua cây tre, ngợi ca, tự hào về con người Việt Nam anh hùng trong lao động và chiến đấu.

Bình luận (0)
Khoa
Xem chi tiết
Khoa
4 tháng 1 2022 lúc 13:22

Có ai ko giúp mình với

 

Bình luận (0)
Uyên  Thy
4 tháng 1 2022 lúc 13:23

 Câu 1. Đoạn văn trích trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”. Tác giả: Thép Mới.

Câu 3. Phép tu từ: Nhân hóa (Tre xung phong, giữ làng, giữ nước, hi sinh..)

- Tác dụng: Nhờ có phép nhân hóa mà hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người.

Bình luận (1)
Uyên  Thy
4 tháng 1 2022 lúc 13:28

Câu 2. Nôi dung chính: Đoạn văn nói về vai trò, tác dụng của cây tre trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Bình luận (0)
Xem chi tiết

Bài làm

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần) 
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

# Chúc bạn học tốt #

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 7 2019 lúc 4:47

Từ giống nhau ở đoạn văn là từ “tre”, “giữ”, “anh hùng”

Bình luận (0)