Viết đoạn văn (6 -8 câu)nói về cách ứng xử lễ phép
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu )nói về bài học mà em đã rút ra về cách ứng xử trong cuộc sống qua văn bản Tuổi Thơ tôi
Người lớn,nhất là cha mẹ luôn yêu thương,quan tâm ta.Em hãy viết đoạn văn 100 đến 150 chữ trình bày lợi ích của cách ứng xử lễ phép với người lớn
Để thể hiện sự lễ phép với người lớn, ta cần tuân thủ các quy tắc cơ bản nhưng rất quan trọng. Đầu tiên, đó là sự tôn trọng và lịch sự. Chúng ta cần phải nói lời cảm ơn khi được người lớn giúp đỡ, hỏi thăm sức khỏe khi họ bị ốm, và dành thời gian chia sẻ với họ. Thứ hai, ta cần phải lắng nghe và đối xử tốt. Chúng ta không nên ngắt lời người lớn đang nói hoặc điện thoại trong khi người lớn đang nói chuyện với ta. Thay vào đó, hãy lắng nghe và chia sẻ ý kiến một cách trung thực và khôn ngoan. Cuối cùng, ta cần phải giữ sự tôn trọng và sự biết ơn cho người lớn bằng cách cư xử đúng mực. Chúng ta nên dành thời gian chúc mừng sinh nhật, tết và các dịp lễ hội khác của người lớn, và đặc biệt là cố gắng học hỏi từ những lời khuyên và kinh nghiệm của họ. Những việc đơn giản như vậy sẽ giúp ta thành người lễ phép và biết cách trân trọng người lớn
Từ bài thơ Tôi yêu em, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu.
Từ bài thơ Tôi yêu em, em đã hiểu ra rằng một tình yêu cao đẹp là khi cả hai dành cho nhau những tình cảm đẹp nhất, tôn trọng lẫn nhau và cùng vun đắp cho tình yêu chung. Tình yêu xuất phát từ tâm hồn, tình cảm yêu mến. Thổ lộ tình yêu phải có chừng mực, thể hiện tình yêu trong sáng, tốt đẹp. Đỉnh cao của tình yêu là sự vị tha. Có thể có lỗi lầm, sai phạm, ta nên biết tha thứ, làm hòa để tình yêu ấy được vững bền, gắn bó. Tình yêu không phải sự ép buộc mà tình yêu là sự tự nguyện giữa hai tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Có thể sẽ đến lúc nào đó giữa hai tâm hồn không còn điểm chung, ta nên chọn cách rời bỏ, buông tay chứ không nên trở thành thù địch, đối lập với nhau. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu.
viết đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nói cách ứng xử của em khi bị bạn bè trêu đùa quá mức
Từ bài học của Dế Mèn , em hãy viết một đoạn văn từ 6-8 câu nêu suy nghĩ của mình về tình cảm bạn bè và cách ứng xử trong cuộc sống.
Qua tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" cho chúng ta thấy được không nên kêu ngạo, kiêu căng, hống hách và những cử chỉ khờ dại, những việc làm thiếu suy nghĩa sẽ gây hậu quả cho người khác. Tình bạn của Dế Mèn và Dế Choắt là 1 tình bạn đẹp nhưng có phần ngông cuồng của Dế Mèn. Muốn chứng tỏ mình oai vệ , ghê gớm. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị theo dõi từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le , sinh động và hấp dẫn . Nhưng lí thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà văn Tô Hoài đã giúp chúng ta được từ mấy cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật đáng yêu.
viết đoạn văn 6-8 câu nói về sự khác biệt của em (đoạn văn có 1 cụm danh từ,1 phép tu từ)
Viết 1 đoạn văn ngắn nói về cách ứng xử của em khi bị bạn bè trêu đùa quá mức
Theo chia sẻ của bạn thì có hai vấn đề chúng ta cần lưu ý, đó là: bé nhút nhát và hay bị bạn bè trêu chọc. Hai vấn đề này phần nào có mối liên quan đến nhau, bởi vậy bạn cần giải quyết song song cả hai mới có thể cải thiện tình hình. Bạn có thể tham khảo một vài giải pháp gợi ý sau:
- Bé nhút nhát, chưa chơi hòa đồng với các bạn cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến bé bị bạn bè trêu chọc. Cha mẹ nên chú ý giúp con khắc phục tính cách này. Hãy khuyến khích con tích cực trong các hoạt động tập thể, tham gia các lớp ngoại khóa, lớp kỹ năng sống, chơi vui vẻ hòa đồng để các bạn yêu quý. Cha mẹ cũng có thể trao đổi với giáo viên ở lớp và tạo điều kiện cũng như các tình huống để giúp trẻ phát triển tính tự tin. Ví dụ, khi cha mẹ biết chắc chắn con đã làm bài tập rất tốt ở nhà rồi, hãy trao đổi với giáo viên để thúc đẩy trẻ lên trên lớp trình bày, với kết quả như thế nào thì giáo viên cũng đưa ra những nhận xét tích cực để giúp trẻ dần hình thành tính tự tin hơn trước đám đông.
- Cha mẹ cần trò chuyện, lắng nghe con tâm sự, động viên con vượt qua nỗi buồn khi bị trêu chọc. Cha mẹ có thể chỉ ra những ưu điểm của con để con tự tin hơn vào bản thân và phát huy thế mạnh của mình, đồng thời hãy luôn có những nhận xét tích cực về các hành vi tốt của con.
- Phân tích cho trẻ hiểu đánh nhau thực sự là điều không tốt và không thể giải quyết được vấn đề. Có rất nhiều cách khác mà con có thể ứng xử khi bị trêu chọc như: phớt lờ sự trêu chọc; nhìn thẳng và nói với bạn trêu chọc một cách cương quyết “Tớ không thích bạn làm như vậy!”; nhờ sự giúp đỡ của thầy cô...
- Tuy nhiên, khi tìm hiểu nguyên nhân con bị trêu chọc, nếu thấy đó là do những thói quen không tốt của con như: cắn móng tay, ngoáy mũi, chưa gọn gàng... thì bạn cần tập trung giúp con loại bỏ ngay thói quen xấu để hoàn thiện mình hơn.
- Bên cạnh đó, nếu như mức độ của việc bạn bè trêu chọc đi quá giới hạn thì gia đình cần liên hệ ngay với giáo viên để có biện pháp giải quyết kịp thời, tránh để kéo dài dẫn đến tình trạng con chán đi học, sợ trường lớp, khủng hoảng tinh thần...
︵✰ŦO꙰rᎬv̤̈єŕ๑A͙ʟ0ɲéȸ
Forever Alone
Những lời trêu đùa và châm chọc vốn chỉ để cho vui có thể dễ dàng biến thành hành vi bắt nạt mà bạn hoàn toàn không đáng phải chịu đựng. Bài viết này sẽ liệt kê một số chiến thuật hữu hiệu để phản ứng với những câu chọc ghẹo không ai muốn nghe, bắt đầu từ lời khuyên làm thế nào để phản ứng bình tĩnh và hiệu quả trong tình huống đó. Mặc dù bạn không thể kiểm soát được người đang bắt nạt mình, nhưng phản ứng của bạn có thể ngăn chặn được hành vi trêu chọc hoặc lăng mạ của họ.
Phương pháp1
Hít một hơi sâu và bình tĩnh
1
Đảm bảo rằng bạn có thể phản ứng với kẻ bắt nạt một cách bình tĩnh và rõ ràng. Thay vì để cho cảm xúc tức thời điều khiển mình, bạn hãy ngừng lại một chút và hít thở sâu để trấn tĩnh. Hãy giữ thái độ bình thản và tỉnh táo để có thể diễn đạt chính xác những điều muốn nói theo cách mà bạn mong muốn.[1]Nếu bạn cảm thấy bực bội hoặc tức giận thì cũng không có gì sai – bạn hoàn toàn có quyền tức giận khi bị bắt nạt. Đừng nghĩ rằng bạn phải phớt lờ hoặc gạt đi cảm xúc đó, nhưng hãy kìm chế trong lúc này để bạn có thể phản ứng một cách hiệu quả.Phương pháp2
Đừng lăng mạ lại người đó
1
Tránh đáp lại bằng phản ứng tức giận mà kẻ bắt nạt đang mong muốn. Nếu bạn nổi đoá lên và thoá mạ lại người đó thì chẳng khác nào đổ dầu vào lửa. Đừng giận quá mất khôn để họ được dịp khoái trá vì đã chọc tức được bạn. Thay vì bị cuốn vào cuộc khẩu chiến ăn miếng trả miếng, bạn hãy hành xử một cách tích cực để ngăn chặn hành vi bắt nạt tái diễn.[2]Nếu bạn cũng trả đũa bằng những lời lẽ lăng mạ, họ sẽ quay lại lăng mạ bạn, và sự việc cứ thế càng lúc càng leo thang.Phương pháp3
Bỏ đi hoặc tránh mặt kẻ bắt nạt
1
Càng ít ở gần kẻ bắt nạt càng tốt. Hãy tránh ở gần họ để đỡ phải nghe những lời xúc phạm và chọc ghẹo. Tuy không phải lúc nào cũng làm được, nhưng bạn có thể nghĩ cách giảm thời gian gặp mặt kẻ bắt nạt, thậm chí hoàn toàn tránh tiếp xúc với họ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải hy sinh các thú tiêu khiển, các mục tiêu hoặc niềm vui của mình chỉ để tránh mặt họ. Trong trường hợp này, bạn cần có phản ứng thẳng thắn với họ.[3]Nếu đó là lời xúc phạm vô tình của ai đó không có ý đồ xấu, có lẽ tốt nhất là bạn nên cho qua. Tuy nhiên, nếu bạn thấy có một kiểu thức nào đó trong những lời xúc phạm của họ thì việc phớt lờ có lẽ sẽ không có tác dụng.Nếu thường bị chòng ghẹo trên đường từ trường về nhà, bạn có thể chọn một con đường khác nhưng vẫn thuận tiện để tránh kẻ bắt nạt.Nếu bạn bị chế giễu hoặc xúc phạm trên mạng, hãy cân nhắc xoá kẻ bắt nạt khỏi mạng xã hội của bạn hoặc hạn chế thời gian sử dụng một số nền tảng nhất định.Phương pháp4
Dùng sự hài hước để đáp lại những lời trêu ghẹo
1
Thử đáp lại bằng một câu dí dỏm nếu người đó không có ác ý. Sự hài hước có thể xua tan bầu không khí căng thẳng, tước vũ khí của kẻ gây hấn, thậm chí vô hiệu hoá lời trêu chọc của họ. Hãy thử pha trò khi có ai đó chọc ghẹo bạn để cho vui chứ không có ý xấu. Tuy vậy, bạn cũng không cần phải tham gia vào trò đùa của họ - nếu hài hước không phải là phong cách của bạn thì đừng cố.[4]Nếu một anh bạn đồng nghiệp chế nhạo tấm áp phích bạn đem đến hội nghị, hãy thử nói “Anh nói đúng. Tấm áp phích này xấu thật. Lẽ ra tôi đừng giao cho thằng bé 5 tuổi nhà tôi làm mới phải”.Một lựa chọn khác là tỏ ra ngạc nhiên và hùa theo câu đùa của người đó. Ví dụ, bạn có thể nói “Ờ nhỉ, anh nói đúng! Cảm ơn anh đã soi đường chỉ lối!”Phương pháp5
Phản đối hành vi bắt nạt của họ
1
Nói thẳng với họ nếu sự hài hước hoặc phớt lờ không giải quyết được vấn đề. Sử dụng giọng điệu cương quyết nhưng điềm tĩnh. Thể hiện rõ rằng bạn không hài lòng – hãy nghiêm túc, không đùa cợt, không nổi giận, cũng không sợ hãi, phục tùng hoặc phân trần. Diễn đạt bằng ngôn từ thẳng thắn cho họ biết vì sao bạn không chấp nhận những trò đùa, những lời xúc phạm và hành vi bắt nạt của họ.[5]Nếu một bạn học cùng lớp chế giễu đôi giày của bạn, hãy nói: “Tôi rất bực khi bạn chế nhạo tôi trước các bạn khác. Bạn làm ơn thôi đi.”Nếu các đồng nghiệp của bạn cứ hỏi vặn bạn bằng giọng điệu cợt nhả, bạn có thể nói: “Cái kiểu trêu chọc của các anh như vậy thực chất là quấy rối tình dục. Nếu chuyện này còn lặp lại nữa thì tôi sẽ báo cho người quản lý.”Phương pháp6
Đừng đổ lỗi cho bản thân
1
Hành vi trêu chọc và bắt nạt là lỗi ở người kia, không phải ở bạn. Những người hay châm chọc và lăng mạ người khác là những người thiếu tự tin và bất an. Hành vi bắt nạt của họ thường bắt nguồn từ nỗi sợ hãi, yêu bản thân thái quá và nhu cầu kiểm soát tình huống. Hành động chĩa mũi dùi vào những người khác khiến họ có cảm giác quyền lực hơn. Nếu như bạn trở thành mục tiêu của họ thì đó không phải lỗi của bạn. Những gì họ nói vẫn sẽ khiến bạn tổn thương, nhưng hãy tự nhắc mình rằng bạn hoàn toàn không đáng bị như vậy.[6]Hiểu rằng đây là vấn đề của họ, không phải của bạn. Như vậy, bạn có thể lấy lại sự tự tin trong tình huống đó.[7]Phương pháp7
Xem xét động cơ của người đó
1
Bạn sẽ biết nên phản ứng như thế nào nếu biết vì sao người kia nhắm vào mình. Họ có thể nhạo báng bạn để cố huyễn hoặc bản thân rằng họ hay ho hơn bạn, do họ ghen tỵ với bạn, hoặc do họ không hiểu rõ bạn hoặc hoàn cảnh của bạn. Hãy tự hỏi mình rằng liệu họ có cố tình làm tổn thương bạn hay chỉ đang cố gắng pha trò nhưng lại quá vụng về. Ngoài ra, hãy suy đoán xem họ có thể phản ứng như thế nào với các kiểu phản ứng của bạn.[8]Ví dụ, một đồng nghiệp luôn chê bai cách ăn mặc của bạn có thể là vì cô ấy cảm thấy bạn được sếp đánh giá cao hơn so với thực lực của bạn.Một ví dụ khác, người kia có thể châm chọc bạn vì họ không hiểu rằng bạn có khiếm khuyết nên không thể tham gia hoạt động nào đó cho đến cùng.Cũng có thể một người họ hàng hoặc bạn thân của bạn trêu ghẹo về một thói tật nào đó của bạn mà họ thấy ngộ nghĩnh, nhưng tiếc là họ lại không nhận ra rằng bạn không thấy vui chút nào.Phương pháp8
Lên kế hoạch phản ứng trước những trò chọc ghẹo lặp đi lặp lại
1
Tập luyện trước để bạn có thể phản ứng một cách hiệu quả. Nếu bạn phải ở gần một người lúc nào cũng chăm chăm xúc phạm hoặc trêu chọc bạn, hãy chuẩn bị các cách xử lý tình huống. Một kế hoạch với những cách phản ứng phù hợp được chuẩn bị và tập luyện kỹ càng sẽ rất hữu ích.[9]Tập luyện trước với một người bạn thân hoặc người trong gia đình. Ví dụ, hãy bảo bạn thân của bạn nói “Phương Anh, kiểu tóc của bạn xấu quá đi.” Bạn có thể đáp lại “Cảm ơn góp ý của bạn, nhưng bạn nghĩ gì thì nghĩ, quan trọng là mình thích nó.”Nếu sếp của bạn thường chế giễu bạn bằng những lời lẽ xem thường, hãy lập một kế hoạch. Bạn có thể thực hành trước với một người bạn bằng những câu như: “Anh B, anh giễu cợt cách nói chuyện của em như vậy là gây tổn hại và thiếu chuyên nghiệp. Anh làm ơn đừng như vậy nữa, nếu không thì em sẽ lên báo với phòng nhân sự.”Phương pháp9
Nói chuyện với người đó
1
Nói chuyện với người hay bắt nạt bạn nếu họ sẵn sàng. Ví dụ, nếu một người bạn hoặc người trong gia đình thường hay châm chọc bạn, có lẽ đã đến lúc bạn phải nói chuyện với bạn về chuyện này. Hãy nói rõ rằng hành động của họ khiến bạn cảm thấy thế nào và việc đó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn ra sao. Hãy chú ý nghe họ nói và hai bên tìm cách giải quyết vấn đề.[10]Nếu bị mẹ suốt ngày chê bai ngoại hình, hãy thử nói “Mẹ, con thấy buồn khi mẹ chê quần áo, tóc tai hoặc cách trang điểm của con. Từ giờ trở đi, mẹ đừng nói với con như vậy nữa được không?”Ngay cả khi họ không có ác ý, bạn vẫn có thể nói nếu lời trêu chọc của họ khiến bạn khó chịu: “Tớ thích đi chơi với cậu và thỉnh thoảng có trêu chọc nhau một chút cũng vui, nhưng có những chuyện mình không thích dụng đến là quần áo, chồng con, v.v…”Phương pháp10
Nói cho bố mẹ biết nếu bạn còn nhỏ
1
Hãy để bố mẹ giúp bạn đối phó với hành vi bắt nạt. Nếu bạn còn nhỏ hoặc ở tuổi thiếu niên mà đang bị trêu chọc hoặc lăng mạ, bạn cần phải cho bố mẹ/người chăm sóc biết chuyện gì đang diễn ra. Hãy kể với bố mẹ về tình huống đó để họ giúp bạn giải quyết.[11]
trêu đùa lại nó chăng?
VIẾT ĐOẠN VĂN TỪ 8-10 CÂU TẢ VỀ MỘT PHONG CẢNH ( MỘT MÓN ĂN , LỄ HỘI ) Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG ĐOẠN VĂN CÓ SỬ DỤNG PHÉP TU TỪ SO SÁNH
Theo bạn, chúng ta cần có cách ứng xử (thái độ, hành vi, lời nói) như thế nào khi tham gia các lễ hội? ( Trình bày đoạn văn khoảng 7-10 dòng)
Cần gấp ạ!