Ở môi trường ôn đới hải dương có các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu nào
Nêu các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở từng kiểu môi trường trong đới ôn hoà.
\(Do môi trường đới ôn hoà rất đa dạng nên các nông sản chủ yếu phân bố ở các kiểu môi trường này rất khác nhau. Nếu đi từ các vĩ độ trung bình lên các vĩ độ cao, có thể thấy : Ở vùng cận nhiệt đới gió mùa (Đông Trung Quốc và Đông Nam Hoa Kì) có nguồn nhiệt ẩm phong phú, trồng được nhiều lúa nước, đậu tương, bông, các loại quả (cam, quýt, đào, mận...). Ở vùng khí hậu địa trung hải, nhất là ven Địa Trung Hải thuộc Nam Âu và ti- Phi. nổi tiếng về các loại nho và rượu vang. Những nơi này cũng trồng nhiều chanh, ôliu... Ở vùng ôn đới hải dương khí hậu ôn hoà, trên các đồng bằng thường trồng lúa mì củ cải đường, rau và nhiều loại hoa quả, trên các vùng núi có đồng cỏ tươi chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Vào sâu nội địa là vùng ôn đới lục địa, khí hậu nóng hơn về mùa hạ và lạnh về mùa đông. Các vĩ độ trung bình là vùng trồng lúa mì chủ yếu của thế giới. Ở những nơi khô hơn, trồng đại mạch. Trên các thảo nguyên có đất đen màu mỡ, người ta trồng lúa mì, khoai tây, ngô và chăn nuôi bò, ngựa, lợn. ở các vùng hoang mạc ôn đới, chủ yếu chăn nuôi cừu. - Trên các vĩ độ cao hơn là vùng ôn đới lạnh, nông nghiệp kém phát triển, chủ yếu trồng khoai tây, lúa mạch đen... và chăn nuôi hươu Bắc cực. Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cac-san-pham-nong-nghiep-chu-yeu-o-doi-on-hoa-c90a12732.html#ixzz4sZCMsssh\)
Nêu các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của từng kiểu môi trường trong đới ôn hòa.
- Ở vùng cận nhiệt đới gió mùa: lúa nước, đậu tương, bông, các loại hoa quả (cam, quýt, đào, mận,...).
- Ở vùng ôn đới hải dương: lúa mì, củ cải đường, rau, hoa quả,...; bò thịt, bò sữa,
- Ở vùng có khí hậu ôn đới lục địa: lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngô,...; bò, ngựa, lợn.
- Ở các vùng hoang mạc: cừu.
- Ở vùng ôn đới lạnh: khoai tây, lúa mạch đen, hươu Bắc cực.
- Ở vùng khí hậu địa trung hải: nho, cam, chanh, ô liu.
Hãy tim các thông tin, hình ảnh để chứng minh ở đới ôn hòa với kiểu môi trường khác nhau thì sản phẩm nông nghiệp chủ yếu cũng khác nhau.
Ai biết thì trả lời phụ mình nha.
Câu 44: Các cây ăn quả như ô liu, cam, chanh, nho, ... được trồng chủ yếu trong môi trường nào ở châu Phi?
A. Ôn đới hải dương. B. Xích đạo ẩm.
C. Nhiệt đới. D. Địa trung hải.
Câu 45: Ngành công nghiệp luyện kim, sản xuất ô tô, hóa chất phát triển nhất ở khu vực nào?
A. Trung Phi và Nam Phi. B. Khu vực Nam Phi.
C. Nam Phi, Tây Phi. D. Bắc Phi và Trung Phi.
Đề cương ôn tập kiểm tra HK của mình đây :
1. Châu lục nào có mật độ dân số thấp nhất thế giới ?
2. Các môi trường sau được phân bố ở đâu:
-Môi trường ôn đới hải dương.
-Môi trường ôn đới lục địa.
-Môi trường núi cao.
-Môi trường địa trung hải.
3. So sánh địa hình Bắc Mĩ với địa hình Nam Mĩ .
4. Nêu đặc điểm của nông nghiệp châu Âu. Vì sao nông nghiệp châu âu lại đạt hiệu quả cao ?
1. Châu đại dương có mật độ dân số thấp nhất thế giới.
2.
-Môi trường ôn đới hải dương phân bố ở tây Âu
-Môi trường ôn đới lục địa phân bố ở đông Âu
-Môi trường núi cao phân bố ở vùng núi cao An -pơ , Các-pác.
-Môi trường địa trung hải phân bố ở Nam Âu , ven Địa Trung Hải.
em hãy tìm các thông tin,hình ảnh để chứng minh được ở đới ôn hòa với mỗi kiểu môi trường khác nhau thì sản phẩm nông nghiệp chủ yêu khác nhau
-Như ta biết thì tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa có 2 hình thức chính:hộ gia đình và trang trại.Hai hình thức này thì quy mô khác nhau nhưng đều có trình độ sản xuất tiên tiến và sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp
-Do con người áp dụng những thành tựu kĩ thuật được đặc biệt quan tâm trong quá trình sản xuất nông nghiệp....
Câu 8: Trong các kiểu môi trường sau đây, kiểu môi trường nào không thuộc đới ôn hòa?
A. Môi trường ôn đới hải dương.
B. Môi trường ôn đới lục địa.
C. Môi trường Địa Trung Hải.
D. Môi trường xích đạo ẩm.
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu gây nên biến động thời tiết ở môi trường đới ôn hòa là:
A. khối khí nóng ở chí tuyến, khối khí lạnh ở cực và gió Tín phong.
B. khối khí nóng ở chí tuyến, khối khí lạnh ở cực và gió Tây ôn đới.
C. khối khí nóng ở chí tuyến, khối khí lạnh ở cực và gió Đông cực.
D. khối khí nóng ở chí tuyến, khối khí lạnh ở cực và các loại gió mùa.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây phù hợp với đặc trưng khí hậu đới ôn hòa?
A. Khí hậu mang tính chất trung gian, thời tiết diễn biến thất thường.
B. Do vị trí nằm giữa đới nóng và đới lạnh nên khí hậu ấm áp quanh năm.
C. Nhiệt độ trung bình năm trên 220C, lượng mưa trung bình năm từ 1000-1500mm.
D. Không nóng và mưa nhiều như đới nóng nhưng lạnh và ít mưa hơn đới lạnh.
Câu 11: Sắp xếp nào sau đây phù hợp với thứ tự các cảnh quan thực vật vùng ôn đới từ ven biển vào sâu trong lục địa?
A. Rừng lá kim à Rừng lá rộng à Rừng hỗn giao à Thảo nguyên.
B. Rừng lá rộng à Rừng lá kim à Rừng hỗn giao à Thảo nguyên.
C. Rừng lá kim à Rừng hỗn giao à Thảo nguyên à Rừng lá rộng.
D. Rừng lá rộng à Rừng hỗn giao à Rừng lá kim à Thảo nguyên.
Câu 12: Tình trạng mực nước đại dương ở vùng ven biển có xu hướng dâng cao là do hậu quả trực tiếp gần đây của hiện tượng:
A. mưa axit.
B. rừng bị tàn phá nặng.
C. hiệu ứng nhà kính.
D. mưa lũ dồn dập.
Câu 13: Nguyên nhân tạo ra hiện tượng “thủy triều đen” là:
A. chất thải sinh hoạt.
B. dầu loang trên biển.
C. hóa chất thải ra từ khu công nghiệp.
D. thuốc trừ sâu dư thừa thải ra.
Câu 14: Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là:
A. mát mẻ, ôn hòa.
B. diễn biến thất thường.
C. vô cùng khắc nghiệt
D. thay đổi theo mùa.
Câu 15: Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân – đầu hạ?
A. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.
B. Đây là thời kì mùa hạ, Mặt trời sưởi ấm làm băng tan.
C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.
D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn làm băng tan.
Câu 16: Vì sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?
A. Vì nơi đây thường xuyên có bão tuyết và nhiệt độ rất thấp.
B. Vì nơi đây đất đóng băng quanh năm.
C. Vì nơi đây vô cùng khô hạn và nhiệt độ rất thấp.
D. Vì nơi đây mùa hạ chỉ có 2-3 tháng, Mặt trời di chuyển ngày đêm ở đường chân trời.
Câu 17: Để thích nghi được với môi trường đới lạnh, thực vật ở đới lạnh thường là những loại cây:
A. thấp lùn, còi cọc.
B. dây leo, thân mềm.
C. thân gỗ cao lớn.
D. thân quấn và có tua cuốn.
Câu 18: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật ở môi trường đới lạnh?
A. Có lớp lông dày.
B. Có lớp mỡ dày.
C. Lớp lông không thấm nước.
D. Có lớp da thô cứng.
Câu 19: Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ mấy trên Thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 20. Phía Đông Bắc của châu Phi tiếp giáp với châu lục nào?
A. Châu Á.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Âu.
D. Châu Đại dương.
Câu 21: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:
A. sơn nguyên và bồn địa.
B. sơn nguyên và núi cao.
C. núi cao và đồng bằng.
D. đồng bằng và bồn địa.
Câu 22: Vì sao châu Phi là một châu lục nóng?
A. Do đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm trong đới nóng nên nhận được lượng nhiệt cao.
B. Do châu Phi có đường chí tuyến đi ngang qua nên nhiệt độ cao.
C. Do châu Phi có các dòng biển lạnh chảy ven bờ nên không có mưa nên châu Phi có khí hậu nóng.
D. Do châu Phi có đường Xích đạo đi ngang qua nên nhận lượng bức xạ Mặt trời lớn.
Câu 23. Đâu không phải là yếu tố tạo nên sự khô hạn ở châu Phi?
A. Có các dòng biển lạnh chảy ven bờ.
B. Có đường chí tuyến đi ngang qua.
C. Có các dòng biển nóng chảy ven bờ.
D. Châu Phi có dạng hình khối, kích thước lớn.
Câu 24: Vì sao các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo?
A. Vì các đới khí hậu của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo.
B. Vì lãnh thổ châu Phi trải dài trên nhiều vĩ độ.
C. Vì châu Phi có kích thước rộng lớn và lãnh thổ có dạng hình khối.
D. Vì châu Phi tiếp giáp với nhiều biển và đại dương lớn trên Thế giới.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên Thế giới?
A. Rút ngắn được đường biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương.
B. Tiết kiệm năng lượng, thời gian vận chuyển hàng hóa từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương.
C. Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào.
D. Làm các tuyến đường biển cũ bị mai một, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của các nước trên Thế giới.
Câu 26: Môi trường nhiệt đới gió mùa chủ yếu phân bố ở khu vực nào?
A. Nam Á và Đông Nam Á.
B. Tây Nam Á và Bắc Á.
C. Trung Á và Đông Á.
D. Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Câu 27: Vấn đề môi trường nào sau đây không phải là mối lo của môi trường các đới ôn hòa:
A. Ô nhiễm nguồn nước và không khí.
B. Nạn thoái hóa và bạc màu đất đai.
C. Sự suy giảm diện tích rừng.
D. Sự suy giảm đa dạng sinh học
Câu 28: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?
A. Do con người dùng tàu phá bang.
B. Do Trái Đất đang nóng lên.
C. Do nước biển dâng cao.
D. Do ô nhiễm môi trường nước.
Câu 29: Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là:
A. rừng rậm nhiệt đới.
B. xa van, cây bụi.
C. Rêu, địa y.
D. rừng lá kim.
Câu 30: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất:
A. Pa-na-ma.
B. Xuy-e.
C. Man-sơ.
D. Xô-ma-li.
Câu 31: Đâu không phải nguvên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà?
A. Đô thị hóa.
B. Chất thải sinh hoạt.
C. Từ các váng dầu tràn ra biển.
D. Hoạt động phun trào núi lửa.
Câu 32: Trong môi trường nhiệt đới, càng gần chí tuyến thời kỳ khô hạn có sự thay đổi như thế nào?
A. Càng kéo dài.
B. Càng ngắn.
C. Không có thời kỳ khô hạn.
D. Không thay đổi.
Câu 33: Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do:
A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.
B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.
C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.
D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn.
Câu 34: Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:
A. phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.
B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.
C. sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất thấp.
D. chế độ nước sông thất thường.
Câu 35: Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?
A. Thời tiết thay đổi thất thường.
B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ.
C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.
D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.
Câu 36: Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?
A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt.
C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp.
D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim.
Câu 37: Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà:
A. Do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy.
B. Xả rác bữa bãi nơi công cộng.
C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới.
D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu.
Câu 38: Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã:
A. Kí hiệp định thương mại tự do.
B. Thành lập các hiệp hội khu vực.
C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô.
D. Hạn chế phát triển công nghiệp.
Câu 39: Cảnh quan chiếm diện tích lớn nhất ở châu Phi là:
A. Cao nguyên.
B. Thảo nguyên.
C. Hoang mạc.
D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 40: Đặc điểm của khí hậu châu Phi là:
A. Nóng quanh năm.
B. Nóng vào mùa hè.
C. Nóng vào mùa đông.
D. Nhiệt độ trung bình, mát mẻ..
Câu 41: Càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi là đặc điểm của môi trường nào ở châu Phi?
A. Xích đạo ẩm.
B. Nhiệt đới.
C. Hoang mạc.
D. Địa Trung Hải.
Câu 42: Biên độ nhiệt ngày đêm lớn, sinh vật nghèo nàn là đặc điểm của môi trường nào ở châu Phi?
A. Nhiệt đới.
B. Địa Trung Hải.
C. Hoang mạc.
D. Xích đạo.
Câu 43: Con sông dài nhất ở châu Phi là:
A. Sông Nin.
B. Sông Ni-giê.
C. Sông Công-gô.
D. Sông Dăm-be-di.
Câu 44: Vị trí của môi trường đới nóng nằm trong khoảng:
A. từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu.
B. từ vòng cực đến cực ở cả 2 bán cầu.
C. Giữa 2 chí tuyến.
D. từ 50B đến 50N.
Câu 45: Vị trí của môi trường đới ôn hòa nằm trong khoảng:
A. từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu.
B. từ vòng cực đến cực ở cả 2 bán cầu.
C. Giữa 2 chí tuyến.
D. từ 50B đến 50N.
Câu 46: Vị trí của môi trường đới lạnh nằm trong khoảng:
A. từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu.
B. từ vòng cực đến cực ở cả 2 bán cầu.
C. Giữa 2 chí tuyến.
D. từ 50B đến 50N.
Câu 47: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình năm trên 1000mm là đặc trưng khí hậu của kiểu môi trường nào?
A. Môi trường nhiệt đới.
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
C. Môi trường xích đạo ẩm.
D. Môi trường Địa Trung Hải.
Câu 48: Đặc trưng khí hậu của kiểu môi trường Địa Trung Hải là:
A. Mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu-đông.
B. Mùa hạ ấm áp, mùa đông nóng và khô, mưa vào mùa thu-đông.
C. Mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào mùa xuân-hạ.
D. Mùa hạ ấm áp, mùa đông nóng và khô, mưa vào mùa xuân-hạ.
Câu 49. Đâu là tên của một dòng biển lạnh chảy ven bờ châu Phi?
A. Pê-ru.
B. Ben-ghê-la.
C. Ca-li-phooc-ni-a.
D. Phôn-len.
Câu 50: Đặc điểm của đường bờ biển châu Phi là:
A. Nhiều vịnh biển.
B. Ít bị chia cắt.
C. Có nhiều bán đảo lớn.
D. Bị chia cắt mạnh.
Chứng minh đc ở đới ôn hòa với mỗi kiểu môi trường khác nhau thì sản phẩm nông nghiệp khắc nhau.
Do môi trường đới ôn hoà rất đa dạng nên các nông sản chủ yếu phân bố ở các kiểu môi trường này rất khác nhau.
Nếu đi từ các vĩ độ trung bình lên các vĩ độ cao, có thể thấy :
Ở vùng cận nhiệt đới gió mùa (Đông Trung Quốc và Đông Nam Hoa Kì) có nguồn nhiệt ẩm phong phú, trồng được nhiều lúa nước, đậu tương, bông, các loại quả (cam, quýt, đào, mận...).
Ở vùng khí hậu địa trung hải, nhất là ven Địa Trung Hải thuộc Nam Âu và ti- Phi. nổi tiếng về các loại nho và rượu vang. Những nơi này cũng trồng nhiều chanh, ôliu...
Ở vùng ôn đới hải dương khí hậu ôn hoà, trên các đồng bằng thường trồng lúa mì củ cải đường, rau và nhiều loại hoa quả, trên các vùng núi có đồng cỏ tươi chăn nuôi bò thịt và bò sữa.
Vào sâu nội địa là vùng ôn đới lục địa, khí hậu nóng hơn về mùa hạ và lạnh về mùa đông. Các vĩ độ trung bình là vùng trồng lúa mì chủ yếu của thế giới. Ở những nơi khô hơn, trồng đại mạch. Trên các thảo nguyên có đất đen màu mỡ, người ta trồng lúa mì, khoai tây, ngô và chăn nuôi bò, ngựa, lợn.
ở các vùng hoang mạc ôn đới, chủ yếu chăn nuôi cừu.
- Trên các vĩ độ cao hơn là vùng ôn đới lạnh, nông nghiệp kém phát triển, chủ yếu trồng khoai tây, lúa mạch đen... và chăn nuôi hươu Bắc cực.
câu 1:nêu đặc điểm thành phần dân cư châu đại dương
câu 2: nêu đặc điểm nền nông nghiệp châu âu
câu 3: vì sao nền nông nghiệp châu âu đạt hiệu quả cao
câu 4: so sánh sự khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa
câu 5: trình bày sự phát triển của nghành công nghiệp ở châu âu
câu 6: trình bày sự mở rộng của liên linh châu âu
câu 7: nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở khu vực trung và nam mĩ
câu 8: qua trình đô thị hóa ở bắc mĩ khác với quá trình đô thị hóa ở trung và nam mĩ như thế nào?
2---------Nêu đặc điểm nông nghiệp châu âu ?
- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp:
+ Hộ gia đình: Sản xuất theo hướng đa canh;
+ Trang trại: Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
* Sản xuất nông nghiệp đạt hiêu quả cao do:
- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao;
- Áp dụng các tiến bộ khoa học-kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất;
- Gắn chặt nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
tham khảo3------
Sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao vì 3 lý do chính: - Có nền nông nghiệp thâm canh lâu đời, phát triển ở trình độ cao. - Áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Gắn chặt với công nghiệp chế biến và được sự hỗ trợ tốt của dịch vụ (quảng cáo, buôn bán, tài chính, bảo hiểm…) 4---------So sánh khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa:
- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:
Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC- Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải:
Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt.Khí hậu địa trung hải : Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.TK-----5----
Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Sản xuất được phân bố tập trung như vùng Rua… Hoạc dải công nghiệp dọc sông Ri-nơ.
- Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm…đang gặp khó khăn đòi hỏi phải có sự thay đổi về công nghệ.
- Các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển, như điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không… nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường.