Những câu hỏi liên quan
Trang Trần
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
16 tháng 9 2016 lúc 15:29
- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:          - Thân em như hạt mưa sa      Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày          - Thân em như hạt mưa rào     Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa          - Thân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày          - Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).
Bình luận (8)
Yến Hải Hoàng
16 tháng 9 2016 lúc 20:17

a,nói về 1 cuộc đời của một người phụ nữ ở thời kì xưa

b,so sánh đặc sắc gợi lên chân thật cuộc đời thanh phận đắng cay của người phụ nữ xưa

Bình luận (0)
thu nguyen
18 tháng 9 2016 lúc 15:11

Tìm thêm:

  Thân em như cây quế tiên non

Trăm năm khô rụi vỏ còn rính cây

   Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng kẻ thô tham dày

   Thân em như chẽn lúa đòng đòng 

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Bình luận (2)
An Dii
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
17 tháng 9 2016 lúc 20:22

Những bài ca dao mở đầu bằng “ thân em”

-Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

-Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

-Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

-Thân em như giếng giữa đàng

Người thanh rửa mặt kẻ phàm rửa chân.

Các bài ca dao trên thường nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ : họ bị phụ thuộc, không có quyền tư chủ, bị đối xử không công bằng.

Về nghệ thuật :

+ Thường mở đầu bằng cụm từ :Thân em…

+ Thường dùng các biện pháp so sánh, ẩn dụ.

Bình luận (2)
đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Di Lam
23 tháng 9 2016 lúc 9:15

Những bài ca dao này nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung và những tầng lớp bị trị nói riêng.

Tìm thêm: 

_Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phảm rửa chân.

_ Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

_Thân em như đoá hoa rơi

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.

_Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

_Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

 

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
23 tháng 9 2016 lúc 7:14
- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:- Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày- Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa- Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu- Thân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày- Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Bình luận (0)
Nguyễn Diệu
24 tháng 9 2017 lúc 9:34

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu


Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu

Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Những bài ca dao có mở bằng từ"thân em"

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 11 2018 lúc 3:04

Các bài ca dao bắt đầu từ Thân em

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

→ Những bài ca dao này đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: họ phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử không công bằng…

Bình luận (0)
Lê Thu Hiền
Xem chi tiết
I have a crazy idea
30 tháng 9 2017 lúc 15:36

       Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát,

       Đứng bên tê đồng,ngó bên ni đồng,bát ngát bên mông.

            Thân em như chẽn lúa đồng đồng

       Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

       - Đây là 1 bức tranh đẹp về cảnh đẹp của cánh đồng lúa vào buổi ban mai. " Thân em" ở đây nói về hình ảnh cô gái đang tự hào về mình.

Bình luận (0)
viet ha
30 tháng 9 2017 lúc 15:22

thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bình luận (0)
Lê Thu Hiền
30 tháng 9 2017 lúc 15:25

Giúp mình với các bạn

Bình luận (0)
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Erza Scarlet
4 tháng 9 2016 lúc 9:55

giúp vs khocroi

Bình luận (0)
Hồ Thị Trung Nguyên
20 tháng 9 2016 lúc 11:10

3. Thân em như tấm lụa đào 

Phất phơ trước gió biết vào tay ai

 

Thân en như hạt mưa sa 

Hạt vào đài cát hạt sa ruộng cày 

 

Thân em như giếng giữa đàn 

người thanh rửa mặt người phàm rửa chân

 

Bình luận (1)
Vũ Hạ Tuyết Anh
8 tháng 11 2016 lúc 12:13

3 câu ca dao:

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, ng phàm rửa chân

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Bình luận (2)
Lê thị ngọc bích
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
23 tháng 8 2017 lúc 4:46
Những câu hát châm biếm có điểm gì giống truyện cười dân gian : - Đều hướng đến châm biếm những hạng người đáng chê cười về tính cách, bản chất. - Đều sử dụng một số hình thức gây cười. - Đều tạo được những tiếng cười sảng khoái cho độc giả.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
23 tháng 8 2017 lúc 5:39

b)Với cách mở đầu như vậy, dân gian đã làm nên một mô-tip thường gặp trong ca dao than thân Việt Nam. Bên cạnh những lời than thân nói chung của người lao động, của nhân dân, lời than thân giành riêng cho người phụ nữ này đã khẳng định giá trị nhân đạo và nhân văn cao cả của ông cha ra từ xưa đến nay thể hiện qua văn học dân gian, suối nguồn nuôi dưỡng những tâm hồn Việt.

Bình luận (0)
Gioan Nguyên
22 tháng 8 2017 lúc 21:54

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ , biết vào tay ai

Bình luận (0)
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
17 tháng 9 2016 lúc 15:42

-Khái niệm:

 + Than thân và châm biếm:

* Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

- Phân tích bài ca dao 2 và 3

+Bài ca dao 2:

*Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

+ Bài ca dao 3:

- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

-  3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ '' thân em''

                                     - Thân em như hạt mưa sa

                                  Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

                                      -Thân em như hạt mưa rào 

                              Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

                                     - Thân em như trái bần trôi

                                Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

 

Bình luận (0)
Mỹ Tâm Lê Thị
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
29 tháng 9 2016 lúc 22:03
- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:       - Thân em như hạt mưa sa     Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày       - Thân em như hạt mưa rào     Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa       - Thân em như trái bần trôi     Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu       - Thân em như miếng cau khô     Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày       - Thân em như giếng giữa đàng     Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).
Bình luận (2)