Ý nghĩa lồng đèn con thỏ (màu vàng).
hãy viết 1 bài thuyết minh về ý nghĩa của chiếc lồng đèn hình chiếc thuyền trong đêm trung thu(chỉ ý nghĩa thôi,ngắn gon,biểu cảm) con thuyền này có màu hồng = giấy kiến có diền màu trắng ,vàng,xanh da trời
Chẳng biết Tết Trung Thu có từ bao giờ. Nhưng đối với tôi, Trung Thu bắt đầu từ ngày biết đốt lên ngọn nến và cùng vui chơi với lũ bạn chung xóm mỗi dịp ông mặt trăng tròn vành vạnh trong những ngày đầu năm học mới. Ngày ấy, còn nhỏ xíu, không nhớ rõ là mấy tuổi, nhà tôi còn nghèo lắm, mà trong cái xóm lao động ấy thì nhà ai cũng nghèo thế cả. Chiếc lồng đèn hình ngôi sao được làm bằng tre và bọc giấy kiếng màu đỏ là món quà quý giá và xa xỉ đối với lũ trẻ con trong xóm, chỉ có rất ít đứa được bố mẹ mua cho chiếc lồng đèn. Và thật là hãnh diện khi tôi được bố mẹ mua cho một chiếc lồng đèn hình con thuyền.
Cầm con thuyền bằng giấy kiếng trong tay, tôi cảm thấy thật tự hào và cần phải lên mặt chút với những đứa bạn đồng trang lứa và thầm nghĩ rằng: "lũ bạn sẽ phải trầm trồ trước cái lồng đèn, và chúng sẽ xin mượn cái con thuyền ấy để cầm một lát cho vui". Nghĩ đến đó, chợt cảm thấy lâng lâng sung sướng làm sao đó. Tôi cất thật kỹ chiếc lồng đèn, đợi đến ngày Trung Thu mới đem ra khoe với bạn bè.
Rồi ngày Trung Thu cũng đến, hôm đó thật vui. Bình thường, buổi tối lũ trẻ con phải ở nhà, không được ra đường chơi quá lâu, và ra đường cũng phải mang dép (tôi chẳng thích mang dép khi vui chơi chạy nhảy chút nào). Nhưng tối Trung Thu, bọn trẻ con trong xóm được vui chơi thoải mái, và vui nhất là không ai để ý chuyện có mang dép ra đường hay không. Tối hôm đó, bọn trẻ con ùa ra cả ngoài sân lớn. Chưa có đứa nào vội thắp đèn lên, tất cả vẫn đang say mê với những trò rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ và có lẽ vui nhất là trò thiên đường địa ngục; trong trò ấy, tôi chỉ thích qua phía địa ngục, nhận hình phạt là phải "chặt đầu", cảm giác thấy thích thích sao đó. Chắc chỉ có tôi có cái sở thích quái lạ ấy, vì đứa nào cũng cố gắng được qua phía thiên đường để dương dương tự đắc nhìn những đứa không vượt qua được ngưỡng cửa của trò chơi. Chúng tôi chơi thật vui, thoải mái cười đùa, thậm chí la hét mà cũng chẳng ai nhắc nhở hay la mắng gì cả.
Kết thúc trò thiên đàng địa ngục, chúng tôi bắt đầu lục tục đứa nào về nhà đứa nấy mang lồng đèn của mình ra cùng chơi chung. Tôi đã háo hức chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Chạy ù về nhà và mang ra chiếc thuyền lồng đèn của mình. Tôi vừa chạy vừa mường tượng cái cảnh lũ bạn sẽ trầm trồ quanh chiếc thuyền mà sướng rơn lên. Mải nghĩ nên tôi không để ý là đã ra đến sân và trên tay cầm chiếc lồng đèn rồi. Bỗng xuất hiện những tiếng lốc cốc, lốc cốc rồi rất nhiều tiếng đó nữa, nhìn kỹ ra là những chiếc lồng đèn được chế tác bằng lon sữa bò. Chúng được làm thành hình những chiếc xe lu, chỗ để ngọn nến có thể xoay được, chiếc xe ấy được điều khiển bằng thanh tre dài cầm ở tay. Mỗi khi đẩy tới thì chiếc xe kêu lốc cốc đồng thời cái lon ở trên xe để ngọn nến xoay vòng tròn tạo thành những vệt sáng quay liên tục trong rất đẹp mắt. Và dĩ nhiên, không như mường tượng, chẳng đứa nào thèm xuýt xoa trước chiếc thuyền của tôi.
một cửa hàng bán đèn lồng với 4 màu đỏ , vàng,xanh,tím xếp thành 1 hàng ngang theo trình tự lặp lại : 5 đỏ , 8 vàng 7 xanh , 4 tím...
Hỏi chiếc đèn thứ 3011 có màu gì?
vậy 1 hàng có số đèn là
5+8+7+4=24
xếp được số hàng là
3011/24=125(dư 11)
ta lấy 11-5=6 vậy cái thứ 3011 có màu vàng
Hôm Rằm Trung thu, mọi em bé đều được tặng 1 chiếc lồng đèn . Các lồng đèn của 3 em An, Bình và Cường có màu khác nhau xanh, màu đỏ hoặc màu cam.
Lồng đèn màu đỏ không phài của Cường
An không nhận lồng đèn màu cam hay màu đỏ
hỏi mỗi bé nhận lồng đèn màu gì ?
Một cửa hàng có 256 lồng đèn màu xanh và lồng đèn màu đỏ. Số lồng đèn màu xanh kém số lồng đèn màu đỏ 38 cái. Tính số lồng đèn mỗi loại.
Giúp mình gấp nhé ai trả lời đầu tiên mình tick cho thứ 2 và thứ 3 cũng tick
Có 100 con thỏ nhốt trong 50 cái lồng. CMR nếu có 50 con thỏ nhốt chung 1 cái lồng thì có nhiều nhất 1 cái lồng có 2 con thỏ
vì nhốt 50 con vào 1 lồng nên còn 50 con và 49 cái lồng
vì 50 con nhốt vào 49 lồng ; mỗi lồng một con thì thừa 1 con
=> trong 49 long đó sẽ có 1 lồng nhốt 2 con
Bác Nam có 24 con thỏ và 36 con sóc. Bá chia sóc và thỏ vào các lồng sao cho số sóc và số thỏ ở mỗi lồng là = nhau. Hỏi Bác Nam chia được nhiều nhất bao nhiêu lồng? Mỗi lồng có bao nhiêu con sóc, bao nhiêu còn thỏ?
Giúp mình nha!
a) Những đèn lồng nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau?
b) Trong bốn đèn lồng màu đỏ, đèn lồng nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất, đèn lồng nào ghi phép tính có kết quả bé nhất?
a) Đèn lồng (7+5), đèn lồng (4+8) và đèn lồng (9+3) có cúng kết quả là 11
b) Trong bốn đèn lồng màu đỏ thì đèn lồng có kết quả cao nhất là: Đèn lồng (8+7) có kết quả là 15
Trong bốn đèn lồng màu đỏ thì đèn lồng có kết quả thấp nhất là: Đèn lồng (6+5) có kết quả là 11
Ở thỏ, màu lông vàng do 1 gen có 2 alen qui định, gen a qui định lông vàng, nằm trên NST thường, không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản. Khi những con thỏ giao phối ngẫu nhiên, tính trung bình có 9% số thỏ lông vàng. Nếu sau đó tách riêng các con thỏ lông vàng, các cá thể còn lại giao phối với nhau thì tỉ lệ thỏ lông vàng thu được trong thế hệ kế tiếp theo lý thuyết là bao nhiêu %?
A. 7,3%
B. 3,2%
C. 4,5%
D. 5,3%
Đáp án D
Sau 1 thế hệ ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, vì vậy ở trạng thái cân bằng, quần thể có 9%aa nên tần số tương đối của các alen là: a= 0,3; A= 0,7
Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng là 0,49 AA : 0,48 Aa: 0,09 aa
Khi tách riêng các con thỏ lông vàng thì trong quần thể chỉ còn kiểu gen AA và Aa nên cấu trúc di truyền của quần thể là 0,538 AA :0,462 Aa
Tần số tương đối của các alen là a = 0,231; A= 0,769
Sau khi giao phối, tần số kiểu gen aa ở thế hệ tiếp theo là 0,231 × 0,231 = 0,053 = 5,3%.
lập dàn ý bài lồng đèn và viết bài văn lồng đèn
1. Mở bài- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn ông sao
2. Thân bài- Nguồn gốc: Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên - Xuất phát từ nguồn cảm hứng: Hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời cao
- Cách làm đèn ông sao:+ Chuẩn bị 10 que tre có độ dài bằng nhau, buộc chặt vào nhau để tạo khung cho chiếc đèn có dạng ngôi sao 5 cánh + Sử dụng tiếp 4 que tre dài bằng nhau nhưng ngắn hơn 5 que ban đầu đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng+ Sau khi tạo khung, lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và giấy kính nhiều màu dán lên+ Lấy tua rua dán xung quanh đèn để trang trí cho bắt mắt và cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm
- Nơi bày bán nhiều đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến là phố Hàng Mã- Giá thành một chiếc đèn ông sao: 15000 - 50000 đồng - Khẳng định đèn ông sao là món đồ chơi không thể thiếu của trẻ em trong dịp Tết Trung thu trên khắp mọi miền đất nước.
3. Kết bàiKhẳng định lại giá trị của đèn ông sao trong đời sống văn hóa truyền thống của đất nước và nêu suy nghĩ của bản thân.
II. Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Đèn Ông Sao
" Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh" đó là lời bài hát " Chiếc đèn ông sao" được hát nhiều nhất trong đêm trung thu. Nhắc đến đèn ông sao, đây là đồ chơi quen thuộc của trẻ em trong đêm trăng Rằm tháng 8. Trẻ con sẽ được đi rước đèn, phá cỗ ngắm trăng sáng. Chiếc đèn ông sao là vật không thể thiếu trong lễ rước đèn đó.
Trước tiên, về nguồn gốc, không rõ đồ vật này do ai chế tạo ra đầu tiên và bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng, chiếc đèn ông sao lấy cảm hứng từ hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời xanh quanh mặt trăng. Đèn ông sao là vật dụng được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn trọng của người làm. Để làm ra được một chiếc đèn ông sao đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, cần chuẩn bị 10 que tre để tạo khung cho chiếc đèn thành hình ngôi sao 5 cánh. 10 chiếc que này phải có chiều dài bằng nhau, lấy 5 que buộc vào nhau để thành hình sao. Khi tạo thành một đôi hình sao 5 cánh, người ta sử dụng 4 que tre ngắn cũng có độ dài bằng nhau đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng. Sau khi đã tạo được khung cho ngôi sao, người thợ sẽ lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và lấy giấy dán lên. Loại giấy được dán lên thanh tre là giấy bóng nhiều màu, có độ bóng nhưng đa phần chúng ta thấy được giấy bóng này có màu đỏ. Cuối cùng, họ lấy những tua rua dán xung quanh đèn ông sao. Chắc chắn không thể thiếu cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm.
Chiếc đèn ông sao đã đồng hành cùng tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào gần đến những ngày trung thu, rất nhiều những chiếc đèn ông sao, đèn cù, đèn lồng được bày bán ở khắp mọi nơi, trông chúng thật lung linh và bắt mắt. Hồi đó, mỗi đứa trẻ có một chiếc đèn ông sao hoặc một cây đèn cù, vừa đi vừa hát quanh xóm rất vui vẻ. Ngày nay, nhiều loại đồ chơi vào dịp trung thu được bày bán khắp nơi nhưng ở thủ đô Hà Nội, phố Hàng Mã là dãy phố bày bán đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân truyền thống... nổi tiếng của cả nước với những chiếc đèn được làm vô cùng bắt mắt, mang đậm nét văn hóa Việt Nam mỗi dịp Trung thu đến. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp những chiếc đèn đầy màu sắc ở các cửa hàng tạp hóa nhưng với số lượng ít hơn. Giá thành dao động của một chiếc đèn ông sao từ 15 000 - 50 000 đồng tùy độ to nhỏ. Có thể thấy chiếc đèn ông sao có mặt ở khắp mọi nơi và in sâu vào tiềm thức của mọi người vào dịp lễ đặc biệt này.
Đèn ông sao đã trở thành món quà tinh thần của biết bao nhiêu