trong trường trình lớp 7 chúng ta đã học các nghành động vật nào?
- Trong chương trình Sinh học lớp 7, các em đã học các ngành động vật nào?
- Lớp động vật nào trong ngành Động vật không xương sống có vị trí tiến hóa cao nhất?
- Trong chương trình Sinh học lớp 7, các em đã được tìm hiểu 6 ngành động vật:
+ Ngành động vật nguyên sinh
+ Ngành ruột khoang
+ Các ngành giun: giun dẹp, giun tròn, giun đốt
+ Ngành thân mềm
+ Ngành chân khớp
+ Ngành động vật có xương sống gồm các lớp: cá, lưỡng cư, bò sát và thú.
- Lớp động vật trong ngành Động vật không xương sống có vị trí tiến hóa cao nhất là lớp Thú (đại diện điển hình là con người)
a)Quân sát trên mặt đồng có bạn An ghi lại tên các loài động vật : rắn nước , ếch , chim chào mào , sâu xanh , bọ cánh cam , giun đất . Em hãy sắp xếp các động vật trên vào các nghành hoặc lớp động vật đã học đã học trong trương chình sinh học 7
SOS các bạn ơi
giun đất thuộc nghành giun đốt , rắn nước thuộc ngành động vật có xương sống ( lớp bò sát ) , ếch thuộc ngành động vật có xương sống ( lớp lưỡng cư ) , chim chào mào thuộc ngành động vật có xương sống ( lớp chim ) , sâu xanh thuộc ngành chân khớp ( lớp sâu bọ ) , bọ cánh cam thuộc ngành chân khớp ( lớp sâu bọ )
trong các nghành động vật đã học(từ động vật nguyên sinh đến giun đốt) ngành nào tiến hóa nhất? Hãy chứng minh
Ngành Giun đốt là ngành tiến hóa nhất trong số trên:
Vì: Giun đốt có thể khoang, các cơ vân phân đốt
Trong tất cả các ngành động vật trên, ngành giun đốt là ngành tiến hóa nhất.
Vì: + Ngành giun đốt xuất hiện xoang cơ thể chính thức (Thể xoan)
+ các cơ vân phân đốt
+ Có các hệ cơ quan mới như: tuần hoàn kín, hô hấp bằng mang, cơ quan vận chuyển là chân bên cùng hệ cơ phát triển.
kể tên các đại diện thuộc các lớp, nghành đã học và xếp chúng vào lớp, nghành tương ứng
TK
ngành động vật nguyên sinh: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị,...
ngành ruột khoang: sứa, thủy tức, san hô, hải quỳ,...
ngành giun:
+ngành giun dẹp: sán lá gan, sán lông, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây,...
+ngành giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa,...
+ngành giun đốt: giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi,...
ngành thân mềm: trai sông, ốc sên, mực, bạch tuộc, sò,...
ngành chân khớp:
+lớp giáp xác: tôm sông, mọt ẩm, con sun, rận nước, chân kiếm, cua đồng,...
+lớp hình nhện: nhện, bọ cạp, cái ghẻ, con ve bò,...
+lớp sâu bọ: châu chấu, bọ ngựa, mọt hại gỗ, ve sầu, bướm cải, ong mật, muỗi, ruồi,...
ngành động vật có xương sống:
+lớp cá: cá chép, cá trích, lươn, cá đuối, cá nhám,...
+lớp lưỡng cư: ếch đồng, ếch ương, cóc nhà, ếch giun,...
+lớp bò sát: thằn lằn bóng đuôi dài, rắn ráo, cá sấu, rùa,...
+lớp chim: chim bồ câu, đà điểu, chim cánh cụt, công,...
+lớp thú (lớp có vú): thỏ, thú mỏ vịt, kanguru, dơi,...
Sinh học của trường ôg dạy đến ngành gì rồi thì sao tui biết đc >:)
Cho biết mức độ tiến hóa về hệ hô hâp và hệ tuần hoàn của các nghành động vật đã học trong lớp 7
Tl giúp mk vs mai thi ròi .. cam on nhieuu nha
Tiến hóa về hô hấp:
- Hệ hô hấp có chức năng lấy khí oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể và thải khí cacbonic từ cơ thể ra ngoài môi trường
- Hệ hô hấp đc tiến hóa từ những loài cơ quan hô hấp chưa phân hóa (trùng biến hình, thủy tức..) đến những loài có cơ quan hô hấp đơn giản qua da (giun đất ), nhờ hệ ống khí ( châu chấu), hô hấp bằng phổi và da ( ếch đồng) và hoàn chỉnh hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi ( các loài thú, các loài động vật có vú)
Tiến hóa về tuần hoàn:
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng: khí oxi, hooc môn, enzim đến các mô và tế bào, đông thời vận chuyển các chất tiết, khí cacbonic do tế bào và mô tiết ra
- Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống gồm tim, động mạch và tĩnh mạch
+ Ở các động vật chưa có xương sống chưa xuất hiện hệ tuần hoàn
+ Các loài cá tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Các loài động vật có xương sống trên cạn có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn (lưỡng cư) và 3 ngăn có vách hụt như bò sát, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
+ Ở chim và thú tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các ngành động vật:
Từ chỗ hệ tuần hoàn chưa được phân hoá( Động vật nguyên sinh, Ruột khoang) đến chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ( Giun đốt, chân khớp) đến chỗ tim đã phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ (Động vật có xương sống).
Ở động vật có xương sống có tim 2 ngăn ( Cá), tim 3 ngăn( Lưỡng cư), tim 3 ngăn tâm thất có vách hụt ( Bò sát), tim 4 ngăn ( Chim, Thú).
chúc bạn học tốt !!
Trong chương trình KHTN 6 chúng ta đã học mấy ngành động vật:
A. Nêu đặc điểm của quả và hạt phù hợp với hình thức phát tán nhờ động vật?
B. Cây lúa và cây đậu hà lan thuộc lớp nào của nghành thực vật hạt kín?
C. Nêu những đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt các nghành thực vật đã học
mong mọi người trả lời dùm mình. Mình cần gấp ạ.
A. câu này bạn dở lại sách lớp 6 tập một nha
Kể tên các nghành động vật đã học và nêu tên đại diện của mỗi nghành.Nêu đặc điểm chung của các nghành đó?
- ngành đv nguyên sinh : trùng roi, trùng biến hình, trùng giày,trùng kiết lị ..
- ngành ruột khoang: thủy tức , sứa , hải quỳ, san hô,...
- Các ngành giun
+ ngành giun dẹp : sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu,sán dây...
+ ngành giun tròn : giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun chỉ..
+ ngành giun đốt :giun đất, giun đỏ, đỉa rươi..
- Ngành thân mềm
+ lớp chân rìu : trai sông, sò...
+lớp chân bụng : ốc sên, ốc vặn...
+ lớp chân đầu : mực, bạch tuộc..
- Ngành chân khớp
+ lớp giác xác; tôm sông, mọt ẩm, con sun, rận nước...
+ lớp hình nhện : nhện, bọ cạp,cái ghẻ, con ve bò
+ lớp sâu bọ: châu chấu, bọ ngựa, chuồn chuồn, bướm cái, ve sầu...
ngành +ĐVNS:trùng roi xanh
+ Ruột Khoang:hải quỳ
+Giun đốt:giun đất
+Gium dẹp:sán lá gan
+hình nhện: nhện nhà
+Sâu bọ:châu chấu
ngành đv nguyên sinh; trùng roi , trùng biến hình, trùng giày, trùng kiết lị
ngành ruột khoang: thủy tức , sứa, hải quỳ , san hô
các nghành giun
- ngành giun dẹp: sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu , sán dây
- ngành giun tròn: giun đũa , giun kim , giun móc câu giun rễ lúa, giun chỉ
- ngành giun đốt : giun đất , giun đỏ , đỉa rươi
nghành thân mềm
- lớp chân rìu : trai sông, sò
- lớp chân bụng : ốc sên, ốc vặn
- lớp chân đầu : mực bạch tuộc
nghành chân khớp
- lớp giác xác : tôm sông , mọt ẩm , con sun, rậm nc
- lớp hình nhện : nhện, bọ cạp , cái ghẻ , ve bò
- lớp sâu bọ ; châu chấu, bọ ngựa, chuồn chuồn , bướm cái , ve sầu
Câu 1: cây lúa và cây đậu hà lan thuộc lớp nào của nghành thực vật hạt kín
câu 2 : nêu những đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt các nghành thực vật đã học ?
Câu 1: cả hai cây đều thuộc ngành hạt kín