Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Quân
Xem chi tiết
Đỗ Thị Tâm
2 tháng 5 2019 lúc 21:02

- Em đã Vi phạm quyền trẻ em

-Em sẽ nghĩ làm và tập trung vào học hành

Sỹ Nam Trần
2 tháng 5 2019 lúc 20:59

nghỉ làm...

hoàng ngọc hùng
23 tháng 6 2019 lúc 20:36

nghỉ đibanhbanh

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
Xem chi tiết
Kill Myself
20 tháng 9 2018 lúc 17:54

Hi everybody . My name is Nhu Y, I am 11 years old and I am a student of grade 6B junior high school in Hai Lam. My favorite subject is English. My favorite sport is badminton, .... I usually watch TV in my free time. I go to school from Monday to Saturday. I always do my homework every morning. I love my family . My family has 7 people: three, me, 3 brothers, 1 head and me. My husband is a farmer, my mother too.My first brother is an electrician, his second brother is a mechanic, his third brother is a bricklayer. My sister is a worker. and i am a student, ...

Hok tốt

# MissyGirl #

Y-S Love SSBĐ
20 tháng 9 2018 lúc 18:22

Dịch là:

Hi everybody . My name is Nhu Y, I am 11 years old and I am a student in grade 6B Hai Lam secondary school. My favorite subject is English. My favorite sport is badminton, .... I usually watch TV in my free time. I go to school Monday through Saturday. I always do my homework every morning. I love my family. My family has 7 people: three, mother, 3 brother, 1 sister and me. My father is a farmer, so is my mother. My first brother is an electrician, his second brother is a chameleon, his third brother is a nephew. My sister is a worker. And I'm a student, ...

Hk tốt

Nguyễn Thị Mai Hương
20 tháng 9 2018 lúc 20:15

hello everyone. My name is Nhu Y.I'm eleven years old. I'm studying in class 6B at Hai Lam lower secondary school. My favourite subject is English. My favourite sport is badminton. I usually watch TV in my free time. I go to school from Monday to Saturday . I alway do homework in morning. I very love my family. There are seven peoples in my family:my father, my mother, my three brothers, a sister in low and me.My father is a farmers, my mother is a farmers too.My first brother is an electrician, my second brother is a (mình ko hiểu), my third brother is a bricklayer.My sister in low is a worker and me is a student.

        anh trai thứ 2 bạn làm nghề gì vậy ?Nói rõ ra nhé mình ko hiểu được ^-^

Nguyễn Thanh Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt
19 tháng 2 2021 lúc 18:11
Điêu vừa vừa thôi ông ơi
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Thủy
21 tháng 2 2021 lúc 16:45

lam thu di

Khách vãng lai đã xóa
Hoang Khoi
22 tháng 2 2021 lúc 18:53

Tiếng anh 12 gần như rất dễ để học sinh lấy điểm xét tốt nghiệp , bù cho môn toán , lý và hóa , xin chào e , nếu e muốn thấy những bài toán 12 a sẽ cho e xem vài bài cơ bản nhất. 

Khách vãng lai đã xóa
man supper
Xem chi tiết
Ngố ngây ngô
8 tháng 8 2018 lúc 10:11

1. chi toi la mot co gai vui ve .chi ay song rat hanh phu

my sister is a funny girl. she lives happily

2. co ay co the hat nhung bai hat tieng anh hay

she can sing the English songs

3.em trai toi da lam bai kiem tra cau tha va dat diem kem .no la cau be cau tha

my brother took the exam carelessly and got bad mark. he is a careless boy

4. Linh thuong di xe dap mot cach an toan .co ay la nguoi di xe dap can than

linh often rides a bike safely. she is a careful cyclist

Vũ Như Quỳnh
8 tháng 8 2018 lúc 10:16

x1: lam bai theo mau

vd: ban nen rua rau can than

you should wash vegetable carefully

1. chi toi la mot co gai vui ve .chi ay song rat hanh phuc

=> My sister is a happy girl. She lives happily

2. co ay co the hat nhung bai hat tieng anh hay

=> She can sing many best English songs

3.em trai toi da lam bai kiem tra cau tha va dat diem kem .no la cau be cau tha

=> My younger brother did the test negligently and got the worse mark. He is a negligent boy

4. Linh thuong di xe dap mot cach an toan .co ay la nguoi di xe dap can than

=> Linh always cycles safely. She is a carefull cyclest

#Yiin

Vũ Việt Hà
Xem chi tiết
Eren Jeager
20 tháng 8 2017 lúc 15:58

Gợi ý :

Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên. Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau: Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại. Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường. Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp. Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
Đạt Trần
20 tháng 8 2017 lúc 16:25
Hướng dẫn giải: Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên. Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau: Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại. Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường. Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp. Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
Nguyễn Bảo Trung
20 tháng 8 2017 lúc 20:37
Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên. Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau: Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại. Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường. Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp. Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
sdfghjk
Xem chi tiết
Mitsuhiko Asuna Sera
29 tháng 4 2017 lúc 8:16

Cau 1: b,

Cau 2: c,

Lê Vương Khang
19 tháng 10 2017 lúc 21:00

chế lớp 6 đó em là gì được nhau :)

nguyen thi khanh huyen
14 tháng 2 2018 lúc 13:38

lớp 6 đc giải ko em

trọng tình
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
14 tháng 9 2015 lúc 15:53

tick cho mik rùi mik làm cho nha

Yen Nhi
31 tháng 10 2021 lúc 20:03

\(A=x^5+x^4+1\)

\(=x^5+x^4+x^3-x^3+1\)

\(=\left(x^5+x^4+x^3\right)-\left(x^3-1\right)\)

\(=x^3.\left(x^2+x+1\right)-\left(x-1\right).\left(x^2+x+1\right)\)

\(=\left(x^2+x+1\right).\left(x^3-x+1\right)\)

Khách vãng lai đã xóa
hoa nguyen
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
11 tháng 1 2019 lúc 21:13

Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:

“Không thầy đố mày làm nên”

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:

“Học thầy không tày học bạn’’

Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?

Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh của mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.

Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò của thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết quả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật... thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".

Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.

Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.

Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỉ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội...

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:

“Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”

Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.

Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.

Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 - 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.

“Trọng thầy mới được làm thầy”

Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.

Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học với thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.



Lê Nguyễn Ngọc Nhi
11 tháng 1 2019 lúc 21:22

Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…

Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng. Vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạnh đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, hai câu trên có mâu thuẫn với nhau hay không? Chúng ta cùng bàn luận để có cách nhìn nhận đúng đắn về ý nghĩa của hai câu tục ngữ này.

Nếu mới đọc qua, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau.

Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Vậy nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này thế nào cho đúng?

Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao của người thầy quả là không nhỏ.

Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy, trò phải hết sức nỗ lực trong học tập thì mới mong đạt được kết quả khả quan. Như vậy, những cố gắng của học sinh cũng góp phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ thiên lệch.

Vai trò người thầy quan trọng như vậy mà lại có ý kiến cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày có nghĩa là không bằng), liệu có rơi vào sự đánh giá thiên lệch khác chăng? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến ảnh hưởng của bạn bè đối với sự hiểu biết và tiến bộ của mỗi người. Nghệ thuật dân gian trong câu tục ngữ này là dùng cách nói quá để khẳng định điều muốn nói. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè. Lúc bạn tận tình hướng dẫn cho mình thì bạn cũng đã đồng vai trò người thầy, dù chỉ trong chốc lát.

Thực tế cho thấy bạn bè tốt hỗ trợ nhau rất nhiều trong học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp của mỗi người. Bạn bè cùng trang lứa có sự thông cảm, gần gũi nên việc tiếp thu cũng dễ dàng hơn.

Vậy nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào?

Mỗi học sinh phải chăm chỉ học tập, cố gắng tiếp thu những kiến thức do thầy truyền đạt, kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Luôn ghi nhớ truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Kính trọng thầy thực sự thì mới có tâm thế trong sáng, nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ điều gì, ta mạnh dạn hỏi bạn bè, tránh thái độ tự ti, giấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học cả tác phong, đạo đức để trở thành con người toàn diện, hữu ích cho xã hội.

Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Cách học tốt nhất ngày nay là học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học ở thực tế đời sống hằng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn học tập. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối, vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta.
minh nguyet
11 tháng 1 2019 lúc 21:41

Câu 1:

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở cho con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay điều lạ. Lúc ta còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần thơ, đọc chữ... Dần dần ta mới có được như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn của người thầy quả là to lớn. Công ơn ấy có thế sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, còn người thầy có công “khai hóa” trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia theo lối học khoa bảng người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì thì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò của thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy không thầy đố mày làm nên là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò có nhiều môn học và có nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu và kiến thức ấy được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành “vốn liếng” riêng của bản thân để thực hành áp dụng nó có kết quả. Thầy dạy tốt, trò học tốt chắc chắn sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dường vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy) mà ông cha ta nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người và hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ ăn cháo đá bát. Họ đã quên đi công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động “biết ơn” của những hạng người vô liêm sỉ?

Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn - những người dạy nghề. Bởi lẽ đâu nhất thiết sự thành đạt làm nên của người học trò đều phải là mảnh bằng là học vị mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có vinh quang hay không là phải do bản thân nỗ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng đế góp phần vào việc làm nên ấy.

Biết ơn thầy, yêu thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là thứ tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. Không thầy đố mày làm nên mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay



Câu 2

Có thể nói được rằng chính trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng, dường như mỗi chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp, đồng thời cũng là tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu tục ngữ rất hay đó là câu “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đang được bàn luận đó.

Câu tục ngữ trên thật ngắn gọn, nó chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Câu tục ngữ như không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.

Tất nhiên con người chúng ta cũng cần phải hiểu được rằng là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định mà thôi. Với mỗi trường hợp ta lại phải có cách nhìn nhận khác nhau. Nếu như ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng dường như ta cũng cần biết được đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Còn khi mà ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân và hơn hết lại có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Ta có thể thấy được chính trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Tất cả chúng ta lên biết được rằng chính những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, nếu như chúng ta trao đổi với bạn bè sẽ rất thoải mái hơn khi được chia sẻ cũng như hỏi những khúc mắc. Không phải lo sự e dè như đồi với giáo viên thì các em có thể nói ra tất cat vướng mắc và cùng nhau giải quyết. Trong những câu hỏi đó rất khó hỏi giáo viên vì tâm lý học sinh sợ hỏi sai, hỏi câu hỏi không đâu vào đâu thì liệu thầy cô có đánh giá mình không?,…Và đó câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” lại rất đúng trong trường hợp này.

Còn như đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải biết kết hợp với khả năng, suy nghĩ đồng thời đó còn chính là những liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Tất cả chúng ta cũng cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Bạn cũng phải có thái độ tự tin, đồng thời cũng phải tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Khi chúng ta được học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Qủa thật mỗi chúng ta ai cũng cần phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn luôn là một con người học tập không có giới hạn, và phải có những quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Chúng ta nhớ rằng khi để tiến lên phía trước thì mình sẽ biết được giới hạn của bản thân, đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa không dừng lại một chỗ.

Mỗi người hãy tự biết tiếp thu kiến thức, không chỉ bởi người thầy mà còn ở bạn bè. Những kiến thức chuẩn, đúng thầy cô mang lại cho mỗi người là rất cần thiết. Cho nên ta đã nghe đến câu “Không thầy đó mày làm nên” đã nói lên điều này. Tuy nhiên trong quá trinh học, lĩnh hội tri thức thì chúng ta cũng cần phải học những người xung quanh và đó chính là những người bạn trang lứa của chính mình. Luôn luôn không ngừng học hỏi chắc chắn sẽ giúp cho bạn ngày càng hoàn thiện bản thân của mình hơn. Có như vậy đất nước ta mới thêm giàu đẹp và đúng như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không,…có sánh vai được với các cường quốc năm châu được hay không? Chính là nhờ công học tập của các cháu”.

Nói tóm lại trong mỗi người chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phục vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo và tốt nhất. Đó, dường như cũng chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” và học như thế nào là hợp lí. Mỗi chúng ta cũng hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất bạn nhé!

nguyen thi ngoc anh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Phong
27 tháng 1 lúc 18:54

???