Bài tập năng lượng ion hóa:
Gọi tên nguyên tố X ở chu kì 3 trong bảng tuần hoàn và viết cấu hình electron biết:
I-1: 1029 (kJ.mol)
I-2: 1903 (kJ.mol)
I-3: 2910 (kJ.mol)
I-4: 4956 (kJ.mol)
I-5: 6278 (kJ.mol)
I-6: 22230 (kJ.mol)
Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng hình thành tinh thể Al2(SO4)3, từ tinh thể Al2O3 và khí SO2 ở 25°C và l atm. Biết rằng ở điều kiện đó sinh nhiệt của Al2O3, SO2 và Al2(SO4)3 tương ứng bằng: -1669,7 kJ.mol-1; 395,80 kJ.mol-1 và 3434,90 kJ.mol-1
Bảng dưới đây có ghi các giá trị năng lượng ion hóa liên tiếp In (n = 1, 2, ..., 6) theo kJ.mol-1 của
hai nguyên tố X và Y:
I1 I2 I3 I4 I5 I6
X 590 1146 4941 6485 8142 10519
Y 1086 2352 4619 6221 37820 47260
Electron cuối cùng của X và Y ở trạng thái cơ bản đều có tổng giá tri bốn số lượng tử là 3,5. Tìm
tên nguyên tố và viết cấu hình electron của X và Y.
\(I_3>>I_2\left(X\right)->X:IIA->n=4;ms=-\dfrac{1}{2};l=m=0\left(\left[Ar\right]4s^2:Calcium\right)\\ I_5>>I_4\left(Y\right)->Y:IVA->n=2;ms=\dfrac{1}{2};m=0;l=1\left(\left[He\right]2s^22p^2\left(Carbon\right)\right)\)
Cho biết năng lượng liên kết của phân tử fluorine, nitrogen lần lượt là 159 kJ.mol-1 và 946 kJ.mol-1
a) Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt giá trị năng lượng liên kết giữa hai phân tử trên.
b) Cho biết chất nào hoạt động hoá học hơn.
a) Sự khác biệt giá trị năng lượng liên kết là liên kết giữa phân tử fluorine là liên kết đơn, còn nitrogen là liên kết ba.
b) Fluorine hoạt động hóa học mạnh hơn, vì năng lượng liên kết của nitrogen > fluorine (946 > 159) nên liên kết phân tử nitrogen khó phá vỡ - hoạt động kém.
Dựa vào các giá trị năng lượng liên kết, hãy dự đoán ở nhiệt độ thường thì đơn chất nitrogen hay chlorine dễ phản ứng với hydrogen hơn. Cho biết năng lượng liên kết Cl − Cl trong phân tử chlorine là 243 kJ.mol-1.
- Tại nhiệt độ thường thì chlorine dễ phản ứng với hydrogen hơn.
- Vì liên kết ba giữa hai nguyên tử N trong phân tử nitrogen có năng lượng liên kết rất lớn (946 kJ mol-1) nên rất khó bị phá vỡ.
Cho biết nhiệt hóa hơi của nước là 40,7 kJ.mol-1. Nhiệt cung cấp cho nước (trạng thái lỏng) tăng thêm 1 độ là 4,18 J. g-1. Nhiệt cung cấp cho hơi nước tăng thêm 1 độ là 2,03 J. g-1. Khối lượng riêng của nước nguyên chất là 1 g.cm-1. Xác định hiệu ứng nhiệt của quá trình biến đổi 100 ml nước nguyên chất từ 10oC lên đến 150oC?
Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn sau đây tỏa ra 184,6 kJ:
H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) (*)
Những phát biểu sau dưới đây là đúng?
A. Nhiệt tạo thành của HCl là -184,6 kJ.mol-1.
B. Biến thiên enthalpy phản ứng (*) là -184,6 kJ.
C. Nhiệt tạo thành của HCl là -92,3 kJ.mol-1.
D. Biến thiên enthalpy phản ứng (*) là -92,3 kJ.
A. Sai vì đó là nhiệt tạo thành của 2 mol HCl
B. Đúng vì (*) là phản ứng tỏa nhiệt nên enthalpy mang giá trị âm
C. Đúng vì nhiệt tạo thành tỉ lệ với số mol chất tạo thành, đây là phản ứng tỏa nhiệt nên mang giá trị âm
D. Sai vì phản ứng (*) ứng với 2 mol
=> Đáp án B, C đúng
Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi: Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên.
Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.
Nguyên tố A có số electron ở lớp ngoài cùng là 4s. Ion A+2 có số electron ở lớp ngoài cùng là 13. Viết cấu hình electron của A. Xác định tên nguyên tố và vị trí của A trong bảng tuần hoàn.
Câu 6: X và Y là 2 nguyên tố ở cùng 1 nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống
tuần hoàn. Tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử X và Y bằng 30. Hãy viết cấu hình
electron của X, Y và của các ion mà X và Y có thể tạo thành.