Những câu hỏi liên quan
Phạm Mai Phương
Xem chi tiết
Trieu Nguyen
2 tháng 5 2016 lúc 21:52
Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ. Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm. Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ). Bài thơ có thể tóm tắt như sau: Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác. Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người. 

Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.

 
Bình luận (3)
Nguyễn Kim Thành
23 tháng 2 2017 lúc 14:50

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Trời thì mưa lâm thăm Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi - Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy -

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.



Bình luận (0)
Đào Ngọc Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huy Toàn
11 tháng 2 2022 lúc 18:30

Tham khảo:

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

Bình luận (0)
Night___
11 tháng 2 2022 lúc 18:32

Refer:

a. Mở bài:

· Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện...

· Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: tôi (tự giới thiệu) được ở cùng Bác Hồ trong mái lều tranh xơ xác vào một đêm mưa lạnh trên đường đi chiến dịch ...

b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện, trong đó có kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và bộc lộ cảm xúc, câu chuyện được kể lại qua lời kể của anh đội viên (nhân vật tôi: vừa là người chứng kiến, vừa là người tham gia vào câu chuyện).

· Lần đầu thức giấc:

· Nhân vật tôi ngạc nhiên, băn khoăn vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi “trầm ngâm” bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động khi nhân vật tôi hiểu rằng Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ.

· Nhân vật tôi ngỡ như nằm mơ khi được chứng kiến cảnh Bác đi “dém chăn” cho từng chiến sĩ với bước chân nhẹ nhàng…

· Hình ảnh Bác Hồ hiện ra với nhân vật tôi trong tâm trạng mơ màng: Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi, thân thương như một người Cha đối với các con - những người chiến sĩ... Trong sự xao xuyến cao độ, nhân vật tôi thổn thức, thầm thì hỏi nhỏ: “Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?”

· Khi Bác ân cần trả lời: “- Chú cứ việc ngủ ngon/ Ngày mai đi đánh giặc”, nhân vật tôi vâng lời nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn chồn, bề bộn, lo lắng cho sức khoẻ của Bác, lo cho chiến dịch, lo cho vận mệnh của đất nước…)

 

· Lần thứ ba thức dậy:

· Trời sắp sáng mà thấy Bác vẫn “Ngồi đinh ninh - chòm râu im phăng phắc”, nhân vật tôi “hốt hoảng giật mình” và: Anh vội vàng nằng nặc: - Mời Bác ngủ Bác ơi!

· Khi được bác tâm sự về những điều Người trăn trở trong đêm không ngủ, nhân vật tôi thấu hiểu tình thương yêu của Bác với bộ đội và nhân dân, anh như lớn thêm lên về tâm hồn, như được hưởng một niềm hạnh phúc lớn lao, bởi thế nên: “Lòng vui sướng mênh mông”, nhân vật tôi “thức luôn cùng Bác”

· Nhân vật tôi tự bộc lộ diễn biến tâm trạng:

· Hình tượng Bác Hồ: giản dị, gần gũi nhưng cũng thật vĩ đại, lớn lao…

· Đêm không ngủ được kể lại trên đây chỉ là một trong vô vàn đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là một “lẽ thường tình” vì “Bác là Hồ Chí Minh” …

c. Kết bài: Cảm nghĩ của nhân vật tôi:

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, thể hiện rõ tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ, của nhân dân ta đối với Bác Hồ….

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
30 tháng 11 2023 lúc 23:32

Tìm hiểu về tác giả Minh Huệ

Tiểu sử:

- Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927, là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là "Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái".

- Quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Sự nghiệp cách mạng gắn liền với sự nghiệp văn học:

- Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945.

- Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi.

- Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

- Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

Các tác phẩm tiêu biểu:

- Minh Huệ (3/10/1927 - 11/10/2003) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm thơ "Đêm nay Bác không ngủ", và đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); Đất chiến hào (1970). Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là "Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái".

Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Minh Hiếu
Xem chi tiết
𝐓𝐡𝐮𝐮 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐲
16 tháng 4 2018 lúc 19:28

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại.

Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Minh Hiếu
16 tháng 4 2018 lúc 19:37

Viết thành bài văn

Bình luận (0)
hoang thi thu hang
16 tháng 4 2018 lúc 19:57

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính
yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã
gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại trong em niềm kính
yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho
việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ
huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ…
trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong
khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh.
Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con
thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi
dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương
từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người”
trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ.
Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình
thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của
Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng
lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được
truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy
Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho
mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”,
“im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta
có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ
đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo
toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải
ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức
suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiến sĩ xúc động:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu.
Ánh lửa rừng Bác đã nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên
tấm lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng
khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài
trí tưởng tượng của người chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho các anh chiến sĩ
đang ở trong mái lều cùng Bác mà Bác còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân
công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Mặc dù đã ba lần người đội viên thiết tha
mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn cứ thức. Bác còn động viên anh chiến sĩ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho anh đội viên cảm phục. Hiểu được
tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo
toan với Bác và anh thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và chiến sĩ đã đạt tới đỉnh cao.
Tình cảm ấy cũng được đáp lại, tình yêu được đền đáp bằng tình yêu.
Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là một
bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người
chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng
chừng như chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng
thực, một sự kiện có thực trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm rung
động trái tim muôn triệu con người. Tấm gương đạo đức của Bác soi sáng
cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

Bình luận (0)
Lê Đỗ Hoàng Yến
Xem chi tiết
nguyễn hoàng long
11 tháng 3 2021 lúc 21:40

hãy giúp tôi việc này đừng có bắt tôi mua tài khoảng VIP

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Đức
11 tháng 3 2021 lúc 21:49

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
trunghihi
Xem chi tiết
Tẫn
Xem chi tiết
TNT học giỏi
13 tháng 3 2018 lúc 9:40

1nêu cảnh anh đội viên nhìn bác chưa ngủ

bác ngồi bên bếp lửa và ngoài trời như thế nào

tình cảm anh đội viên nhìn bác

2 khổ cuối vì . đây là khổ do vợ ông sáng tác ( nghe thầy nói ko biết đúng hay sai)

Bình luận (0)
Tẫn
13 tháng 3 2018 lúc 9:30

Trả lời nhanh nhất mình k cho

Bình luận (0)
Phan Thanh Bình
Xem chi tiết
Duyên Vũ
28 tháng 4 2021 lúc 18:34

1. Hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ Lượm và Đêm nay Bác không ngủ :

- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

2. Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

3. Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiến đấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vo Thé Tài
Xem chi tiết
nguyenvankhoi196a
16 tháng 3 2018 lúc 16:26

"Bác để tình thương cho chúng con" (Bác ơi - Tố Hữu). Tình thương ở Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc về một nhân cách lớn. Là nét chân dung không hẳn là phổ biến với các bậc vĩ nhân, nó trở nên độc đáo, độc đáo trong sự hồn nhiên như bản chất Người sinh ra là vậy. Chính vì thế, dù lớn lao, Bác không xa lạ với đồng bào. Tình thương ấy đã gắn lãnh tụ với nhân dân thành một khối, trở nên một sức mạnh vô song. Chân lí ấy đã được chứng minh trong hai cuộc chiến tranh giữ nước: chống Pháp và chống Mĩ, "hai tên đế quốc to", mở ra thời đại vẻ vang của lịch sử dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh. Ý nghĩa lớn lao đó là tinh thần của một bài tho nhỏ. Bài thơ khiêm nhường như một ghi chép đơn sơ nhưng cảm động về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa "anh đội viên" với lãnh tụ của mình trong một đêm khuya nơi rừng lạnh, giữa những năm gian khổ khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cách ghi không khoa trương mà chân thực như lối kể vè, hát dặm của chính quê Người. Bài thơ đã đi vào lòng dân với tư cách một tác phẩm văn chương đích thực từ đó

Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu-cua-minh-hue-22-1743.html

:3

Bình luận (0)
Ahwi
16 tháng 3 2018 lúc 16:28

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.vvv

Bình luận (0)
©ⓢ丶κεη春╰‿╯
16 tháng 3 2018 lúc 16:29

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm)

con Uyên Trần chép mạng đừng tk cho nó

Bình luận (0)