Những câu hỏi liên quan
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 11:50
1. Giải thích: Đây là câu nói nổi tiếng của M.L.King- nhà hoạt động nhận quyền Mỹ gốc Phi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964.- Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc- xót xa là một trong những cảm xúc đó. Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối..- Xót xa vì cái gì?+ Hành động và lời nói của kẻ xấu- những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn hại về kinh tế và đời sống tinh thần.+ Xot xa vì sự im lặng của người tốt. Đó là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng.  Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.2. Bình luận- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị- Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Chính sự im lặng của những người tốt làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp.- Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...- Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay. Con người ngày càng trở nên vô cảm.3. Bài học nhận thức và hành động- Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình.Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác.-Hãy ủng hộ việc làm của những người tốt, hảy chia sẻ với họ, bảo vệ họ để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Bình luận (0)
Cô Bảo Ngọc
Xem chi tiết
dieu hoang
Xem chi tiết
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 17:16

Tình bạn là tình cảm thiêng liêng của con người trong xã hội. Ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn là thứ tình cảm quan trọng, có sức ảnh hưởng và nâng đỡ mỗi chúng ta trên đường đời. Trong cuộc sống, không ai là không có bạn cả. Người nào càng có nhiều bạn bè thì người đó càng hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao. Các cụ có câu:”Giàu vì bạn, sang vì vợ” là ở lẽ đó.Người bạn hèn nhát là người sẽ đến bên ta khi ta thành công và bỏ mặc ta khi ta lâm vào nguy khó (khi ta thành công, có quá nhiều"bạn" chúng ta ko thể phân biệt rõ ràng được)
- Kẻ thù là người mà chúng ta luôn phòng bị và sẵn sàng chiến đấu với
=> Chúng ta luôn đề phòng kẻ thù vì trước mặt chúng ta, họ đã thể hiện rõ bản chất còn với những người bạn hèn nhát thì ko. Chúng ta ko những ko đề phòng mà luôn tin tưởng ở họ => Chúng ta dễ dàng gặp thất bại một khi những người bạn hèn nhát kia bán đứng chúng ta

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 17:36

Tình bạn là tình cảm thiêng liêng của con người trong xã hội. Ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn là thứ tình cảm quan trọng, có sức ảnh hưởng và nâng đỡ mỗi chúng ta trên đường đời. Trong cuộc sống, không ai là không có bạn cả. Người nào càng có nhiều bạn bè thì người đó càng hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao. Các cụ có câu:”Giàu vì bạn, sang vì vợ” là ở lẽ đó.Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có hạnh phúc khác chăng nữa.Hãy mang lại hạnh phúc cho người khác, bạn sẽ hưởng hạnh phúc. Hãy mang lại sự bình an cho người khác bạn sẽ hưởng sự bình an. Mang lại sự đau khổ cho người khác, bạn sẽ nhận lại sự đau khổ.Đừng bao giờ thổ lộ hết với bạn bè vì có ngày họ có thể biến thành thù nên nhân đó sẽ hại anh. Cũng đừng bao giờ đối xử tàn tệ với kẻ thù đến độ họ không thể trở thành bạn anh vào một ngày nào đó.

Bình luận (0)
Thân Thị Phương Trang
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
21 tháng 1 2017 lúc 18:40

I) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi, người đã đoạt giải Nobel về hòa bình năm 1964 có cho rằng: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Đó là ý kiến đáng để cho chúng ta suy nghĩ rất nhiều, về sự tốt xấu trong ứng xử của cuộc sống hàng ngày.

II Giải thích khái niệm:
- Kẻ xấu: theo quan niệm thông thường của xã hội: Là những kẻ độc ác tàn nhẫn, không có tình yêu thương đối với con người, những kẻ ích kỉ và muốn làm hại người khác, có những lời nói hành động làm tổn hại đến những người xung quanh.
- Người tốt: là những con người không độc ác, không ích kỉ, những con người nhân hậu, bao dung, những con người có tấm lòng độ lượng nhân từ, những con người dễ động lòng trắc ẩn với người khác, những con người không làm hại đến những người xung quanh mình.

III) Lý giải vấn đề :
- Lương tri của chúng ta xót xa ở đây chính là lý giải cái thái độ, phản ứng của chúng ta, sự phẫn nộ, bất bình, đau xót ... về những lời nói : gièm pha, đố kị, không được kiểm chứng, hành động
- Lời nói gièm pha, đố kị, vô trách nhiệm.( Ví dụ những coment vô trách nhiệm …)
- Hành động: Côn đồ, xấu xa, vụ lợi, bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp pháp luật…
- Vì sự im lặng của những người tốt:
+ Theo nghĩa đen: Nghĩ mình như vậy là khôn ngoan, không thể hiện thái độ của mình, không có lời nói nào bênh vực cho những người yếu đuối, không có lời nói nào để phản đối những kẻ xấu xa, những hành động côn đồ, những hành vi vụ lợi bất chấp luân thường đạo lý hay pháp luật. Không phát ngôn.
+ Theo nghĩa bóng: Thực ra những con người họ rất nhân hậu, họ không làm tổn thương ai cả, thấy người khác bị kẻ xấu làm tổn hại, xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể hay quyền lợi bởi những hành động, lời nói đố kị, vô trách nhiệm. Không tỏ thái độ, tỏ ra thờ ơ vô cảm, bàng quan.
- Bởi lời nói hành động của kẻ xấu làm tổn hại đến con người, đến cộng đồng người lương thiện, và trật tự xã hội.
- Bởi sự im lặng ấy là cách dung túng cho cái xấu, kẻ xấu, đó là một cách làm tổn hại đến những con người trong xã hội.

IV) Hậu quả của thái độ im lặng đáng sợ của những người tốt:
- Cái ác sẽ lộng hành trong xã hội, cái thiện sẽ mất dần lòng tin.
- Cái thiện sẽ mất niềm tin vào cuộc đời, những người yếu đuối bất hạnh, yếu đuối sẽ không được bênh vực, che chở, không được bảo vệ che chở.
- Cái chân lý không được khẳng định, không được bảo vệ ( dẫn chứng: Bao nhiêu vụ bị ép cung, bao nhiêu án oan đăng trên báo..).
- Con người trở nên vô cảm.
V) Nguyên nhân thờ ơ vô cảm của người tốt:
- Ích kỉ, hèn nhát.
- Quan niệm về người tốt: Không phải chỉ làm những điều xấu, tổn hại đến người khác mới là người xấu, không phải chỉ có những lời nói, hành động có hại cho mọi người, và xã hội mới là kẻ xấu mà những người im lặng cho kẻ xấu cũng là cách dung túng cho cái xấu, làm cho cái thiện, cái đẹp làm tổn hại. Và như vậy họ cũng không xứng đáng là người tốt đích thực.
- Những phẩm chất cần có của người tốt: Vị tha, dũng cảm, trung thực.
VI) Bài học:
- Hiểu sâu sắc căn bệnh thờ ơ vô cảm.
- Cần phải rèn cách sống tích cực nhân hậu, sự trung thực dũng cảm để cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
21 tháng 1 2017 lúc 18:13

Sống trong một xã hội công nghệ phát triển nhanh chóng cùng với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế, con người có những xu hướng dần thoái trào về nhân cách. Sự ích kỷ, vị kỷ, vô tâm, lòng tham con người ngày càng được đẩy lên. Những tính cách, những nét đẹp trong văn hóa ứng xử ngày càng lu mờ dần trước sự ích kỷ ấy. Matin Luthern King đã từng có một câu nói bất hủ: "Trong thế giới này chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Như thế nào là sự im lặng của người tốt và tại sao nó lại đáng sợ, đáng sợ trong trường hợp nào? Tôi sẽ nói cho các bạn hiểu ngay bây giờ.

Hai từ "im lặng" đã không còn xa lạ đối với bất kỳ ai. "Im lặng" là một trạng thái tĩnh của con người. Ở trạng thái này, con người chúng ta không có bất cứ một phản ứng, hành động, lời nói, bất cứ động thái nào cả. "Im lặng" là lúc cơ thể về trạng thái không hành động mặc dù não bộ, tinh thần vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể đánh giá được những sự việc xảy ra xung quanh mình. Nhưng tuyệt nhiên những nhận xét, đánh giá đó chỉ ở trong suy nghĩ mà không thể hiện ra bên ngoài cho người khác biết được. Trong cuộc sống luôn tồn tại người xấu và người tốt. Điều này là một sự tất yếu khách quan của xã hội. Luôn có những người xấu bên cạnh người tốt. Có lẽ không cần phải giải thích như thế nào là người xấu và như thế nào là người tốt nữa. Bởi mọi người ai cũng có thể hình dung được trong tâm trí của mình rồi. Sự im lặng của người tốt chính là thái độ thờ ơ, không phản ứng, không ý kiến đánh giá bình luận nào trước những hành vi xấu, tiêu cực, tội ác, điều chướng tai gai mắt của người xấu. Sự im lặng của họ là không cần thiết trong những trường hợp này. Tôi có thể lấy một ví dụ dễ hiểu cho mọi người. Chắc hẳn các bạn đã từng xem, từng nghe một đoạn video nói về việc một anh chàng thanh niên bị móc túi trên xe buýt. Điều đáng nói ở đây là khi anh ta phát hiện ra mình bị mất đồ, anh ta chỉ kêu lên: "Anh ơi, em không có tiền đâu, anh cho em xin lại bằng lái xe". Anh thanh niên cứ liên tục nhắc lại câu nói đó. Nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng. Mặc dù ở trên xe có nhiều người biết ai là tên trộm. Nhưng không ai lên tiếng nói bất cứ một lời nào. Họ chỉ nhìn anh với con mắt thể hiện thái độ khác nhau. Hàng chụ con mắt chỉ nhìn anh không nói một lời. Tôi dám cá với bạn rằng trong số họ chắc chắn có người tốt, không những thế còn nhiều người tốt. Nhưng họ cũng không lên tiếng. Hay một ví dụ khác. Một tai nạn thảm khốc đã xảy ra với một ông lão. Nhưng trong tai nạn đó còn có cháu của ông khoảng chừng 2 tuổi. Tai nạn vừa xảy ra, mọi người đổ xô vào nhìn ngắm. Đứa trẻ vẫn thở, người ông đang cố gắng cầu cứu cho đứa cháu bé nhỏ của mình. Nhưng không một ai lên tiếng, khoongmootj ai gọi xe cứu thương. Họ chỉ xúm lại nhìn ông lão kiệt sức ngất đi. Trong số họ chắc chăn có người tốt. Nhưng tại sao họ lại không lên tiếng hay có bất kỳ một hành động giúp đỡ nào? Và đây cũng chính là sự đáng sợ mà tôi uốn nói đến. Họ là người tốt. Vâng họ là người tốt, có trình độ văn hóa, có nhận thức đúng đắn, không làm những điều phạm pháp. Nhưng họ không biết cách giúp đỡ người khác khi cần, không biết lên tiếng khi có cơ hội. Liệu như vậy học đã thực sự tốt? Hay chỉ là tốt trong tiềm thức, trong trí tưởng tượng, tự mình đánh giá mà ra?

Sự im lặng ấy có rất nhiều nguyên nhân để dẫn tới. Cả về mặt chủ quan và khách quan đều có. Nói về mặt chủ quan, sự im lặng ấy có thể do tâm lý của họ. Đã từng rất nhiều lần họ lên tiếng hành động nhưng không đạt được hiệu quả mà còn có tác động ngược lại. Nên dần dần, họ nghĩ cứ im lặng thì tốt hơn. Và thế là sự im lặng xuất hiện và trở thành cố hữu. Trường hợp này xảy ra đối với rất nhiều người và cũng là diễn biến tâm lý hết sức tự nhiên. Việc tốt mà họ làm nhưng không nhận được sự ủng hộ của số đông mọi người tạo một rào cản rất lớn cho việc phát triển những hành động đó. Còn yếu tố khách quan nổi bật nhất có thể nhắc đến là cuộc sống xô bồ, quá nhanh hiện nay. Mọi người phải làm việc với tần suất lớn đến nỗi mà không để ý những gì diễn ra xung quanh mình. Dần dần họ chỉ còn nghĩ đến lợi ích của mình. Họ ích kỷ, thiếu lòng vị tha, không quan tâm đến những người xung quanh. Nên khi đứng trước một sự việc không liên quan đến mình, họ chỉ thờ ơ coi như mình chưa từng thấy. Sự im lặng của người tốt có thể không gây hại gì nhưng đó là sự đồng thuận ngầm cho những hành vi sai trái của kẻ xấu. Và chính vì thế mà những kẻ xấu ngày càng lộng hành. Có thể lúc này bạn không phải là người bị hại, người cần sự giúp đỡ. Nhưng không ai nói trước được tương lai. Có thể một lúc nào đó chính bạn sẽ tự hại chính bản thân mình về sự im lặng ấy. Do vậy, những biện pháp nhằm khích lệ sự hành động, lên tiếng để bảo vệ cho những điều tốt đẹp luôn là cần thiết. Bởi lùi bước cho cái xấu cũng là tội ác. Sự im lặng không trực tếp gây ra tội ác nhưng lại gián tiếp đồng thuận với nó. Chính vì vậy, chúng ta, những con người có đầy đủ điều kiện để trở thành những người tốt trong một xã hội văn minh, đừng im lặng, hãy đưa ra những ý kiến của mình, hãy hành động những gì mà lý trí mách bảo, hãy bỏ tư tưởng im lặng trước bất cứ mọi việc xung quanh mình. Để có thể giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày càng bình yên và văn minh hơn.

Sự im lặng của người tốt luôn là một rào cản lớn đối với sự phát triển của xã hội. Im lặng trước nhũng hành động xấu là đồng thuận với nó. Im lặng trước nhữn việc xảy ra xung quanh mình là thờ ơ, bất cần. Như vậy, dù là im lặng trong tình huống hoàn cảnh nào cũng đem lại hậu quả. Vì thế mà nó mới đáng sợ như lời mà nhà nhân quyền Mĩ gốc Phi Matin Luthern King đã nói.

Bình luận (1)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
21 tháng 1 2017 lúc 18:15

Sống trong một xã hội công nghệ phát triển nhanh chóng cùng với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế, con người có những xu hướng dần thoái trào về nhân cách. Sự ích kỷ, vị kỷ, vô tâm, lòng tham con người ngày càng được đẩy lên. Những tính cách, những nét đẹp trong văn hóa ứng xử ngày càng lu mờ dần trước sự ích kỷ ấy. Matin Luthern King đã từng có một câu nói bất hủ: "Trong thế giới này chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Như thế nào là sự im lặng của người tốt và tại sao nó lại đáng sợ, đáng sợ trong trường hợp nào? Tôi sẽ nói cho các bạn hiểu ngay bây giờ.

Bàn về sự im lặng đáng sợ của người tốt

Hai từ "im lặng" đã không còn xa lạ đối với bất kỳ ai. "Im lặng" là một trạng thái tĩnh của con người. Ở trạng thái này, con người chúng ta không có bất cứ một phản ứng, hành động, lời nói, bất cứ động thái nào cả. "Im lặng" là lúc cơ thể về trạng thái không hành động mặc dù não bộ, tinh thần vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể đánh giá được những sự việc xảy ra xung quanh mình. Nhưng tuyệt nhiên những nhận xét, đánh giá đó chỉ ở trong suy nghĩ mà không thể hiện ra bên ngoài cho người khác biết được. Trong cuộc sống luôn tồn tại người xấu và người tốt. Điều này là một sự tất yếu khách quan của xã hội. Luôn có những người xấu bên cạnh người tốt. Có lẽ không cần phải giải thích như thế nào là người xấu và như thế nào là người tốt nữa. Bởi mọi người ai cũng có thể hình dung được trong tâm trí của mình rồi. Sự im lặng của người tốt chính là thái độ thờ ơ, không phản ứng, không ý kiến đánh giá bình luận nào trước những hành vi xấu, tiêu cực, tội ác, điều chướng tai gai mắt của người xấu. Sự im lặng của họ là không cần thiết trong những trường hợp này. Tôi có thể lấy một ví dụ dễ hiểu cho mọi người. Chắc hẳn các bạn đã từng xem, từng nghe một đoạn video nói về việc một anh chàng thanh niên bị móc túi trên xe buýt. Điều đáng nói ở đây là khi anh ta phát hiện ra mình bị mất đồ, anh ta chỉ kêu lên: "Anh ơi, em không có tiền đâu, anh cho em xin lại bằng lái xe". Anh thanh niên cứ liên tục nhắc lại câu nói đó. Nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng. Mặc dù ở trên xe có nhiều người biết ai là tên trộm. Nhưng không ai lên tiếng nói bất cứ một lời nào. Họ chỉ nhìn anh với con mắt thể hiện thái độ khác nhau. Hàng chụ con mắt chỉ nhìn anh không nói một lời. Tôi dám cá với bạn rằng trong số họ chắc chắn có người tốt, không những thế còn nhiều người tốt. Nhưng họ cũng không lên tiếng. Hay một ví dụ khác. Một tai nạn thảm khốc đã xảy ra với một ông lão. Nhưng trong tai nạn đó còn có cháu của ông khoảng chừng 2 tuổi. Tai nạn vừa xảy ra, mọi người đổ xô vào nhìn ngắm. Đứa trẻ vẫn thở, người ông đang cố gắng cầu cứu cho đứa cháu bé nhỏ của mình. Nhưng không một ai lên tiếng, khoongmootj ai gọi xe cứu thương. Họ chỉ xúm lại nhìn ông lão kiệt sức ngất đi. Trong số họ chắc chăn có người tốt. Nhưng tại sao họ lại không lên tiếng hay có bất kỳ một hành động giúp đỡ nào? Và đây cũng chính là sự đáng sợ mà tôi uốn nói đến. Họ là người tốt. Vâng họ là người tốt, có trình độ văn hóa, có nhận thức đúng đắn, không làm những điều phạm pháp. Nhưng họ không biết cách giúp đỡ người khác khi cần, không biết lên tiếng khi có cơ hội. Liệu như vậy học đã thực sự tốt? Hay chỉ là tốt trong tiềm thức, trong trí tưởng tượng, tự mình đánh giá mà ra?

Sự im lặng ấy có rất nhiều nguyên nhân để dẫn tới. Cả về mặt chủ quan và khách quan đều có. Nói về mặt chủ quan, sự im lặng ấy có thể do tâm lý của họ. Đã từng rất nhiều lần họ lên tiếng hành động nhưng không đạt được hiệu quả mà còn có tác động ngược lại. Nên dần dần, họ nghĩ cứ im lặng thì tốt hơn. Và thế là sự im lặng xuất hiện và trở thành cố hữu. Trường hợp này xảy ra đối với rất nhiều người và cũng là diễn biến tâm lý hết sức tự nhiên. Việc tốt mà họ làm nhưng không nhận được sự ủng hộ của số đông mọi người tạo một rào cản rất lớn cho việc phát triển những hành động đó. Còn yếu tố khách quan nổi bật nhất có thể nhắc đến là cuộc sống xô bồ, quá nhanh hiện nay. Mọi người phải làm việc với tần suất lớn đến nỗi mà không để ý những gì diễn ra xung quanh mình. Dần dần họ chỉ còn nghĩ đến lợi ích của mình. Họ ích kỷ, thiếu lòng vị tha, không quan tâm đến những người xung quanh. Nên khi đứng trước một sự việc không liên quan đến mình, họ chỉ thờ ơ coi như mình chưa từng thấy. Sự im lặng của người tốt có thể không gây hại gì nhưng đó là sự đồng thuận ngầm cho những hành vi sai trái của kẻ xấu. Và chính vì thế mà những kẻ xấu ngày càng lộng hành. Có thể lúc này bạn không phải là người bị hại, người cần sự giúp đỡ. Nhưng không ai nói trước được tương lai. Có thể một lúc nào đó chính bạn sẽ tự hại chính bản thân mình về sự im lặng ấy. Do vậy, những biện pháp nhằm khích lệ sự hành động, lên tiếng để bảo vệ cho những điều tốt đẹp luôn là cần thiết. Bởi lùi bước cho cái xấu cũng là tội ác. Sự im lặng không trực tếp gây ra tội ác nhưng lại gián tiếp đồng thuận với nó. Chính vì vậy, chúng ta, những con người có đầy đủ điều kiện để trở thành những người tốt trong một xã hội văn minh, đừng im lặng, hãy đưa ra những ý kiến của mình, hãy hành động những gì mà lý trí mách bảo, hãy bỏ tư tưởng im lặng trước bất cứ mọi việc xung quanh mình. Để có thể giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày càng bình yên và văn minh hơn.

Sự im lặng của người tốt luôn là một rào cản lớn đối với sự phát triển của xã hội. Im lặng trước nhũng hành động xấu là đồng thuận với nó. Im lặng trước nhữn việc xảy ra xung quanh mình là thờ ơ, bất cần. Như vậy, dù là im lặng trong tình huống hoàn cảnh nào cũng đem lại hậu quả. Vì thế mà nó mới đáng sợ như lời mà nhà nhân quyền Mĩ gốc Phi Matin Luthern King đã nói.

Bình luận (0)
Cười lên nào
Xem chi tiết
Dorami Chan
16 tháng 4 2018 lúc 20:26

CẢM ƠN BẠN 

^_^

CHÚC BN CŨNG SẼ CÓ MỘT THANH XUÂN THẬT ĐẸP

BÀI VIẾT CỦA BN RẤT HAY

Bình luận (0)
phatsvip
16 tháng 4 2018 lúc 20:32

Chỉ bt đăng linh tinh thôi mấy ông

Bình luận (0)
haiminh
10 tháng 1 2022 lúc 15:35

xàm ghê á !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hữu Tuyết Hạnh
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
12 tháng 3 2020 lúc 11:11

1. Đoạn trích chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai là:

- im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác.

- im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả những người quanh ta.

2. Để phá vỡ thói quen im lặng, bản thân mỗi chúng ta cần phải: lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai, có những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật như ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thê hệ. Lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/ nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Đấu tranh, phản biện mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử.

3. Hãy bắt đầu được điệp lại bốn lần để nhấn mạnh những việc làm cần thiết, ngay tức khắc góp phần phá vỡ thói quen im lặng, tránh những hậu quả đáng tiếc bằng những việc làm nhỏ nhất.

4. Học sinh nêu ý kiến của mình và giải thích thuyết phục/.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vy Ái
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2017 lúc 8:42

- Dẫn đề

- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên

- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng

- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề

Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.

Bình luận (0)
Phạm Thị Quỳnh Anh
Xem chi tiết

Trả lời:

-Nếu được thsam gia vào tranh luận của 2 ng trên thì sẽ chọn ý kiến B

-Ý kiến: Người anh thấy khó chiệu khi mình tua em gái nhưng sau đó đã biết được tấm lòng của người em đối với mình mặc dù người anh đã đối xử với em gái mình như thế và đã rất hối hận và đã biết được lỗi sai của mình để rồi tự hào về em gái mình.

Chúc bạn học tốt

Forever

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa