Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 42
Điểm GP 9
Điểm SP 146

Người theo dõi (24)

Đang theo dõi (5)


Câu trả lời:

Bài tham khảo ,bạn có thể rút gọn để hợp đề nha ^^

Cả hai chị em đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn của vẻ đẹp theo lí tưởng của xã hội và thời đại, đó là vẻ đẹp trọn vẹn nhưng “mỗi người một vẻ”.

Tả Thúy Vân: (4 câu)

Vân mang một vẻ đẹp “trang trọng khác vời” tạo cho người đọc ấn tượng về một vẻ đẹp quý phái.

Với những từ “trang trọng, đầy đặn, nở nang, đoan trang, mây thua, tuyết nhường” tạo tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xã hội công nhận và dung nạp. Điều đó như dự báo, sắp đặt cho một cuộc đời yên ổn, không có bão tố.

Tả Thúy Kiều: (12 câu)

Kiều có những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn, khi Kiều xuất hiện, đến hoa kia, liễu nọ cũng phải ghen hờn.

Tả Kiều, Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như khi tả Thúy Vân mà chỉ tập trung nhiều ở đôi mắt - cửa sổ tâm hồn. Từ cửa sổ tâm hồn ấy: “Tinh anh phát tiết ra ngoài; ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa”.

Kiều còn có vẻ đẹp của tài năng, nó đạt đến mức toàn diện, chuẩn mực của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến, giỏi cả “cầm, kì, thi, họa”. Đặc biệt là tài đàn.

Nhan sắc ở Kiều độc đáo, kì lạ vượt lên trên sự bình thường. Đó là loại nhan sắc hiếm có trên đời, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình.

Tài của Kiều là cái tài toàn diện: cầm, kì, thi, họa mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Thúy Kiều đúng là người hiếm có ở đời.

Ở Kiều là sự kết hợp giữa tài - sắc - tình - mệnh. Từ bức chân dung ấy, người ta có thể cảm nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Vì như Nguyễn Du đã khéo léo mượn hai hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên là hoa và liễu đặt bên đời Thúy Kiều với tình cảm hờn ghen. Tạo hóa trêu ngươi để đưa Thúy Kiều vào những trái ngang, đau khổ.

Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du: bút pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn chương trung đại. Đoạn thơ giàu chất nhân văn, thể hiện tấm lòng của nhà thơ luôn đề cao, trân trọng vẻ đẹp của con người.

 



 

Câu trả lời:

Bài tham khảo của gv ^^

“Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”. Lời nhận định ấy quả không sai. Nếu thiếu sách báo thì cuộc sống ta sẽ buồn tẻ, hụt hẫng biết bao. Sách giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp mọi thắc mắc, ưu phiền… Sách chẳng khác nào là người bạn của chúng ta. Cho nên khi bàn về ích lợi của sách, La Rocheftoucault có nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.
Quả thật sách là một người bạn tinh thần rất kì diệu.

Trong cuộc sống, bất cứ thời đại nào, bạn thì có bạn tốt, bạn xấu. Sách cũng, vậy, có sách tốt và sách xấu. Nếu ta đã từng được khuyên nên chọn bạn mà chơi thì câu nổi trên cũng có giá trị tương tự như thế: Phải chọn sách tốt mà đọc. Thế nào là sách tốt? Đó là loại sách giúp ta mở mang kiến thức hiểu biết về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới… không chỉ hôm nay mà cả quá khứ xa xưa cũng như hướng tương lai sắp tới. Còn bạn hiền là sao? Là người giúp đỡ, xây dựng hướng dẫn cho ta học điều hay lẽ phải. Như vậy một quyển sách tốt và một người bạn hiền có vai trò tương tự nhau.

Thật vậy, sách tốt giúp ta học hỏi được nhiều điều hay nhiều điều mới lạ. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài tìm tòi suy nghiệm có khi không phải của một người mà là của nhiều người, có khi không phải của một đời mà là của nhiều thế hệ nhất là những quyển sách thuộc lĩnh vực khoa học, y học, thiên văn, xã hội học, kinh tế học… Sách tốt giúp cho ta có một đời sống tâm hồn tốt đẹp, biết yêu ghét rạch ròi, biết phân biệt bạn và thù, biết thông cảm với niềm đau, nỗi bất hạnh của con người. Đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta hiểu được thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Số phận của người nông dân, nhất là người bần nông, dần dần hiện rõ trước mắt chúng ta qua từng trang sách. Chị Dậu chỉ vì một suất sưu của chồng mà phải bán đứa con gái thân yêu của mình. Trong cái xã hội phong kiến thời nô lệ ấy, con người bị đánh thuế như thuế con vật, thuế hàng hóa… Còn cảnh đói nghèo của lão Hạc cũng giống như bao nhiêu cảnh đời bi thương của hầu hết những người nông dân khác, để rồi bị bọn thực dân, phong kiến hất ra bên lề cuộc sống. Từng dòng chữ, từng hình ảnh, từng cuộc đời trong trang sách cứ hiện ra làm xốn xang cả lòng cả dạ. Từ đó ta mới hiểu vì sao máu của ông cha ta cứ lần lượt thấm hồng trang sử đấu tranh quyết giành lại từ tay kẻ thù bầu trời tự do, độc lập cho con cháu đời sau. Cổ ta như nghẹn cứng hẳn lại, một nỗi căm hờn đang trào dâng.

Sách không chỉ giúp ta biết được cuộc sống, số phận của người Việt Nam mà còn giúp ta thông cảm với những cuộc đời của những con người ở những vùng đất xa xôi trên thế giới. Đọc Cố hương của Lỗ Tấn ta thấy được cái nghèo khó, sự áp bức của xã hội đã biến một cậu bé thông minh hoạt bát trở thanh một Nhuận Tho nhút nhát, sợ sệt chấp nhận cái thân phận thấp hèn đáng thương hại. Cũng như bên trời Tây kia có những định kiến khắc nghiệt đối với những đứa trẻ không cha như Ximông bị người đời khinh khỉ luôn nghĩ đến cái chết. Rồi ở Mĩ, nơi nổi tiếng giàu có văn minh nhất thế giới vậy mà không ít người nghèo khó phải sống trong khu phố nhỏ hẹp bị bạc đãi không còn niềm tin – cô họa sĩ trẻ Jonxi bệnh hoạn luôn bi quan trước cuộc sống để số phận mình lụi tàn theo những chiếc lá rơi. Và cũng từ nơi ấy ta tìm được những tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ nỗi bất hạnh với những người cùng khổ như mình. Chẳng hạn tấm chân tình của chú Philip, sự hi sinh của bác Bơmen luôn để lại trong lòng ta niềm xúc động dạt dào về tình yêu thương của con người. Thông qua sách, ta hiểu rõ được những bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị của cuộc sống tự do, công bằng, bác ái… Từ đó, giúp ta có ý thức tốt và có hành động đúng.

Những lúc buồn chán, sách lại là người bạn an ủi, giúp ta vui hơn qua “Những cuộc phiêu lưu kì thú”. Ta hồi hộp theo từng bước chân của Rô-bin-sơn Cru-sô với nhiều lo lắng. Ta sung sướng tự hào khi người anh hùng đó chiến thắng thiên nhiên, biển cả, đảo hoang… Và cũng chính những quyển sách như thế giúp ta thỏa mãn ước mơ chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên khuất phục dưới bàn tay và khối óc con người.

Cũng có những quyển sách, sau khi đọc xong ta vô cùng cảm ơn tác giả vì đã giúp ta nhận ra sai lầm, khuyết điểm của mình. Phải chăng sự ngỗ nghịch của Dế Mèn phần nào phản ánh sự ngỗ nghịch trong tuổi thơ của chúng ta? Và cái hành động vô ý thức khi trêu chọc mụ Cốc đã dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt là nỗi ám ảnh trong tâm trí của Dế Mèn. Ta tưởng chừng Tô Hoài đang khuyên nhủ chúng ta đừng quá hung hăng nghịch ngợm thông qua câu chuyện kì thú hấp dẫn.

Đọc những truyện cổ tích thần thoại, truyền thuyết dân gian ta thấy sách càng gần gũi, thân tình hơn. Những ông bụt, cô tiên, phép lạ luôn tạo cho ta niềm vui, sự thích thú. Và hình ảnh của những chàng dũng sĩ, những hoàng tử, công chúa… là dấu ấn tốt đẹp làm rạo rực lòng ta. Truyện xưa cổ giúp ta hiểu rõ một chân lí sống “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”. Sách quả đúng là người bạn hiền đáng mến.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải sách nào cũng tốt cả. Bởi bên cạnh những quyển sách có giá trị rất cần thiết cho chúng ta thì cũng có không ít những quyến sách vô bổ có hại đang có mặt rộng rãi khắp trên thị trường. Đó là những quyển sách đầu độc tuổi thơ, kích động bạo lực tuyên truyền văn hóa đồi trụy, mà ta căm tức là ta đã chọn được một bạn hiền.

Trong thời đại ngày nay, sách không phải là phương tiện duy nhất để cho con người giải trí, học hỏi, nhưng có thể nói sách mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Do đó ta phải yêu sách như yêu bạn, biết giữ gìn sách tốt như giữ gìn tình bạn. Vì thế nhận định của nhà tư tưởng La Rochefoucault là một nhận định có giá trị muôn đời.