Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 42
Điểm GP 9
Điểm SP 146

Người theo dõi (24)

Đang theo dõi (5)


Chủ đề:

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Câu hỏi:

Đành cho nhưng bạn rảnh quần đem khuya (giống mình leuleu

Hôm rồi mình đọc được status "ức chế cuộc đời" của một người bạn. Mà đó lại là một người mình có cảm tình đặc biệt (thực ra là người yêu cũ của mình) nên mình rất lưu tâm. Mình nhắn tin hỏi bạn ấy coi có việc gì, thì được bạn tâm sự chuyện gia đình, phát sinh mâu thuẫn giữa bạn và cha của bạn.

Vậy là giữa đêm, mình vẫn phải miệt mài "nói chuyện" đến mỏi cả tay qua tin nhắn. Tất cả chì vì mình sợ rằng nếu không khéo léo, rồi sẽ có lúc bạn phải ân hận giống mình. Một sự ân hận, một nỗi đau mà suốt cả cuộc đời mình sẽ không thể nào thay đổi được.

Mình không hỏi kĩ, và cũng không nghi ngờ nỗi đau mà bạn đang gánh phải. Mình cứ mặc nhiên cho rằng tất cả những gì bạn đang tâm sự với mình là hoàn toàn sự thật. Mình thậm chí còn cho rằng có thể những nỗi đau mà bạn có thể kể ra chỉ bằng 1/10 nỗi đau mà bạn thực sự đang chịu đựng. Mình thậm chí còn cho rằng có thể những hành vi sai trái mà ba của bạn đang mắc phải chỉ "xấu xa" bằng 1/10 so với thực tế mà vì bạn quá xấu hổ chẳng dám nói ra.

Nhưng bạn ơi, cho dù cha bạn có xấu xa như thế gấp một trăm, một ngàn lần đi nữa thì đó vẫn là cha của bạn. Đó là một thực tế "đau đớn" mà không ai trong bất cứ chúng ta có thể thay đổi được. Kể từ khi chúng ta được mẹ sinh ra trên cõi đời này, thì chúng ta đã gánh món nợ ân tình, ơn nghĩa sinh thành và sau này là công lao dưỡng dục của cả cha lẫn mẹ. Nếu không có công lao trời biển ấy, chúng ta có đủ hình hài, có được tồn tại được trên đời để bây giờ ngồi phán xét hay không?

Thật may là người bạn đó đủ thân tình để hiểu hết và hiểu đúng đến từng ngóc ngách những khổ đau trong cuộc đời mình. Để bạn tin rằng những nỗi đau mà bạn đang gánh chịu so với mình thì còn nhẹ nhàng nhiều lắm. Bạn cũng đủ đồng cảm để tin rằng có những thời điểm mình "hoàn toàn đúng" khi phát sinh lòng thù hận với cha. Và với những người thân thuộc, họ còn cho rằng sự thù hận như vậy là quá nhẹ so với những gì mình chịu đựng.

Mình cũng cho rằng mình luôn đúng. Mình tuyệt đối đúng. Cho tới một ngày mình cảm thấy những vết thương ngày xưa nay đã liền da. Những sai lầm, những khổ đau đã lui vào dĩ vãng. Cho tới lúc mình cảm thấy tâm thế dửng dưng, cảm xúc trơ lì và mặt mày ráo hoảnh trước những nỗi buồn trong quá khứ thì cũng là lúc trong lòng dâng lên một nỗi niềm mất mát và ân hận đến không giấy mực nào tả nổi.

Bởi vì trong những lúc bị "đàn áp" và "vùi dập" đến không thương tiếc, đã có nhiều lần mình "phản kháng". Và cứ thế, một bức tường vô hình đã được dựng lên ngăn cách cha con. Ban đầu nó thật mỏng manh, nhưng nỗi đau cứ bện chặt vào và tình cảm lại bị bào mòn đi một ít.

Tới khi mình đủ lớn, đủ va vấp và trải nghiệm để có thể hiểu (dù chỉ một phần) những suy nghĩ ẩn giấu sâu xa làm phát sinh những việc làm tiêu cực của cha ngày trước, để có thể nhẹ nhàng nhắm hai mắt lại cho một giọt nước chảy ra và quên đi mọi chuyện, sẵn sàng đào sâu chôn chặt quá khứ đau thương dạo trước thì cũng là lúc mình bàng hoàng nhận ra tình cảm cha con không thể nào quay trở lại.

Mình bắt đầu một cuộc chạy đua không mệt mỏi để phá vỡ bức tường vô hình mà ngày xưa chính mình là kẻ góp công góp sức dựng lên. Nhưng điều đó là không đơn giản. Cho dù mình đã cố hết sức và bằng mọi cách để quan tâm, lo lắng và yêu thương nhưng hai cha con vẫn không thể đối xử với nhau một cách thực sự "bình thường".

Nhìn cha ngày một già đi, bệnh tình ngày càng thêm trầm trọng mà mình lại tự trách mình vô dụng. Có nhiều đêm ngủ, nằm mơ thấy cha không còn nữa. Mình bơ vơ ôm di ảnh cha ngồi khóc bên nấm mộ, giữa đồng không mông quạnh, không một bóng người, chỉ tê tái một mùa gió chướng. Vào giây phút ấy, mọi lỗi lầm trong quá khứ của cha đối với mình nhẹ như sương khói. Oán hận đã bay đi, chỉ còn tình yêu ở lại.

Mình nói với bạn mà như tâm sự với chính bản thân mình. Rằng tất cả chúng ta, ai ai cũng chỉ có một cha một mẹ. Điều đó là bất biến, là thiêng liêng nhất và không gì có thể thay thế được.

Không gì có thể thay thế được.

Lỡ mai này cha mẹ mất đi rồi thì chúng ta sẽ mãi mãi là một "đứa trẻ" mồ côi. Cảm giác ấy mình may mắn đã được gặp trong những giấc mơ. Và mình hiểu nó kinh khủng lắm. Nó cô đơn và đau đớn lắm. Nó khiến chúng ta cảm thấy hối hận vì những tháng ngày hoang phí không ở cạnh và không được nói tiếng yêu thương với mẹ với cha.

Mình nói, và rồi gần như năn nỉ. Rằng "em hãy hứa với anh đi, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không được để lỡ miệng nói ra bất cứ một lời nào có thể cắt đứt sợi dây tình cảm cha con. Sợi dây đó bền chặt lắm nhưng cũng lại mong manh lắm. Và một khi đã đứt rồi thì không gì, không gì có thể hàn gắn lại như ngày xưa được nữa".

"Em có thể buồn chán, giận hờn, oán trách hay đau khổ. Và nếu những đau khổ mà em chịu đựng lớn đến mức có thể khiến em gục ngã thì em có thể căm thù, có thể cho rằng mình không bao giờ tha thứ, nhưng hãy cố gắng ĐỪNG BAO GIỜ NÓI RA CÂU NÓI ẤY. Đừng tự tay dựng lên bức tường ngăn cách tình cảm cha con".

Vì thời gian kì diệu lắm. Nó có thể chữa lành mọi vết thương. Rồi sẽ tới lúc mọi khổ đau tan biến và chúng ta muốn lại được chạy đến sà lòng vào cha mẹ, ôm lấy họ và cất lên tiếng nói yêu thương. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể nào vung tay, cất miệng để làm, để nói lên những điều như vậy. Thì đấy mới chính là sự đau khổ lớn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Sưu tầm.

Câu trả lời:

  Không nói đâu xa, thực trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm xảy rất bình thường, chỉ một đoạn đường nhỏ ở thị trấn hay thành phố, cảnh quan, hình ảnh quán cóc, quán vỉa hè, các gánh hàng rong đã trở thành quen thuộc, nhắc đến thì ai cũng biết. Thử đặt một câu hỏi nhỏ rằng: “Liệu những quán đó có hợp vệ sinh an toàn thực phẩm?”. Chắc hẳn ai cũng đã rõ câu trả lời. Vệ sinh đâu khi ngồi thưởng thức một bát phở mà bên cạnh lại là những bãi rác bốc mùi nồng nặc, nước cống đen ngòm, khói bụi dày đặc trong. Vệ sinh đâu khi người bán dùng tay không bốc những thức ăn rồi đặt vào tô. Những điều đó ai cũng biết nhưng vẫn thản nhiên ngồi thưởng thức những món ăn một cách bình thường, thậm chí là ngon lành với lí do: “Giá ở đây rẻ, hợp túi tiền”, “Ăn ở đây vừa nhanh, vừa tiện” còn có ý kiến cho rằng “Ngồi đây cho thoáng mát”.Thực tại rành rành bày ra trước mắt, thông tin đại chúng đăng tin liên tục, nhưng người dân Việt Namvẫn còn nhận thức vô cùng kém về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu như trước đây, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ dừng lại ở các hành vi vi phạm quy định như: hàn the trong đồ ăn sẵn, phẩm màu công nghiệp trong bánh mứt, formal trong phở, để tẩy ướp thủy hải sản hay chất 3-MCPD trong nước tương đã làm nhiều người choáng váng, vứt bỏ những thức ăn, gia vị đã quen sử dụng trong nhiều năm thì giờ đây, trong dịp trước tết và trong tết, nhiều vụ việc, kiểu vi phạm đã xuất hiện với nhiều hành động tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường “cung không đủ cầu”. Nhiều người khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ rằng trước đó nó là cái gì? Là một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc phân hủy. Vừa rồi, thanh tra và các tổ chức y tế nhiều nơi đã phát hiện nhiều vụ làm chấn động dư luận và người dân. Ví dụ như ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện cơ sở sản xuất lạp xưởng sử dụng hóa chất trôi nổi, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt, phục vụ cho dịp tết có danh tiếng và tên tuổi trong bánh mứt và đã được cấp giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện sử dụng các nguyên liệu đã mốc, lên men, chứa đầy dòi và ấu trùng đang được ngâm với hóa chất để chuẩn bị chế biến thành sản phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhiều cơ sở đã thừa nhận rằng trong lúc chế biến thiếu sân phơi và đã đem ra phơi trên vỉa hè. Tại Hà Nội đã phát hiện trên hai mươi năm tấn mỡ thối nát, đã bốc mùi hôi thối nồng nặc chở từ một cơ sở để đưa vào miền Nam tiêu thụ. Chưa hết những thứ mỡ thối kinh khủng thì lại tới chuyện lòng heo, nội tạng gia súc, động vật. Các cơ quan chức năng đã bắt giữ liên tục hàng chục vụ vận chuyển, tàng trữ nội tạng động vật, thịt bẩn, bì lợn thối được chuyển từ Hà Nội về Lào Cai, chuyển sang Trung Quốc để tẩm thuốc, sơ chế rồi chuyển về lại Việt Nam để tiêu thụ, phục vụ cho những thực khách sành ăn, ham giá bình dân. Nhiều vụ lên đến hàng tấn. Các đoàn thanh tra còn bắt được hàng tạ thịt chim cút đang trong thời gian phân hủy, không còn giữ được nguyên vẹn thực trạng ban đầu. Các vụ vận chuyển hàng trăm cân gia cầm chết hay bị bệnh chưa qua sự cho phép của chính quyền nhà nước đã xâm nhập vào thị trường nước ta. Một số vụ vận chuyển một lượng lớn chất Phodamine B là một loại hóa chất công nghiệp phát quang dùng trong y học để chuẩn đoán vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa hay để nhuộm quần áo được trộn chung với ớt bột rồi tung ra thị trường. Các vụ trên đa phần đều có tổ chức, đường dây lớn và dẫn về các tiệm ăn nhỏ, quán cóc hay thậm chí là những nhà hàng sang trọng, sạch sẽ. Theo thông tin của một cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đột xuất, không khỏi bất ngờ và choáng váng khi phát hiện ra rằng hầu hết các điểm được kiểm tra đều xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm như sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng, giấy tờ, bao bì hay nhãn mác. Đem một số mẫu về xét nghiệm thì có tới 56% mẫu bị nhiễm vi khuẩn, nhiều loại bị nhiễm hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxi hóa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể con người. Có nhiều loại trái cây nhập lậu từ Trung Quốc nhìn bề ngoài thì rất tươi ngon nhưng bên trong đã thối rữa.Những vụ mà báo chí đã phanh phui khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đa phần là do những nguyên nhân như: những người dân đã dùng những thực phẩm đó một cách quen thuộc từ lâu nhưng chỉ khi được phát hiện thì mới bắt đầu phòng tránh. Những bất cập trong việc quản lí về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay trên thế giới rất đáng quan ngại, đặc biệt là tại những nơi vừa xảy ra thiên tai như lụt lội, mất mùa. Thực phẩm trôi nổi bán ngoài thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng. Mầm bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản. Cách tổ chức sản xuất sản phẩm còn quá kém, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm còn nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu. Ta chưa kiểm soát được kĩ thuật canh tác và việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp thực phẩm. Chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, thuốc tăng trọng và giết mổ gia súc, gia cầm, thiếu hệ thống pháp luật đồng bộ, thiếu hệ thống quản lí, kiểm nghiệm... Đặc biệt, thiếu trầm trọng thanh tra chuyên ngành từ trung ương đến địa phương. Lượng công nhân viên chức, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất ít. Nhiều người tham lam, muốn kiếm tiền dễ dàng một cách độc ác đã làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà rẻ nhằm đánh vào tâm lí của người tiêu dùng. Vấn đề còn lại là phải có một cơ quan chuyên trách, giữ vai trò “nhạc trưởng” để tránh xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.Tuy Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc này hơn nhưng vẫn là chưa đủ. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng này. Sản xuất phải chuyên nghiệp, sạch sẽ từ khâu trồng trọt đến sản xuất và tiêu thụ. Cần có nhiều cán bộ, tổ chức vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, chính sách nhà nước chặt chẽ hơn, có chế tài xử lí rõ ràng và nghiêm khắc hơn. Nhưng đặc biệt là người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, như vậy người tiêu dùng cần có kiến thức tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm.P/s lười đếm quá mà chăc bị lố rồi leuleu 

Câu trả lời:

Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Giong, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.

Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta:

Thứ nhất là vẻ đẹp của màu sắc, hình dáng của những cây tre xanh nước ta:

“Thân gầy guộc, lá mong manh 
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? 
Ở đâu tre cũng xanh tươi 
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.

Thứ hai, cây tre Việt Nam có sức sống mãnh liệt, con người Việt Nam cũng vậy:

“Có gì đâu, có gì đâu 
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều 
Rễ siêng không ngại đất nghèo 
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù 
Vươn mình trong gió tre đu 
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành 
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh 
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

Câu trả lời:

Món ăn truyền thống của người Hàn được chia làm hai loại chính. Thứ nhất là “eumyangohaeng”, là các món ăn kết hợp hài hòa giữa 5 loại nguyên liệu với 5 màu sắc hoặc 5 loại gia vị khác nhau. Thứ hai là “yaksikdongwon”, là các món ăn tốt cho sức khỏe, chế biến đơn giản và hầu hết đều có sẵn trong thiên nhiên. Có rất nhiều công thức nấu ăn và các món ăn khác nhau.

Người Hàn Quốc rất ưa thích các món hấp, chiên, nướng, trong ẩm thực nước Hàn có rất nhiều món ăn với vô số công thức khác nhau. Trong một bữa ăn, các món ăn chính và món ăn phụ sẽ được dọn riêng từng món. Cơm và canh là hai thứ không thể thiếu trong một bữa ăn.

Một món ăn Hàn Quốc thường được sử dụng rất nhiều gia vị, thể hiện tính truyền thống trong văn hóa ẩm thực của người dân Hàn Quốc. Các món ăn thường được trang trí bằng những nguyên liệu đơn giản như quả hạch, trứng hay nấm.

Tùy theo từng địa phương hay theo từng mùa khác nhau mà sẽ có các món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm theo mùa. Mỗi khu vực trên nước Hàn sẽ có những đặc sản địa phương của riêng mình. Tuy cũng đều là những món ăn thông dụng như hải sản, kim chi, tokbokki nhưng sẽ được chế biến với các loại nguyên liệu khác nhau, vì vậy chúng mang một hương vị rất khác biệt.

Kim chi là món ăn nổi tiếng của người Triều Tiên nói chung, người Hàn Quốc dùng kim chi trong hầu hết các bữa ăn. Kim chi có tới cả trăm loại nhưng được ưa chuộng hơn cả là kim chi cải thảo. Vị thơm cay nồng của tương ớt Hàn Quốc cùng vị chua ngọt khó quên của rau lên men tạo nên hương vị khó quên và dinh dưỡng cho món ăn này.

Đã nhắc tới Kim chi, ta không thể quên Kimbap. Thoạt nhìn món Kimbap có thể thấy gần giống với món sushi truyền thống của Nhật Bản , Kimbap là một món ăn phổ biến của người Hàn Quốc, được làm bằng cơm và các thành phần khác nhau cuộn trong lá rong biển khô . Người Hàn Quốc thường làm Kimbap để mang đi ăn trong những buổi dã ngoại hoặc các sự kiện ngoài trời, hoặc là trong các bữa ăn trưa nhẹ, hay được ăn cùng với danmuji hay kim chi.

Bibimbap là món cơm trộn nổi danh của Hàn Quốc. Điểm đặc sắc nhất của món ăn là cách bày trí: màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau, màu nâu của thịt…được kết hợp đẹp mắt trong một tô nóng lớn. Các loại rau thường là dưa chuột được thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá đã được thái chỉ, cũng có thể thêm một chút rau diếp, trứng thì được tráng qua hoặc rán chín cùng với thịt (thường là thịt bò) được ướp gia vị đã xắt nhỏ, tất cả những thức ăn này sẽ được trộn thật đều cùng với nước xốt làm từ ớt trước khi ăn. Sự pha trộn này đã tạo ra cái tên "cơm trộn".Là một trong những món ăn phổ biến nhất tại Hàn, Tokbokki có mặt tại hầu khắp các xe bán hàng rong tại Seoul. Mỗi chủ quán có một bí quyết riêng nên bạn có thể an tâm rằng mỗi đĩa Tokbokki là một lần trải nghiệm hương vị mới. Tokbokki được làm từ bột gạo nặn thành viên dài, sau đó hầm với ớt đỏ và hành nên mang một màu đỏ cam rất đặc trưng.Còn rất nhiều món ăn đặc sắc khác làm giàu truyền thống ẩm thực Hàn Quốc như mì lạnh Naengmyeon, thịt bò nướng Bulgogi, mì đen Ja-Jang-Myeon. Được tiếp xúc và tìm hiểu nền ẩm thực châu Á độc đáo này là sự may mắn cho bất cứ ai.Đói quá àh khocroi 

Câu trả lời:

Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : "Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân. Trước hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em Thuý Kiều trong bốn câu đầu:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.

Nhà thơ dùng từ Hán Việt "tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu: Sau khi giới thiệu vẻ dẹp chung về hình thức lẫn tâm hồn của hai chị em bằng bốn câu thơ , Nguyễn Du bắt đầu miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân : 
Vân xem trang trong khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngóc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc , tuyêếtnhường màu da,

Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. chân mày của nàng đẹp như mày của con bướm tằm. Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng . miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương. Tiếng nói của nàng trong như ngọc. Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng.
Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, đối ngữ, thậm xưng và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu luyện, Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn dự báo được tương lai của nàng. Đặc biệt, các từ " thua ", "nhương " cho chúng ta thấy số phận bình an, tốt lành của Thúy Vân trên những chặng đường đời .

Còn đây là bức chân dung của nàng kiều :
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thủy tinh , nét xuân sơn

Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu. Còn lông mày lại thanh nhẹ, tương đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng .đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượg trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Những nghệ thuật nhân hóa , thậm xưng, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, điển cố,liệt kê, đối ngữ, tương hỗ đã tiếp tục đưa sắc đẹp của Thúy kiều đến tuyệt điỉnh, khiến cho :
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
"Hoa" và "liễu" là những loài vô tri, vô giác, vậy là phải "ghen" , "hờn", tức giận trước vẻ đẹp "sắc sảo mạn mà", "mười phân vẹn mười" của nàng. Còn đối với con người , nàng Kiều chỉ cần ngoảnh lại một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại cái nữa thì nước người ta bị đổ Chao ôi ! Thúy Kiều đúng là một tuyệt thế giai nhân
Nhưng qua nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy ,đài các, kiêu sao , có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều . Nhất là các từ "ghen" , "hờn" , Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bảo tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng .
Nếu như ở Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều , nhà thơ vưa miêu tả nhan sắc , vừa ca ngợi tài năng :
Sắc đành tài một , tại đành hoạ hai

Như vậy, về sắc thì đành chỉ có một mình Thúy Kiều về tài thì may ra, họa hoằn lắm mới có người thứ hai. Thứ nhất là trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm ,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương .
Khúc nhà tay lựa nên chương .

Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy kiều vượt xa những người khác . Những nốt cung , thương , giốc , chũy , vũ trong âm giai của nạhc cổ trung Quốc và Việt Nam được nàng phối hợp một cách nhuần nhuyễn , tinh thông , dạt dào cảm xúc . Đặt biệt , một bản nhạc nhan đề là " Bạc mệnh " - đưa con tinh thần của Thúy Kiều - đã tác động vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn của con người , khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ , sâầunão đến rơi nước mắt , đến buốt nhói tim . Phải chăng " một thiên bạc mệnh lại càng não nhân " ấy như muốn dư báo những đâu khổ , bất hạnh chồng chất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn ?
Nhìn chung , Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều , nhà thơ đã cực tả Thúy vân , tưởng như sắc đạp của Thúy Vân không ai hơn được nữa , để rồi sau đó , Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trở thành một cái nền làm tôn sắc đẹpcủa Thúy Kiều là tuyệt đỉnh . Còn tài của nàng cũng là tuyệt đỉnh . ( Giáo sư Nguyễn Lộc )
Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất. Đó là một cái nhìn của con gnười có tấm lòng nhân dạo mênh mông như ngọn nước triều dâng . Nguyễn du dã mở đườngbcho tư tưởng của mình đi trước thời đại . Bởi lẽ , trong xã hôi phong kiền đầy rẫy nhưng bất công , ngang trái , hà khắc , phụ nữ luôn bị lép vế , bị ruồn rẫy , chà đạp , xô đẩy đến bức đường cùng .
Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn Chị em Thúy Kiều , Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép , mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của cá hay chị em :
Phong lưu rất mực hồng quần ,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê ,
Em đềm trướng rủ màn che .
Tường đông ong bướm đi về mặc ai

Mặc dù đã đến tuổi búi tóc cài trâm , có thể lấy chồng nhưng Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn sống hòa thuận , vui vẻ trong cảnh trướng rủ màn che , không tơ tươởngđến những kẻ dđ tìm tình yêu , đi ve vãn con gái như ong bướm tìm hoa . Chính những nét hồn nhiên , trong sáng . thơ ngây đã nuôi dưỡng , bồi đắp cho sự hình thành - phát triển nhân cách và ý thức làm người cao cả của hai chị em sau này , đặc biệt là Thúy Kiều .

Tóm lại . bằng một thế giới ngôn ngữ phong phú , tính tế , kỳ diệu , bằng một bút pháp điêu luyện, bằng một thiên tài khám phá tuyệt vời kết hợp với lòng thương yêu của con người , nhất là người phụ nữa, Nguyễn du vẽ lên bức chân dung vừa điển nhã , vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn chị em Thúy Kiều. Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất. Càng nâng niu , quý trọng truyện Kiều ,chúng ta càng cảm phục tài năng và đức độ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Đó là một cái nhìn của con người có tấm lòng nhân dạo mênh mông như ngọn nước tràn ly

Xem Thêm Tại : Phân Tích Đoạn Trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Nghị Luận Văn Học, Những Bài Văn Mẫu | Kênh Truyện Nguyễn Du là một thi hào dân tộc ta. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. Truyện Kiều là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiệm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đại thành của nghệ thuật văn chương . Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nhận vật, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử tiểu thuyết bằng thơ trích đoạn Chị em Thúy Kiều đả thể hiện được trọn vẹn vè đẹp, tài năng va đức hạnh của hai chị em nàng Thúy kiều. Chỉ bằng 24 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã miêu tả cả tài, sắc và đức hạnh của hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều với tất cả lòng quý mến, trân trọng của nhà thơ.

Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : "Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân. Trước hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em Thuý Kiều trong bốn câu đầu:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.

Nhà thơ dùng từ Hán Việt "tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu: Sau khi giới thiệu vẻ dẹp chung về hình thức lẫn tâm hồn của hai chị em bằng bốn câu thơ , Nguyễn Du bắt đầu miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân : 
Vân xem trang trong khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngóc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc , tuyêếtnhường màu da,

Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. chân mày của nàng đẹp như mày của con bướm tằm. Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng . miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương. Tiếng nói của nàng trong như ngọc. Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng.
Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, đối ngữ, thậm xưng và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu luyện, Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn dự báo được tương lai của nàng. Đặc biệt, các từ " thua ", "nhương " cho chúng ta thấy số phận bình an, tốt lành của Thúy Vân trên những chặng đường đời .

Còn đây là bức chân dung của nàng kiều :
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thủy tinh , nét xuân sơn

Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu. Còn lông mày lại thanh nhẹ, tương đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng .đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượg trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Những nghệ thuật nhân hóa , thậm xưng, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, điển cố,liệt kê, đối ngữ, tương hỗ đã tiếp tục đưa sắc đẹp của Thúy kiều đến tuyệt điỉnh, khiến cho :
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
"Hoa" và "liễu" là những loài vô tri, vô giác, vậy là phải "ghen" , "hờn", tức giận trước vẻ đẹp "sắc sảo mạn mà", "mười phân vẹn mười" của nàng. Còn đối với con người , nàng Kiều chỉ cần ngoảnh lại một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại cái nữa thì nước người ta bị đổ Chao ôi ! Thúy Kiều đúng là một tuyệt thế giai nhân
Nhưng qua nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy ,đài các, kiêu sao , có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều . Nhất là các từ "ghen" , "hờn" , Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bảo tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng .
Nếu như ở Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều , nhà thơ vưa miêu tả nhan sắc , vừa ca ngợi tài năng :
Sắc đành tài một , tại đành hoạ hai

Như vậy, về sắc thì đành chỉ có một mình Thúy Kiều về tài thì may ra, họa hoằn lắm mới có người thứ hai. Thứ nhất là trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm ,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương .
Khúc nhà tay lựa nên chương .

Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy kiều vượt xa những người khác . Những nốt cung , thương , giốc , chũy , vũ trong âm giai của nạhc cổ trung Quốc và Việt Nam được nàng phối hợp một cách nhuần nhuyễn , tinh thông , dạt dào cảm xúc . Đặt biệt , một bản nhạc nhan đề là " Bạc mệnh " - đưa con tinh thần của Thúy Kiều - đã tác động vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn của con người , khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ , sâầunão đến rơi nước mắt , đến buốt nhói tim . Phải chăng " một thiên bạc mệnh lại càng não nhân " ấy như muốn dư báo những đâu khổ , bất hạnh chồng chất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn ?
Nhìn chung , Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều , nhà thơ đã cực tả Thúy vân , tưởng như sắc đạp của Thúy Vân không ai hơn được nữa , để rồi sau đó , Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trở thành một cái nền làm tôn sắc đẹpcủa Thúy Kiều là tuyệt đỉnh . Còn tài của nàng cũng là tuyệt đỉnh . ( Giáo sư Nguyễn Lộc )
Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất. Đó là một cái nhìn của con gnười có tấm lòng nhân dạo mênh mông như ngọn nước triều dâng . Nguyễn du dã mở đườngbcho tư tưởng của mình đi trước thời đại . Bởi lẽ , trong xã hôi phong kiền đầy rẫy nhưng bất công , ngang trái , hà khắc , phụ nữ luôn bị lép vế , bị ruồn rẫy , chà đạp , xô đẩy đến bức đường cùng .
Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn Chị em Thúy Kiều , Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép , mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của cá hay chị em :
Phong lưu rất mực hồng quần ,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê ,
Em đềm trướng rủ màn che .
Tường đông ong bướm đi về mặc ai

Mặc dù đã đến tuổi búi tóc cài trâm , có thể lấy chồng nhưng Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn sống hòa thuận , vui vẻ trong cảnh trướng rủ màn che , không tơ tươởngđến những kẻ dđ tìm tình yêu , đi ve vãn con gái như ong bướm tìm hoa . Chính những nét hồn nhiên , trong sáng . thơ ngây đã nuôi dưỡng , bồi đắp cho sự hình thành - phát triển nhân cách và ý thức làm người cao cả của hai chị em sau này , đặc biệt là Thúy Kiều .

Câu trả lời:

Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn  hiểu thế nào về tình yêu quê hương?

Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.

Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.

Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.

Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.

Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.

Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn nguwxd “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. CHính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.