giúp zới
Em hãy nêu một số việc làm để cải thiện kinh tế của người dân ở nơi em sinh sống
-Học sinh cần làm gì để thể hiện mình là người có tính tự trong trong gia đình ,trong xã hội,trong nhà trường,trong cuộc sống hằng ngày?
-Hãy nêu những hành vi thể hiện thái đọ tôn sư trọng đạo của học sinh?
-Em thực hiện việc bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư-nơi em ở như thế nào?(nêu 4 việc làm)
Giúp mk với tuần sau mk phải nộp rồi??????
Câu 1:
-Khiêm tốn. nhã nhặn
-Trung thực
-Tuân thủ pháp luật, quy định
-Nói đi đôi với làm
-Nhặt được của rơi đem trả lại người mất
-Tự lực làm bài thi
-Biết nhận lỗi khi phạm sai lầm và quyết tâm sửa lỗi
Câu 2:
-Lễ phép với thầy cô
-Nghe lời thầy cô giáo
-Học tập thật chăm chỉ
Câu 3:
-Không xả rác bừa bãi
-Tuyên truyền với mọi người không ném rác bừa bãi
-Tuyên truyền với mọi người dọn sạch khu phố
-Tái chế giấy để bảo vệ môi trường
1/ + khiêm tốn , thật thà
+ không quay cóp bài bạn
+ Tuân thủ đúng pháp luật, luât an toàn giao thông
+ Thực hiện đúng nội quy nhà trường
+Biết nhận lỗi và sửa lỗi
+Tôn trọng người lớn, nhường nhin trẻ em.
2/ + Tôn trọng thầy cô
+ Nghe lời thầy cô giáo
+ Luôn biết ơn thầy cô giáo đã giạy mình
+ Học tập tốt để thầy cô vui lòng
3/ + Vứt rác đúng nơi quy định
+ Không xả rác bừa bãi
+ Tuyên truyền mọi người phải vứt rác đúng nơi quy đinh
+ Tham gia tình nguyện dọn dẹp nơi công cộng
- ko xả rác
- Biết bỏ rác đúng nôi quy định
- Nhắc nhớ các bn phải bỏ rác đúng nơi quy định
- giử gìn vệ sinh môi trường
Hãy nêu một số việc làm mà em và gia đình đã liên hệ với cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) nơi em ở để được giải quyết: làm giấy khai sinh, thẻ căn cước công dân, công chứng...
Một số việc mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) của em:
Bố mẹ đi đăng kí cấp sổ đỏ
Đăng kí cấp lại sổ hộ khẩu gia đình
Xin công chứng một số giấy tờ
Làm giấy khai sinh cho em gái
Xin cấp giấy tạm trú tạm vắng…
Sao giấy khai sinh cho bản thân
1)NÊU NHỮNG HÀNH VI THỂ HIỆN TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC Ở GIA ĐÌNH,NHÀ TRƯỜNG,Ở NƠI CÔNG CỘNG .EM HÃY CHỨNG MINH HẬU QUẢ CỦA VIỆC THIẾU TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC.
2)TẠI SAO EM PHẢI TÔN TRỌNG ,HỌC HỎI NGƯỜI XUNG QUANH EM ? HÃY NÊU NHỮNG VIỆC LÀM CỦA BẢN THÂN THỂ HIỆN BIẾT TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
3)EM ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO VỀ SỐ KHU DÂN CƯ HIỆN NAY CÓ SỐ NGƯỜI BUÔN BÁN VÀ SỬ DỤNG MA TÚY ? THEO EM MỖI CÔNG DÂN CẦN LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ MÌNH SỐNG LÀ KHU DÂN CƯ VĂN HÓA.
4)CHA MẸ CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ ĐỐI VỚI CON ? NÊU MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CHA MẸ KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRÊN .NẾU CHỨNG KIẾN SỰ KIỆN TRÊN EM HÃY LÀM GÌ?
(MÌNH ĐANG CẦN GẤP !)
Câu 10: Ngành dịch vụ không có vai trò dịch vụ nào sau đây:
A.Tạo mối liên hệ kinh tế giữa các ngành sản xuất
B. Cung cấp nguyên vật liệu , vật tư cho các ngành kinh tế khác
C. Tạo ra của cải vật chất, cải thiện đời sống con người
D. Giải quyết việc làm cho lao động , nâng cao thu nhập
2. Em hãy kể một số việc mà chính quyền xã (phường, thị trấn) nơi em ở đã làm gì để chăm lo đời sống cho nhân dân?
Tham khảo:
Những việc mà chính quyền đã làm :
- Xây dựng đường bê tông, trạm y tế , chợ
- Cứu trợ khi có Thiên tại, vì người nghèo
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ em
- Tuần tra , truy bắt tội phạm
- Gìn giữ vệ sinh môi trường
Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khá phát triển. Thấy nuôi tôm có lợi nhiều người dân muốn cải thiện kinh tế gia đình bằng cách nuôi tôm. Bằng hiểu biết của mình em hãy thuyết phục và tư vấn giúp các gia đình trên nuôi tôm nào đó để đạt hiệu quả cao Giúp mình vs
suy nghĩ của em về hình ảnh người dân khắp nơi cả nước làm việc thiện nguyện giúp đỡ người dân vùng dịch
Tham khảo!
"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì? Em biết không?. Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi....". Trong cuộc sống này, không phải ai cũng may mắn có được cho mình sự đủ đầy, trọn vẹn. Có bao nhiêu người ngoài xã hội kia gặp những khó khăn, trắc trở, bất hạnh trong cuộc đời, dù đã nỗ lực, cố gắng vẫn khó có thể một mình vượt qua. Bởi vậy, vòng tay giúp đỡ, nhân ái của những tấm lòng từ bi, bác ái là điều rất được trân trọng, là những "tấm lòng vàng" với những hành động đầy nhân văn của họ. Hiện nay, khi mạng xã hội đang phát triển, việc từ thiện qua mạng được lan rộng và là một vấn đề đáng được quan tâm.
Trước hết, những người sẵn sàng giúp đỡ, yêu thương, san sẻ những khó khăn với đồng loại, họ đáng được ca ngợi bởi tấm lòng " tương thân tương ái" của mình. Lướt facebook một vòng, ta không khỏi gặp những hoàn cảnh thương tâm, trớ trêu của số phận được các nhà hảo tâm kêu gọi giúp đỡ. Đó là hình ảnh người phụ nữ tần tảo ngày đêm cũng không đủ sức nuôi hai đứa con thơ bị chất độc da cam, là hình ảnh em bé ung thư đang ngày ngày chống chọi với căn bệnh, bố mẹ nghèo bán hết của cải cũng chẳng đủ để lộ chữa trị cho em. Đó là hình ảnh em bé vừa sinh ra sáu tháng đã phải đương đầu với căn bệnh Glôcôm quái ác, gia đình bán nhà cửa cũng không đủ hai tỉ để sang Philippines phẫu thuật. Là bao lời thiết tha cùng những câu thơ thấm đẫm lòng người của bao nhiêu tấm lòng tuyệt vời khi xót xa trước cảnh đau thương, khốn cùng của người dân miền Trung khi thiên tai hoành hành tàn ác. Dù cách này hay cách khác, bằng vật chất, tiền bạc, áo quần hay đơn giản chỉ bằng những nút chia sẻ đầy yêu thương, họ đã lan tỏa tình thương, là sứ mệnh tình nguyện của bản thân mình tới những tấm lòng vàng, để họ được chia sẻ, được yêu thương nhiều hơn, lấy động lòng trắc ẩn của mỗi người. Mạng xã hội giờ đây trở thành một công cụ hữu hiệu vô cùng, kết nối con người lại gần nhau hơn. Ta không khỏi xúc động trước sự quyên góp ủng hộ của cộng động, dù chỉ là dành một phần ăn sáng bé nhỏ hay một lý cà phê tối thôi dù dành ra vài chục nghìn hay vài trăm đồng để chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh éo le ấy, đó là những nghĩa cử đầy nhân văn.
Tuy nhiên, không ít người lại lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hoạt động từ thiện nhằm mục đích khác. Họ xem việc kêu gọi từ thiện như một cách đánh bóng, tạo tên tuổi cho bản thân, từ thiện nhằm mục đích tạo lợi ích cho bản thân mình. Mặt khác, một số kẻ còn nhẫn tâm khi lợi dụng những hoàn cảnh thương tâm để thu lợi, chúng copy những dòng kêu gọi của các nhà từ thiện chân chính, đổi số tài khoản của mình rồi sẵn sàng nhận bất kỳ khoản tiền chuyển khoản từ người khác, chúng trục lợi trên lòng thương của con người đầy tàn ác. Một số kẻ khác, trích một phần nhỏ nhận được sau khi kêu gọi từ cộng đồng cho những nạn nhân, phần còn lại giữ cho riêng mình, làm giàu trên sự lừa dối, ích kỉ, cơ hội, vô cảm trước khó khăn của người khác. Nhiều người thậm chí còn xem đó như là một "phong trào"cười cợt trên nỗi đau của người khác, điều này thật đáng lên án.
Chúng ta đã từng không khỏi khâm phục trước những lời kêu gọi đầy tình người và hành động đầy thiết thực của MC Phan Anh hay hoa hậu Phạm Hương kêu gọi đồng nghiệp và người hâm mộ chung tay giúp đỡ người dân miền Trung. Là lời động viên và kêu gọi quyên góp giúp đỡ từ các đồng nghiệp cho một nữ diễn viên trẻ đang phải chống chọi từng ngày với căn bệnh hiểm nghèo lại phải đơn thân nuôi con nhỏ. Là những tiếng thơ, những lời văn, lời động viên đầy xúc động của công đồng mạng dành cho những số phận ngang trái đau thương. Nguồn giúp đỡ về vật chất và tinh thần lớn lao ấy mãi mãi sáng ngời trong lòng mỗi người. Thiết nghĩ từ thiện là một việc làm đầy nhân văn và cao cả, vì vậy hãy để nó thật tuyệt vời như chính ý nghĩa mà nó mang lại. Vì vậy, cần có cơ chế quản lý đối với vấn đề này một cách nghiêm túc, tránh tình trạng những kẻ cơ hội ngang nhiên trục lợi. Mỗi chúng ta cần tỉnh táo trước những lời kêu gọi, hãy tìm hiểu thật kĩ, giúp đỡ đúng người, đúng việc, tránh để người khác lợi dụng chính mình, đặc biệt là khi mạng xã hội thông tin tràn lan, gây rối loạn, nhũng nhiễu thông tin.
Hãy trân quý những tấm lòng cao cả, hãy hành động ngay từ bây giờ để giúp những hoàn cảnh éo le vượt lên nghịch cảnh, số phận để vươn tới những niềm hy vọng, xây dựng một xã hội nơi nơi ngập tràn lòng yêu thương, thấm đượm tình người.
1. Dân số nước ta đông và tăng nhan đã tác động đến nền kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường ntn?
2. Việc làm đang là vấn đề gay gắt, em hãy nêu một số biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?
1,- Đông dân
+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..
- Có nhiều thành phần dân tộc:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.
2,
2,
Việc làm là một vấn đề kinh tế-xã hội lớn ở nước ta hiện nay. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.
Những năm qua, nước ta tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo các hướng:
-Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
-Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
-Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.
-Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
-Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Liên hệ thực tế, hãy nêu một số biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở nơi em sinh sống(TP Bến Tre)-cảm ơn ạ
Tham khảo
Phát triển TP Bến Tre thành đô thị loại 1
- Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, TP. Bến Tre trở thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- TP. Bến Tre được công nhận đạt chuẩn đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2019. Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, sẽ phát triển TP. Bến Tre thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Mở rộng địa giới hành chính
- Để hiện thực hóa mục tiêu đô thị loại I, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Kết luận số 118-KL/TU, trong đó thống nhất chọn phương án mở rộng địa giới hành chính của TP. Bến Tre theo hướng điều chỉnh sang các xã: Sơn Hòa, An Hiệp, Hữu Định (Châu Thành); Sơn Phú (Giồng Trôm); Thanh Tân (Mỏ Cày Bắc).
- Thành phố cũng kêu gọi đầu tư phát triển đô thị, các dự án chỉnh trang đô thị, các dự án khu dân cư mới. Đối với các dự án đã có quyết định đầu tư, cần tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai thực hiện. Hoàn chỉnh thủ tục thực hiện dự án nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Bến Tre. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành tỉnh tham mưu UBND tỉnh tiếp cận các nguồn vốn vay ODA khác để thực hiện dự án xử lý nước thải và các dự án chỉnh trang phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục đầu tư nâng chất các cơ sở giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân.
Phát triển hạ tầng
- Kết cấu hạ tầng Thành phố có bước phát triển nhanh, đồng bộ, tạo bước đột phá cho phát triển không gian đô thị về phía bắc, tây bắc (Bình Phú, Sơn Đông) và về phía nam (Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận), góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị loại I. Đặc biệt, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có sự đóng góp rất lớn của nhân dân về tiền, đất đai, hoa màu, ngày công lao động. Vì vậy, hệ thống giao thông nông thôn ngày càng phát triển, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Hạ tầng giáo dục phát triển rất nhanh trên cơ sở thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp. Đến nay, hệ thống trường lớp học trên địa bàn TP. Bến Tre cơ bản đã được đầu tư hoàn chỉnh. Năm 2010, chỉ có 10 trường đạt chuẩn quốc gia thì đến nay, Thành phố đã có 25/34 trường đạt chuẩn quốc gia. Một số trường được xây mới đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy: Tiểu học Bến Tre, Tiểu học Phú Thọ và một số trường mầm non theo phương thức xã hội hóa: Mầm non quốc tế API, Mầm non Bảo Quyên.
- Hệ thống các cơ sở y tế được đầu tư đúng chuẩn, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân như: Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Đa khoa Minh Đức, Bệnh viện Y học cổ truyền. Cơ sở y tế xã, phường được đầu tư đạt chuẩn, đặc biệt đã hoàn chỉnh thủ tục triển khai Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 500 giường tại xã Bình Phú (vốn ODA).
- Thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. Hệ thống các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị được đầu tư mới, khang trang, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân…