Một khối khí có V=7.5l, p=2.10^5 Pa. Nhiệt độ 27°C. Khí được nén đẳng áp nhận công 50j. Tính nhiệt độ sau cùng cuar khí
Một khối khí có V=7,5 lít , P=2.105 Pa, nhiệt độ 27oC. Khí được nén đẳng áp nhận công 50J. Tính nhiệt độ sau cùng của khí.
Công khí nhận được là \(A=-P\Delta V=-P\left(V_2-V_1\right)=50J\)
=> \(V_2=0.00725m^3=7,25l.\)
=> Áp dụng định luật Gay luy xac (đẳng áp)
\(\frac{V_1}{T_1}=\frac{V_2}{T_2}\)\(\Rightarrow T_2=\frac{300.7.25}{7.5}=290K\rightarrow t_2=17^0C.\)
Một khối khí có thể tích 3l, ở áp suất 2.10^5 Pa, nhiệt độ 27°C được đun nóng đẳng tích đến nhiệt độ 327°C và sau đó giãn nở đẳng áp. Nhiệt độ cuối cùng của khí là 672°C. Tính công mà khí thực hiện biến đổi trên là bao nhiêu?
+ Giai đoạn đun nóng đẳng tích: \(\dfrac{P_1}{T_1}=\dfrac{P_2}{T_2}\Rightarrow P_2=\dfrac{P_1}{T_1}.T_2=2.10^5.\dfrac{273+327}{273+27}=4.10^5(Pa)\)
+ Giai đoạn giãn nở đẳng áp: \(\dfrac{V_2}{T_2}=\dfrac{V_3}{T_3}\Rightarrow V_3=V_2.\dfrac{T_3}{T_2}=3.\dfrac{273+672}{273+327}=4,725(l)\)
Công mà khí thực hiện là: \(A=P_3V_3-P_2V_2=4.10^5.4,725.10^{-3}-2.10^5.3.10^{-3}=...\)
Bạn tính tiếp nhé.
Một khối khí lý tưởng thể tích 3l, áp suất 2.10^5 N/m, nhiệt độ 27°C được đun nóng đẳng tích rồi cho dãn nở đẳng áp. Trong quá trình dãn nở nhiệt độ tăng thêm 30°C. Công mà khí đã thực hiện là
quá trình đẳng áp :
\(\dfrac{V_1}{T_1}=\dfrac{V_2}{T_2}\Rightarrow\dfrac{3}{27+273}=\dfrac{V_2}{30+27+273}\Rightarrow V_2=3,3\left(l\right)\)
độ thay đổi thể tích :
\(\Delta V=V_2-V_1=3,3-3=0,3\left(l\right)=0,0003\left(m^3\right)\)
công mà khí đã thực hiện :
\(A=p.\Delta V=2.10^5.0,0003=60\left(J\right)\)
một khối khí có thể tích 6l ở nhiệt độ 27 độ C và áp suất 3atm . Đun nóng đẳng tích khí lên đến nhiệt độ 407 độ C . Tính. A.nhiệt độ tuyệt đối T1,T2 B.áp suất khối khí khi đun nóng C.từ trạng thái ban đầu nén khí đẳng nhiệt đến áp suất 4atm . Tính thể tích khí lúc này
Một lượng khí xác định có áp suất 10⁵ Pa nhiệt độ 27°C sau khi bị nén thể tích khí giảm đi 3 lần áp suất tăng lên đến 5.10⁵Pa .Tính nhiệt độ cuối quá trình nén
\(T_1=27^oC=300K\)
\(V_2=\dfrac{1}{3}V_1\)
Phương trình trạng thái khí lí tưởng:
\(\dfrac{p_1.V_1}{T_1}=\dfrac{p_2.V_2}{T_2}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{10^5.V_1}{300}=\dfrac{5.10^5.\dfrac{1}{3}V_1}{T_2}\)
\(\Leftrightarrow T_2=500K\)
Câu 1
Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần ?
Câu 2
Một khối khí có áp suất 1,5 atm và thể tích 5 lít được biến đổi đẳng nhiệt đến áp suất 4atm. Tính thể tích khí sau khi biến đổi và vẽ đồ thị biểu diễn trong hệ toạ độ (p, V).
Câu 3
Nén đẳng nhiệt một khối khí từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất của khí tăng thêm một lượng 5.104Pa. Tính áp suất của khí trước và sau khi nén.
Câu 4
Một lượng khí lí tưởng ở nhiệt độ 170C và áp suất 1,5 atm được nung nóng đẳng tích đến áp suất 2,5atm. Tính nhiệt độ của khí sau khi nung và vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái trong hệ (p-T).
Câu 5
Một khối khí ở nhiệt độ 170C áp suất 1,5 atm được nung nóng đẳng tích đến 1170C thì áp suất của khí đó là bao nhiêu? Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái của khí trong hệ toạ độ (p, T).
Câu 1 : Thể tích giảm đi 10/4 = 2,5 lần nên áp suất tăng 2,5 lần
Một khối khí có áp suất p1=30.10² N/m² , thể tích V1 =0.005m³, nhiệt độ t1=27⁰C. Được nung nóng đẳng tích đến nhiệt độ t2=177⁰C a) tính áp suất của khí khi đó b) tính công mà khối khí thực hiện được c) tính độ biến thiên nội năng của khối khí. Biết nhiệt lượng và khi nhận được là 20J
Cho một khối khí xác định có áp suất 5atm , thể tích 4dm³, nhiệt độ 27°C Nén đẳng nhiệt đến khi thể tích giảm còn một phần tư .Tính áp suất của khối khí lúc này ?
Chỉ mình câu này với ạ
Xét một lượng khí không đổi chứa trong một bình kín, ban đầu khí trong bình có nhiệt độ 27 độ C và áp suất 2.10^ 5 Pa, sau đó người ta nung nóng khi đến nhiệt độ 627 độ C . Tìm áp suất của khí trong bình lúc này và vẽ đồ thị biểu diễn quá trình trên trong hệ tọa độ (p, T) ?
Trạng thái 1: \(\left\{{}\begin{matrix}p_1=2\cdot10^5Pa\\T_1=27^oC=300K\end{matrix}\right.\)
Trạng thái 2: \(\left\{{}\begin{matrix}p_2=???\\T_2=627^oC=900K\end{matrix}\right.\)
Quá trình đẳng tích:
\(\dfrac{p_1}{T_1}=\dfrac{p_2}{T_2}\Rightarrow\dfrac{2\cdot10^5}{300}=\dfrac{p_2}{900}\)
\(\Rightarrow p_2=6\cdot10^5Pa\)