Tại sao kim cương và than chì đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon nhưng chúng lại có các tính chất vật lí khác nhau?
Tại sao kim cương và than chì đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon nhưng chúng lại có các tính chất vật lí khác nhau?
Kim cương và than chì đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon nhưng chúng lại có các tính chất vật lí khác nhau do cấu trúc mạng tinh thể của kim cương và than chì khác nhau.
Hãy so sánh các đặc tính của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- Giống nhau: Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình đều có tính đẳng hướng.
- Khác nhau:
Chất rắn kết tinh | Chất rắn vô định hình |
+ Có cấu trúc tinh thể | + Không có cấu trúc tinh thể |
+ Có nhiệt độ nóng chảy xác định. | + Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. |
+ Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng | + Có tính đẳng hướng. |
1/Tại sao chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.
2/Biến dạng đàn hồi của vật rắn là gì ? Viết công thức xác định ứng suất và đơn vị.
1/
Với chất rắn đa tinh thể các tinh thể sắp xếp hỗn độn nên tính dị hướng của tinh thể bị bù trừ lẫn nhau làm mất đi
tính dị hướng.
2/
Khi chịu tác dụng của ngoại lực , vật rắn thay đổi kích thước và hình dạng . Nếu vật rắn lấy lại được kích thước và
hình dạng ban đầu khi ngoại lực ngừng tác dụng , thì biến dạng của vật rắn là biến dạng đàn hối và vật rắn đó có
tính đàn hồi .
Công thức ứng suất : \(\sigma=\frac{F}{S}\) (\(\sigma\) là ứng suất , đơn vị là Pa ; F là độ lớn lực tác dụng (N) ; S là tiết diện ngang (m2)
. Phân biệt chất rắn đơn tinh thể và chất rắn da tinh thể
có ng` nhờ mk đăng hộ
- Giống nhau: Đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- Khác nhau: Chất rắn đơn tinh thể được cấu tạo bởi một tinh thể và có tính dị hướng ;
Chất rắn đa tinh thể được cấu tạo bởi nhiều tinh thể liên kết hỗn độn với nhau và có tính đẳng hướng
Thế nào là quá trình đẳng tích? Tìm một ví dụ về quá trình đẳng tích. Phát biểu và viết hệ thức của định luật Sác-lơ (Charles).
- Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi.
Vd : Nung nóng khí trong một bình đậy kín, bình có sự dãn nở vì nhiệt là không đáng kể.
- Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Hệ thức: p~T \(\Rightarrow\frac{p}{T}=\) hằng số.
Thế nào là quá trình đẳng nhiệt? Phát biểu và viết hệ thức của địnhluật Bôilơ – Mariốt (Boyles – Mariottes)
- Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.
- Định luật Bôilơ – Mariốt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
Hệ thức: p ~ \(\frac{1}{V}\) \(\Rightarrow\) pV = hằng số.
đây là :
chương V: chất khí
nha bn
Nội năng của khí lí tưởng có phụ thuộc vào thể tích khí không? Tại sao?
Không. Vì lực tương tác giữa các phân tử khí lí tưởng được bỏ qua nên thế năng phân tử của các phân tử
khí lí tưởng bằng 0. Nội năng khí lí tưởng chỉ còn là động năng của các phân tử nên nội năng khí lí tưởng
chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào thể tích của khối khí.
khí khi bị nung nóng đã tăng thể tích 0,02m3 và nội năng biến thiên lượng 1280J. Nhiệt lượng đã truyền cho khí là bao nhiêu ?
Biết quá trình là quá trình đẳng áp ở áp suất 2.105Pa
Đun khí và thể tích của khí tăng lên chứng tỏ hệ nhận được nhiệt và sinh công.
\(\Delta U=Q-A\)
Công hệ sinh ra là \(A=P\Delta V=2.10^5.0.02=4000J.\)
=> Nhiệt lượng hệ khí nhận được là \(Q=\Delta U+A=1280+4000=5280J.\)
Một khối khí có V=7,5 lít , P=2.105 Pa, nhiệt độ 27oC. Khí được nén đẳng áp nhận công 50J. Tính nhiệt độ sau cùng của khí.
Công khí nhận được là \(A=-P\Delta V=-P\left(V_2-V_1\right)=50J\)
=> \(V_2=0.00725m^3=7,25l.\)
=> Áp dụng định luật Gay luy xac (đẳng áp)
\(\frac{V_1}{T_1}=\frac{V_2}{T_2}\)\(\Rightarrow T_2=\frac{300.7.25}{7.5}=290K\rightarrow t_2=17^0C.\)
Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 20 độ C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 75 độ C . Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt . Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài . Nhiệt dung riêng của nhôm là 0,92 . 103 J ( kg . K ) ; của nước là 4,18 .103 J ( kg . K ) ; của sắt là 0,46 .103 J ( kg . K )
Gọi t là nhiệt độ khi hệ cân bằng .
Nhiệt lượng tỏa ra của sắt
Qtỏa = mc\(\triangle\)t = 2 . 10-2 . 0,46 . 103 ( 75 độ - t ) = 92 ( 75 độ C - t ) J
Nhiệt lượng thu vào của thành bình nhôm và của nước
Qthu = 5 . 10-1 . 0,92 . 103 ( t - 20 độ C ) + 0,188 . 4180 . ( t -20 ) J
= ( t - 20 ) ( 460 + 493,24 ) = 953,24 ( t - 20 )
Khi hệ thống cân bằng nhiệt ta có : Qtỏa = Qthu
↔ 92 ( 75 độ - t ) = 953,24 ( t - 20 )
↔ 1045,24t = 25964,8 ↔ t = 24,84 độ C
Vậy nhiệt độ sau cùng của nước khi có sự cân bằng nhiệt là t = 24,84 độ C.
Bạn tham khảo tại Câu hỏi của Bình Trần Thị - Vật lý lớp 10 - Học và thi online với HOC24
Chúc bạn học tốt!
Gọi t là nhiệt độ lúc cân bằng nhiệt.
Nhiệt lượng của sắt toả ra khi cân bằng: Q1 = mscs(75 –t) = 92(75–t) (J)
Nhiệt lượng của nhôm và nước thu được khi cân bằng nhiệt:
Q2 = mnhcnh(t –20) = 460(t – 20) (J)
Q3 = mncn(t – 20) = 493,24(t – 20) (J)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả = Qthu
92(75 –t) = 460(t – 20) + 493,24(t – 20) <=> 92(75 –t) = 953,24(t – 20) => t ≈ 24,8oC
< copy >