Những câu hỏi liên quan
Nguyen  thuy kieu
Xem chi tiết
Anh Thư Đinh
12 tháng 11 2016 lúc 22:37

1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á

2,

+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.

+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:

- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn

-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến

-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....

+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa

+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na

+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ

Bình luận (0)
Anh Thư Đinh
12 tháng 11 2016 lúc 22:37

câu 3 với câu 4 mai mình làm nha! giờ mình pp! đi nhủ ây

Bình luận (0)
Anh Thư Đinh
13 tháng 11 2016 lúc 19:45

1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh. Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á

2, +﴿Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ ﴾thế kỉ II﴿ đến thời Gúp‐ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô‐ gôn.

+﴿ các thành tựu văn hóa của Ấn Độ: ‐ có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn ‐đạo Bà La Môn, đạo Hin‐đu là tôn giáo phổ biến

+)nghệ thuật kiến trúc Hin‐đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....

3, các triều đại nhà Đường, nhà Hán, nhà Tần, nhà Tống-Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh,nhà Tùy, thời Ngũ Đại,thời Tây Tấn, thời Đông Tấn,... là "gồm" các triều đại đã từng xâm lược nước ta. (nói tóm lại là không có triều đại nào của Trung Quốc là không xâm lược Việt Nam)

-các thất bại của quân xâm lược: khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40( đánh giặc nhà Hán), chiến thắng Ngô Quyền năm 938( đánh giặc nhà Nam Hán), cuộc kháng chiến của Lê Hoàn thời Tiền Lê( đánh giặc nhà Tống), cuộc kháng chiến của nhà Lý( gồm hai giai đoạn: đánh giặc nhà Tống), 3 lần kháng chiến của nhà Trần( đánh quân xâm lược Mông-Nguyên), khởi nghĩa Lam Sơn( đánh giặc nhà Minh),.....(nhiều quá) các cuộc khởi nghĩa đều thắng lợi, quân xâm lược thua trận

4,mình cung cấp ảnh thôi nhéBài 4 : Trung Quốc thời phong kiếnBài 4 : Trung Quốc thời phong kiến

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Hạ
Xem chi tiết
린 린
16 tháng 11 2018 lúc 21:10

câu 2

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá  trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Do vậy, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

xhpk châu âu dc hình thành :

Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu ÂuSau khi chiếm được, họ lệp nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.
Bình luận (0)
린 린
16 tháng 11 2018 lúc 21:12

câu 5

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...

Bình luận (0)
Mạc Hy
Xem chi tiết
Bùi Quang Minh
10 tháng 3 2019 lúc 18:13

Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán

Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà LươngBắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427): còn gọi là thời thuộc Minh. 
Bình luận (0)
Chi Phạm
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
25 tháng 10 2021 lúc 20:30

Câu 1: 

- Năm 1487, B. Đi - a - xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.

- Năm 1497, Va - xcô đơ Ga - ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca - li - cút ở phía tây nam Ấn Độ.

- Năm 1492, C.Cô - lôm - bô “tìm ra” châu Mĩ.

- Từ 1519 - 1522, Ph. Ma - gien - lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất.

Bình luận (0)
Phía sau một cô gái
25 tháng 10 2021 lúc 20:34

Câu 2:     Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở vốn và công nhân làm thuê.

Câu 3:     Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến TQ là thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ

Câu 4:

- Giấy

- La bàn

- Thuốc súng

- Nghề in.

Bình luận (0)
Đặng Khánh Vinh
25 tháng 10 2021 lúc 20:35

Câu 1 :

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.

- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ.

- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.

- Từ 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi vòng quanh trái đất

Câu 2 : Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở vốn và công nhân làm thuê

Câu 3 :  Thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ

Câu 4 :  giấy, la bàn, thuốc súng và nghề in.

Câu 5 : Nhà Đường

Câu 6 : Thủ công nghiệp xuất hiện công trường thủ công, xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao. - Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh. - Ngoại thương phát triển, Quảng Châu là thương cảng lớn nhất, thương nhân Trung quốc buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư,

Bình luận (0)
pikachu
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Ly
12 tháng 4 2021 lúc 21:26

Suốt mười thế kỷ dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành lại độc lập. Ý chí tự lực, tự cường được biểu hiện trong cuộc đấu tranh bền bỉ và quyết liệt nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã cũng cố thêm tinh thần dân tộc và ý thức độc lập của nhân dân ta.

Các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ VIII:

-Sau phong trào khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 - 43, từ đầu thế kỷ II, phong trào khởi nghĩa nhân dân lại phát triển rộng rãi và mạnh mẻ hơn trước.

-Năm 178, hàng vạn ngưòi dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lương Long, làm chủ đất nước suốt 4 năm (178 - 181).

-Sang thế kỷ III cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng đã làm “chấn động toàn thể Châu giao”.

-Đầu thế kỷ VI, ở Trung quốc nhà Lương cướp ngôi nhà Tề. Như các triều đại phong kiến khác ở phương bắc, nhà Lương thực hiện chính sách thống trị và bốc lột hà khắc đối với nhân dân ta. Chúng chia nhỏ Châu Giao, cắt miền biển lập Châu Hoàng (Quảng Ninh) đặt Châu Ái ở Cửu Chân xưa (Thanh Hoá), Châu Đức ở Cửu Đức xưa (Đức Thọ - Hà Tỉnh), lập thêm hai châu mới để dễ bề cai trị. Với bộ máy cai trị, đô hộ khổng lồ, chúng tăng cường cướp bóc, vơ vét của cải, thu thuế nặng nề. -Trước tình hình đó, mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Lý Bí đã nổ ra đánh đổ nhà Lương giành lại độc lập dân tộc. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, tháng giêng năm 544 Lý Bí tuyên bố lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (mãi mãi là mùa xuân). Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng là Nam đế (vua của Nước Nam), dựng điện Vạn Thọ, tổ chức triều đình với hai ban Văn - Võ. Nam đế lược bỏ niên hiệu nhà Lương, đăt niên hiệu mới là Đại đức (Đức lớn). Ông sai dựng chùa Khai quốc (mở nước), ban sắc và phong thần cho các anh hùng tiền bối của dân tộc. Điều đó nói lên ý chí độc lập tự cường và lòng tin vững chắc của nhân dân ta về một nền độc lập dân tộc bền vững trong tương lai. Việc Lý Bí xưng đế vương và đặt niên hiệu riêng đã “phủ định ngang nhiên quyền làm bá chủ thiên hạ” của hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, là chủ nhân của đất nước và vận mệnh của mình”.

-Đầu năm 545, triều đại phong kiến nhà Lương đem quân đánh Vạn Xuân hòng xoá bỏ nền độc lập còn non trẻ, Lý Nam Đế lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sau khi Lý Nam Đế bị bệnh chết, Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lần nữa giành lại độc lập dân tộc.

-Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung quốc, đặt ách đô hộ của chúng lên đất nước ta. Đến năm 622 ách thống trị của phong kiến phương bắc được chuyển qua nhà Đường. Trong suốt ba thế kỷ bị nhà Đường thống trị, nhân dân ta không ngừng nổi dậy chống lại ách áp bức nặng nề, sự bốc lột tàn bạo và đấu tránh giành quyền độc lập dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ này có thể kể đến: khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), khởi nghĩa Dương Thanh (819-820).

 

Bài làm hơi dài, mong bạn thông cảm! Chúc bạn có một kết quả tốt trong kì thi cuối hk2 này nháyeu

Bình luận (0)
Hồng Nhung Đặng Thị
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
10 tháng 10 2016 lúc 20:01

các quốc gia cổ đại phương đông : ai cập , lưỡng hà , ấn độ , trung quốc .

Bình luận (0)
Chibi Usa
18 tháng 9 2017 lúc 16:26

Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

Trung Quốc được đánh giá là một trong những trung tâm văn hóa rực rỡ của châu Á và thế giới. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân đã đạt được những thành tựu quan trọng, những thành tựu đó đã chứng tỏ được rằng nền văn hoá Trung Quốc thời phong kiến là một nền văn hoá lâu đời, rất phong phú đa dạng và có nhiều độc đáo. Nền văn hoá ấy đã có tác dụng nhất định trong truyền thống văn hoá dân tộc Trung Quốc, có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều nước ở thế giới, trong đó có Việt Nam.
* Thành tựu văn hoá
a/ Trên lĩnh vực văn học :
- Chữ viết :
+ Chữ tượng hình kết hợp với chỉ ý và hình thanh.
+ Chữ giáp cốt xuất hiện sớm nhất (thời Ân Thương).
+ Chữ đại triện (đời Chu). Đến thời tần chỉnh lí, cải biến thành chữ tiểu triện.
+ Chữ Hán (thời Hán).
- Văn học :
+ Thời Xuân Thu – Chiến Quốc : Kinh thi của Khổng tử, Sở từ của Khuất Nguyên, Đạo đức kinh của Lão tử,…
+ Thời phong kiến : Nổi bật là thơ Đường đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và có giá trị quan trọng trong đời sống văn học vì :
* Xác lập được cơ sở về phong cách và nghệ thuật cho thơ ca sau này.
* Phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội đương thời, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, gắn liền với tên tuổi của các đại thi hào như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
+ Tiểu thuyết chương hồi : phát triển rực rõ dưới thời Minh, Thanh với các tác phẩm nổi tiếng : Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...
- Sử học : Bộ sử kí đồ sộ của Tư Mã Thiên dài hơn 5 vạn chữ đã đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc. Ngoài ra còn một số tác phẩm sử học nổi tiếng như Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ,…
b/ Trên lĩnh vực tư tưởng
Có nhiều học thuyết tư tưởng ra đời : Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia. Song Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Người sáng lập là Khổng Tử, về sau có Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư.
c/ Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật
- Thiên văn học : Từ thời cổ đại (thời Ân Thương), người Trung Quốc biết đến quan sát thiên văn – 800 tinh tú, ghi chép đúng hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, quan sát vết đen trên Mặt Trời, chế tạo dụng cụ đo bóng mặt trời, đo động đất.
- Lịch pháp : do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tù thời Tần – Hán đã phát minh ra nông lịch, dựa theo sự vận hành Mặt Trăng.
- Y dược học : Khám bệnh, châm cứu, viết nhiều bộ sách chữa bệnh, gắn liền với các danh y: Hoa Đà, Lý Thời Trân.
- Điêu khắc, kiến trúc :
Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc có từ rất sớm và rất phong phú, chạm khắc tượng Phật, các vị La Hán…trên ngà voi, gỗ,…
Kiến trúc phát triển rực rỡ : Cung điện, thành quách: Vạn Lý trường thành, Cung A phòng, Cố cung, Tử cấm thành,…
- Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuậ có bốn phát minh quan trọng là :thuốc súng, la bàn, làm giấy, nghề in.
Những thành tựu văn hóa rự rỡ đó đã đưa Trung Quốc trở thành mộtb trung tâm văn minh của thế giới, ảnh hưởng đến nhiều nước trong đó có Việt Nam.
* Ảnh hưởng trong nước :
- Chữ viết ra đời sớm giúp lưu trữ kiến thức, truyền bá tư tưởng, thống nhất đất nước.
- Đạo Nho : giúp cũng cố ổn định xã hội trật tự phong kiến song càng về sau nó càng bảo thủ lỗi thời, kìm hãm sự phát triểm
- Thiên văn học : nông lịch giúp phát triển nông nghiệp.
Kĩ thật ; có nhiều phát minh lớn hữu ích nhưng ảnh hưởng của nó khá mờ nhạt.
* Ảnh hưởng ngoài nước :
- Tư tưởng, triết học, văn học, chữ viết, kiến trúc : có ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Những thành tựu khoa học kĩ thuật có ảnh hưởng tới cả châu Âu và trên thế giới.
* Sự tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc của nhân dân Việt Nam ta:
Với hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, văn hóa Trung Quốc đã xâm nhập vào nước ta tạo ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực như : Tư tưởng, triết học, chữ viết, văn hóa, sử học, lịch pháp, nghệ thuật, các nghề thủ công, phong tục tập quán,..
Bình luận (0)
Thái Thùy Linh
Xem chi tiết
Thanh Vy
10 tháng 10 2016 lúc 17:19

Trung Quốc lớp mình học thầy cho ghi vậy nè

- Tình hình chính trị : hình thành từ thế kỉ III  TCN, thời Tần

- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực -> địa chủ

- Nông nô mất ruộng -> tá điền

Nộp hoa lợi cho địa chủ-> địa tô

Tồ chức bộ máy nhà nước

- Nhà Tần

- Nhà Hán

- Nhà Đường

- Nhà Nguyên

* Đối ngoại:

- Mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh xâm lược

( bạn  sàn lọc nha )

Bình luận (2)
Thanh Vy
10 tháng 10 2016 lúc 17:12

/hoi-dap/question/102310.html ( đây nè bạn )

Bình luận (0)
Hangg
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 7 2021 lúc 8:16

Tham khảo nha em:

Triệu - Hán- Ngô - Tuỳ - Lương - Đường

Bình luận (0)
弃佛入魔
8 tháng 7 2021 lúc 8:18

Các triều đại: Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường

Bình luận (0)
Tạ Việt Hà
8 tháng 7 2021 lúc 8:19

TRIỆU -HÁN-NGÔ-TÙY-LƯƠNG-ĐƯỜNG

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Trang
Xem chi tiết
Trịnh Nam Khánh
21 tháng 12 2022 lúc 20:33

- Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.

- Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.

- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:

+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ. 

+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.

+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).

=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.

Bình luận (0)
Citii?
22 tháng 12 2022 lúc 20:07

- Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.

- Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.

- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:

+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ. 

+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.

+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).

=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.

Bình luận (0)