Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tuấn Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền
Xem chi tiết
Trần Bình Minh
3 tháng 3 2016 lúc 15:49

* So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối:

-          Giống nhau:

Đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước, giành độc lập dân tộc.

-          Khác nhau:

+ Phan Bội Châu chủ trương cầu việ Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

+ Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho dân tộc.

+ Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài, đến chính nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình để tìm đường cứu nước mới.

* Điểm mới trong con đường cứu nước của Người:

- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập; điều cần thiết là phải dựa vào chính mình.

- Người quyết ra nước ngoài, cụ thể là sang phương Tây, trung tâm của nền văn minh thế giới lúc bấy giờ và cũng là quê hương của các cuộc cách mạng lớn trong lịch sử để tìm hiểu, khảo sát xem họ làm như thế nào sau đó sẽ về giúp đồng bào mình.

Minhh Minhh
6 tháng 5 2017 lúc 23:40

mmmmmmmmmmm

Ánh Ngọc
6 tháng 5 2019 lúc 20:15

So sánh

- Giống nhau :

+ Đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc

+ Muốn học tập kinh nghiệm ở nước ngoài để về giải phóng dân tộc

+ Liên hệ cách mạng VN với cách mạng thế giới

- Khác nhau

+ Phan Bội Châu: thực hiện chủ trương bạo động, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Xu hướng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhiều khả năng thực hiện nhưng mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi cầu cứu Nhật vì Nhật cũng là một nước đế quốc

+ Phan Châu Trinh: thực hiện cải cách, dựa vào thực dân Pháp để lật đổ vua quan phong kiến. Xu hướng khó thực hiện vì trái với đường lối của thực dân Pháp. Mặt khác, xu hướng bắt tay với thực dân Pháp làm ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của nhân dân ta

+ Nguyễn Tất Thành: thực hiện đường lối ra nước ngoài - cụ thể là các nước phương tây, tìm con đường cứu nước mới, phù hợp để giải phóng dân tộc. Xu hướng thực hiện phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhiều khả năng thực hiện, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

- Điểm mới:

+ Không phụ thuộc quá nhiều vào các nước khác

+ Ra phương tây nhằm tiếp thu các kinh nghiệm, tinh hoa từ các cuộc cách mạng lớn để xác định rõ ràng con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Giang ĐaoVan
Xem chi tiết
Nguyen hai anh 30
5 tháng 5 2019 lúc 19:55

Câu 2 

*Phong trào Đông Du ( 1905 - 1909 ) 

+ Nguyên nhân : 

- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhớ đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ , lại có cùng màu da , cùng nền văn hóa Hán học với VN , có thể nhờ cậy 

- Phục Nhật , muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của các nước ở châu Á cuối TK 19 - đầu TK 20 , trong đó có VN 

+ Những nét chính về hoạt động của ptr Đông Du : 

- Năm 1904 , Duy Tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu . Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp , khôi phục độc lập 

- Năm 1905 , PBC sang NB vs mục đích cầu viện , rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học 

- Năm 1905 - 1908 , hội phát động ptr Đông du , đưa khoảng 200 học sinh VN sang Nhật học tập để xây dựng lực lượng chống Pháp 

- Tháng 9-1908 Pháp cấu kết vs Chính phủ NB , trục xuất ng VN ra khỏi đất Nhật

Tháng 3-1909 : Ptr tan rã , Duy Tân hội ngừng hoạt động 

+ Ý nghĩa : Cách mạng VN đã bắt đầu hướng ra TG , gắn vấn đề dân tộc vs vấn đề thời đại 

*Ptr Đông Kinh nghĩa thục ( 1907 )

+ Tháng 3-1907 , Lương Văn Can và Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục , trường dạy các môn khoa học thường thức , tổ chức các buổi diễn thuyết và bình văn , sản xuất sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nc ,...

+ Phạm vi h đ khá rộng : Hà Nội , Hà Đông , Sơn Tây , Bắc Ninh , ... Tuy nhiên đến tháng 11-1907 , Pháp ra lệnh đóng cửa trường học 

+ Thông qua các h đ , Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nc , truyền bá tư tưởng dân chủ , dân quyền và 1 nền văn hóa mới ở nước ta .

#Hanie

Nguyen hai anh 30
5 tháng 5 2019 lúc 20:07
Xu hướng Chủ trương  Biện pháp  Khả năng thực hiện  Tác dụng  Hạn chế 
Bạo động của Phan Bội Châu  Đánh Pháp , giành độc lập dân tộc , xây dựng xã hội tiến bộ về kinh tế , chính trị , văn hóa Tập hợp lực lượng vũ trang đánh Pháp , trước hết là xây dựng về mọi mặt , kết hợp với cầu viện  Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân , nhưng chủ trương cầu viện NB khó thực hiện  Khuấy động lòng yêu nc , cổ vũ tinh thần dân tộc  Ý đồ cầu viện NB là sai lầm , nguy hiểm 
Cải cách của Phan Châu Trinh  Vận động cải cách trong nước - khai trí , mở mang công , thương nghiệp tự cường

- Mở trường học 

- Đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến , giúp VN tiến bộ 

 Không thể thực hiện đc vì trái vs đường lối của Pháp 

- Cổ vũ tinh thần tự lập , tự cường 

- Giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến 

 Biện phái cải lương , xu hướng bắt tay với Pháp , làm phân tán tư tưởng cứu nc vua nhân dân 

Câu 3

Trần Bình Minh
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
9 tháng 3 2016 lúc 8:49

- Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.

- Cuộc vận động Duy Tân là tên gọi một cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam, do Phan Châu Trinh (1872 - 1926) phát động năm 1906 cho đến năm 1908 thì kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp.

Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.

Vũ Văn Ngọc
9 tháng 3 2016 lúc 10:06

So sánh phong trào Đông du và phong trào Duy tân:

* Giống nhau:

- Nổ ra đầu thế kỉ XX, là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

- Do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, họ điều đoạn tuyệt vời với tư tưởng trung quân, tiến hành đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Cả hai phong trào đều chưa xây dựng được cơ sở vững chắc trong xã hội.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.

- Hạn chế tầm nhìn và tư tưởng nên kết quả đều thất bại.

* Khác nhau:

- Mục tiêu:

+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du xác định kẻ thù là thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc nên đề ra mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân coi chế độ phong kiến thooisnats là kẻ thù, mâu thuẫn giai cấp nên đánh đổ phong kiến để canh tân đất nước.

- Phương pháp và hình thức đấu tranh:

+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du tiến hành theo đường lối vũ trang, bạo động, cầu viện nước ngoài, dựa vào Nhật để đánh Pháp.

+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân lại phản đối bạo động và cầu viện nước ngoài, chủ trương dựa vào Pháp cải cách, canh tân đất nước sau mới đánh Pháp.

- Cơ sở xã hội:

+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du dựa vào tâng lớp trên, quan lại cũ, những người giàu có.

+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân dựa vào tầng lớp dưới những người nghèo khổ, đặc biệt là nông dân.

* Nguyên nhân của sự khác nhau đó:

- Hoàn cảnh xuất thân của hai người không giống nhau:

+ Phan Bội Châu sinh ra ở Nghệ An nơi có truyền thống yêu nước chống xâm lược nên đề cao vấn đề dân tộc.

+ Phan Châu Trinh sinh ra ở Quảng Nam nơi buôn bán thương nghiệp phát triển nên đề cao vấn đề dân chủ.

- Đón nhận những luồng tư tưởng bên ngoài khác nhau.

+ Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của tấm gương tự cường Nhật Bản, nảy sinh tư tưởng dựa vào Nhật đánh pháp.

+ Phan Châu Trinh ảnh hưởng tư tưởng cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc nên chủ trương dựa vào Pháp để canh tân đất nước.

- Khả năng nhận biết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra cho mỗi ông khác nhau: Phan Bội Châu nhìn thấy mâu thuẫn dân tộc, Phan Châu Trinh nhìn thấy mâu thuẫn giai cấp.

Trần Kiều Thi
10 tháng 8 2017 lúc 19:32

chil là giề??

phan nana
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 10 2023 lúc 15:34

- Thiếu sự ủng hộ của quần chúng: Mặc dù cả hai nhà lãnh đạo này đã nỗ lực tuyên truyền và khích lệ lòng yêu nước trong quần chúng, nhưng họ không nhận được sự ủng hộ rộng rãi và tích cực cần thiết từ xã hội. Đa số người dân vẫn còn mắc kẹt trong tình trạng thụ động và sợ hãi trước áp lực từ thực dân Pháp.

- Thiếu chiến lược chiến đấu hiệu quả: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh chưa có một chiến lược chiến đấu rõ ràng và toàn diện để chống lại thực dân Pháp. Họ thiếu phương án đấu tranh dài hạn, không đồng nhất về các phương pháp, và không có sự tổ chức chặt chẽ.

- Sự phản ứng quyết liệt từ phía thực dân Pháp: Thực dân Pháp đã triển khai các biện pháp quân sự và chính sách cải cách để đàn áp và kiềm chế những nỗ lực cứu nước. Họ sử dụng quân đội mạnh mẽ và các biện pháp hành chính để đảm bảo sự kiểm soát và ổn định.

- Phân chia và xung đột trong phong trào cứu nước: Sự không thống nhất và xung đột giữa các tầng lớp và nhóm người yêu nước đã làm yếu đi sức mạnh và hiệu quả của phong trào cứu nước. Sự chia rẽ này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho thực dân Pháp kéo dài quyền thống trị.

- Thiếu sự hỗ trợ quốc tế: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh không nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ cộng đồng quốc tế hay các nước khác trong việc cứu nước. Sự thiếu vắng hỗ trợ quốc tế đã làm suy yếu khả năng chiến đấu của phong trào cứu nước.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 6 2019 lúc 9:29
Xu hướng Chủ trương Biện pháp Khả năng thực hiện Tác dụng Hạn chế
Bạo động của Phan Bội Châu Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp cầu viện Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện Khuấy động lòng yêu nước cổ vũ tinh thần dân tộc Ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm nguy hiểm
Cải cách của Phan Châu Trinh Vận động cải cách trong nước, khai trí, mở mang công, thương nghiệp, tự cường Mở trường học đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến giúp Việt Nam tiến bộ Không thể thực hiện được vì trái với đường lối của Pháp Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường giáo dục tư tưởng chống hủ tục phong kiến Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tâm tư tưởng cứu nước của nhân dân
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 8 2017 lúc 7:57

Đáp án D

* Bảng so sánh con đường của Phan Bội Châu và Phân Châu Trinh

Đáp án

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

A, B

 

ü

C

ü

 

D

Cả hai đều tiêu biểu cho phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 2 2018 lúc 9:35

Đáp án D

* Bảng so sánh con đường của Phan Bội Châu và Phân Châu Trinh

Đáp án

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

A, B

 

ü

C

ü

 

D

Cả hai đều tiêu biểu cho phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

Nguyễn Thi Bích
Xem chi tiết
Ntt Hồng
7 tháng 3 2016 lúc 15:57

* Giống nhau: 

- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX. 

- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”. 

* Khác nhau: 

- Phan Bội Châu: Chủ trương vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến. 

- Phan Châu Trinh: gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa. 

Kết luận: Phong trào dân tộc- dân chủ của tầng lớp sỹ phu Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều không thành công nhưng đã tạo đà cho những cuộc vận đđông cách mạng mới.

qwerty
7 tháng 3 2016 lúc 16:03

GIỐNG: 
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX. 
- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”. 
-kết quả : đều ko thành công 
-ý nghĩa : tạo đà cho những cuộc vận động cách mạng mới 
- kẻ thù : thực dân Pháp 
KHÁC: 
*PBC: 
-Nhiệm vụ :Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du.. 
-Chủ trương:vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến. 
- Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là: "cứu nước để cứu dân" 
*PCC: 
-nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”( Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục..) 
-chủ trương:gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa. 
- con đường cứu nước của Phan Châu Trinh là: "cứu dân để cứu nước" 

Trần Lam Sơn
7 tháng 3 2016 lúc 16:09

Điểm giống nhau và khác nhau trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

* Điểm giống nhau:

- Đều xuất phát từ tinh thần yêu nước, có chung mục đích làm cách mạng để cứu nước, cứu dân. Cả hai ông đều thống nhất khái niệm "cứu nước" với "cứu dân"; gắn cứu nước với Duy Tân làm cho đất nước phát triển , gắn việc đuổi Pháp với cải cách xã hội.

- Là những tri thức phong kiến ưu tú mong muốn giành độc lập cho dân tộc.

- Cả hai ông đều chủ trương cầu ngoại viện để giành độc lập (Phan Bội Châu dựa vào Nhật, Phan Châu Trinh dựa vào Pháp).

- Đều đi ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm cách mạng của các nước và về làm cách mạng ở Việt nam.

- Cả hai đều ảnh hưởng tư tưởng từ bên ngoài tác động vào, chủ trương cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.

- Kết quả cuối cùng: cả hai khuynh hướng đều thất bại nhưng lại tạo điều kiện cho khuynh hướng cứu nước mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

* Điểm khác nhau:

- Phan Bội Châu:

Dùng phương pháp bạo động, cứu nước rồi cứu dân (chủ trương giải phóng dân tộc để tiến hành cải cách dân chủ), chủ trương vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài trước hết là Nhật để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng một chế độ chính trị mới ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc, cho đó là điều kiện để tiến hành cải cách dân chủ.

- Phan Châu Trinh:

Dùng phương pháp ôn hòa, cứu dân rồi cứu nước, ông nhấn mạnh vấn đề cải cách dân chủ, cho đó là điều kiện để giải phóng dân tộc (cải cách dân chủ để tiến hành đến giải phóng dân tộc), cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền; chủ trương bất bạo động, vận động thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền, cổ động lòng yêu nước thông qua các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục).