Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 4 2018 lúc 14:55

HƯỚNG DẪN

a) Đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm

− Thuận lợi

+ Đất badan có diện tích lớn, giàu chất dinh dưỡng.

+ Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

+ Khí hậu cận Xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.

+ Phân hóa theo độ cao.

− Khó khăn

+ Mùa khô thiếu nước.

+ Màu mưa đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.

b) Đối với việc khai thác lâm sản

− Rừng: Độ che phủ tương đối lớn.

− Trong rừng có nhiều loại gỗ quý và nhiều động vật.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 3 2019 lúc 9:58

a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triên cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

*Thuận lợi

-Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

-Khí hậu có lính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi các cao nguyên 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi

-Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thuỷ lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tươi trong mùa khô

*Khó khăn

-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất

-Đất đai bị xói mòn trong mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị phá họai

b) Tình hình sản xuất và phân bố các cây công nghiệp ờ Tây Nguyên

-Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cả nước (năm 2001)

-Cà phê

+Là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước

+Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất

+Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đốì cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk

+Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao

-Chè

+Diện tích: 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6% diện tích chè cả nước. Sản lượng: 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước

+Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước

-Cao su

+Đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng: 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su (mủ khô) cả nước

+Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

-Điều

+Diện tích: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước. Sản lượng: 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lưựng điều cả nước

+Điều có mặt ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

-Hồ tiêu: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông

c) Các giải pháp chính

-Giải pháp về nguồn lao dộng

+Tây Nguyên là vùng thưa dân, lực lượng lao động thiếu. Vì vậy, để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, cần thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt là lao động có trình độ

+Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc

-Giải pháp về đầu tư

+Đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải

+Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô, các trạm trại cây giống, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, các cơ sở chế biến,...)

-Giải pháp về tổ chức, quản lí

+Củng cố hệ thống các nông trường quốc doanh, tạo ra mô hình trồng và chế biến cây công nghiệp

+Phát triển mô hình trang trại, kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,...

-Các giải pháp khác

+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

+Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người sản xuất

+Chú ý đến hệ thống chính sách khuyến khích người lao động

+Mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình luận (0)
Trịnh Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
4 tháng 9 2016 lúc 12:19

* Các nhân tố tự nhiên:

Tài nguyên đấtTài nguyên khí hậuTài nguyên nướcTài nguyên sinh vật

* Nhân tố kinh tế - xã hội:

Dân cư và lao động nông thônCơ sở vật chất kĩ thuậtChính sách phát triển nông nghiệpThị trường trong và ngoài nước

b. Phân tích các điều kiện để phát triển sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:

* Điều kiện tự nhiên 

- Thuận lợi:

Đất badan màu mỡ, phân bố thành những cao nguyên xếp tầng, lượn sóng diện tích lớnKhí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, có sự phân hoá theo đai cao

→ Thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm cây công nghiệp.

- Khó khăn: mùa khô kéo dài sâu sắc gây hiện tượng thiếu nước, mùa mưa tập trung gây hiện tượng lũ lụt...

* Kinh tế - xã hội: 

- Thuận lợi:

Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệpCó một số cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp: Plâycu, Buôn Ma Thuột...Được nhà nước quy hoạch là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn

- Khó khăn:

Thiếu lực lượng lao độngCơ sở hạ tầng lạc hậu, công nghiệp chế biến còn thưa thớt...
Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 3 2017 lúc 7:26

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, thiếu nước cho tưới tiêu, việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém(sgk Địa lí 12 trang 168)

=> Chọn đáp án D

Bình luận (0)
Nguyễn Nhật Anh
Xem chi tiết
Chanh Xanh
12 tháng 1 2022 lúc 13:37

TK

+ Nhiều cơ sở, nhà máy chế biến đã được hình thành, giúp nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển. + Nhu cầu lớn của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài về các sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu ...). * Khó khăn: - Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém.

Bình luận (0)
Võ Tân Hùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
29 tháng 2 2016 lúc 16:39

- Đất đai :

  + Diện tích đất có khả năng trồng cây công nghiệp lâu năm rộng lớn.

   + Có nhiều loại đất tốt, đặc biệt là đất bazan  thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm

   + Nhiều vùng đất tốt tập trung cho phép sản xuất với quy mô lớn

- Khí hậu :

   + Khí hậu cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và việc bảo quản sản phẩm

   + Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, thích hợp cho các cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt đới

- Tài nguyên nước :

Một số sông tương đối lớn có giá trị về thủy lợi, đặc biệt là sông Xrêpôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về tưới nước trong mùa khô

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 11 2023 lúc 10:54

Một số cây công nghiệp lâu năm là:cà phê; cao su; điều; chè; hồ tiêu.

Cà phê là cây được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên

Những thuận lợi và khó khăn là;

- Thuận lợi: Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn đất đỏ badan với đặc tính tơi xốp, phì nhiêu kết hợp cùng khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.

- Khó khăn: thiếu nước tưới vào mùa khô, thị trường tiêu thụ chưa ổn định...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 9 2018 lúc 3:13

Đáp án C

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 4 2018 lúc 13:40

Đáp án: C

Giải thích: Các biện pháp để làm cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người là:

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.

- Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.

- Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.

Bình luận (0)