Những câu hỏi liên quan
vũ linh nhi
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 22:13

Em tham khảo:

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh giầy của Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.

Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê… Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng loại thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!

Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đen nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta. Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các loại mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!

 

Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 5 2017 lúc 2:49

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

Bình luận (0)
phạm đỗ thái an
Xem chi tiết
๖ۣۜŤїηαηøɾүツ
16 tháng 8 2018 lúc 18:45

1) Việc sinh bọc trăm trứng của Âu Cơ rất đặc biệt vì không ai có thể sinh ra bọc trăm trứng nở ra một trăm người con cả! Và những người con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Đó chỉ là truyền thuyết và không có thật.

2) Qua câu chuyện "Con rồng cháu tiên", nhân dân ta rất tự hào và xưng mình là "Con rồng cháu tiên" khi nhắc đến nguồn gốc của chúng ta. Dân ta cảm thấy như mang ơn mẹ Âu Cơ và ba Lạc Long Quân vì đã bắt đầu cho dòng máu đỏ đang chảy trong người.

3) Vì món bánh có từ đời vua Hùng Vương. Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà dân ta không làm ra được. Bánh giầy có hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng có hình vuông là tượng trưng cho đất. Đất và Trời là của nước ta. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Nên từ đó bánh chưng, bánh giày là món ăn truyền thống của dân tộc.

Hok tốt!  (^O^)

Bình luận (0)
Hjgfvb
Xem chi tiết
Quang Nhân
5 tháng 7 2021 lúc 16:12

Giá trị nào dưới đây thể hiện truyền thống về tư tưởng của dân tộc Việt Nam ta A món ăn truyền thống B phong tục tập quán tốt đẹp C làng nghề truyền thống D đoàn kết nhân nghĩa

 
Bình luận (0)
Ħäńᾑïě🧡♏
5 tháng 7 2021 lúc 16:13

D

Bình luận (0)
Hội Pháp Sư
Xem chi tiết
Minh Thu
26 tháng 9 2016 lúc 17:42

 Không còn cách giải thích nào khác nhưng nếu có thể tóm tắt các ý trên thành với nhau thì sẽ mang lại ý nghĩa sâu sắc hơn.

Bình luận (0)
Park Shin Hye
20 tháng 11 2016 lúc 20:11

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Bánh giầy là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn.

Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).

Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.[3]

Các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như Tày, Mường cũng có bánh giầy; tuy rằng họ không gói bánh chưng. Thay cho bánh chưng, họ gói bánh ú hay bánh tét, loại bánh hình tròn dài, mà theo giải thích của Trần Quốc Vượng là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng phồn thực.

 
Bình luận (0)
An Nguyễn
16 tháng 12 2016 lúc 19:36

.

 

Bình luận (0)
Phạm Võ Quốc Hưng 8.2
Xem chi tiết
Son Gohan
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
21 tháng 6 2018 lúc 8:14

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát có nghề làm tranh

Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.

Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km  các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ.

Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sẩm uất vào cữ tháng một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông, xứ Đoài ghé bên "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ấn hiện la đà các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sông chủ yếu bằng nghề làm. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cấm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú ta của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dung tranh mới. Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa... Một nhà xứ Kinh Bắc đã viết:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong  

Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đụng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ.

Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.

Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.

Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hòi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.



 

Bình luận (0)
Hàn Tiểu Diệp
21 tháng 6 2018 lúc 8:16

Bài Làm 

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát có nghề làm tranh

Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.

Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bên đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phong đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km  các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ gặp điểm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ.

Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sẩm uất vào cữ tháng một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông, xứ Đoài ghé bên "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ấn hiện la đà các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sông chủ yếu bằng nghề làm. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cấm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú ta của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dung tranh mới. Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa... Một nhà xứ Kinh Bắc đã viết:

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong  

Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế... không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đụng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ.

Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.

Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.

Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hòi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày... cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ e phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thế thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tố Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ, cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.



 

Bình luận (0)
I don
21 tháng 6 2018 lúc 8:16

Nếu trở lại trang sử xưa, nghề dệt chiếu ở vùng Quáng Nam có từ khá lâu đời cùng thời với nghề chiếu ở Quảng Bình và Thừa Thiên. Trong "Phú biên tạp lực của Lê Ọuý Đôn có ghi:... Xã Hòa Sơn, huvện Tân Phúc, phủ Điện Bàn nộp chiếu hoa thay cho sưu lính, hàng năm trước ngày mồng một tết, dinh Quảng Nam thu chiếu miến lớn 25 đôi, chiếu miến nhỏ năm đôi, chiếu thảm tám đôi, chiếu phản dài tám đôi, chiếu phản ngắn một đôi. chiếu nho dày bốn đôi, chiếu cầu trơn trải ở Văn Miếu một đôi. chiếu thảm cạp lục huyền một đôi, cộng năm mươi ba đôi lại các hạng chiểu trơn phát ở cộng đường phủ và các chùa miếu xứ ấy là 75 đôi"...
Ở Quảng Nam có hai làng làm nghề dệt chiếu nổi tiếng. Ngoài làng Cẩm Nê còn có làng Bàn Thạch. Nhưng làng nào có nghề dệt chiếu trước thì cho đến nay cũng chưa ai rõ. Nhưng về nguồn gốc nghề chiếu ở vùng này, khi đến Cẩm Nê gặp các cụ cao tuổi hỏi chuyện, thì các cụ có kể lại rằng: Câu chuyện truyền miệng từ xa xưa cho tới đời các cụ thì nghe chiếu của vùng này gốc tích từ vùng Nga Sơn Thanh Hóa đưa vào.
Nhân dân Cẩm Nê ngoài nghề dệt chiếu cũng có trồng lúa. Nhưng nguồn sống chính là nghề chiếu vì làng ít ruộng đất. Có điều lạ nữa là quanh cận vùng Cẩm Nê không có chỗ nào trồng cây đay và lác (cói) mà lại cỏ nghề dệt chiếu nổi tiếng và phát đạt. Muốn có nguyên vật liệu để dệt chiếu như đay, lác phái đi đến các vùng xa trong tỉnh mua về sử dụng, Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu. Chiếu trơn dệt loại lác dài không chắp, sợi nho bán đắt tiều hơn loại dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn tiếp nối nhau. Loại chiêu trơn trắng này dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ưng màu xanh, đem vào dệt. Chiếu dệt xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu trăng sáng bóng, vừa cho khô giòn những đầu thừa thòi ra trên mặt lá chiếu của sợi lác, sợi đay, để dùng dao sắc phạt cho đứt hết.
Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm, màu sắc tuỳ theo người chủ. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng,... Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tuỳ màu phẩm và độ pha chế đậm nhạt. Những sợi lác màu sau khi phơi khô được đem dệt chiếu hoa. Dệt chiếu hoa nhiều công phu. Ngoài việc chọn và nhuộm sợi lác công phu còn phải dùng sợi đay mắc canh cửi thật khéo léo. Mắc cửi đơn hay kép, mặt cửi chạm khô (go) dệt sẽ điều khiển khổ cho nổi lên những hình hoa văn trên mặt chiếu. Công phu nữa là người cầm khô dệt ngồi trêu và giữa mặt cửi đay. Với sự sắp xếp hình dáng hoa văn và bông hoa hoặc chữ nghĩa (như chữ Thọ, chữ Song Hỷ) trong đầu, khi ngồi vào khung dệt, tay cầm khô dệt đồng thời các ngón tay phải điều khiển các sợi đanh đay hoặc nâng lên đè xuống, hoặc cải ba cải hai để khi con thoi đưa sợi lác vào cho ăn khớp tạo nên hoa trên mặt chiếu. Có thể nói người cầm cái khố dệt chiếu đồng thời là một họa sĩ trang trí trên mặt chiếu. Không phải bằng bút lông mà là bằng đôi tay điều khiển cái khô và mũi thoi của mình. Thường thường trên một chiếc chiếu hoa. ở giữa là chữ Thọ. dùng trải ở đình làng, các phản nhà lớn... hoặc chữ Song Hỷ nếu dệt cho đám cưới... Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn, bốn góc chung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhã hài hoà. Chiếu hoa dệt lát nhuộm sần. hoa văn nổi cả hai mặt chiếu, một mặt chính một mặt phụ chứ không như chiếu in hoa chi có hoa ở một mặt trên.
Một công phu của nghề dệt chiếu ở đây nữa là chọn cây để làm khố (go) và thoi dệt. Phải chọn loại cây nào thật thẳng, nhẹ và bền... Vùng Cẩm Nê, người ta thường dùng cây cau già để làm go và thoi dệt.
Hai người, một người giữ khổ, một người cầm thoi, dệt liên tục trong mười tiếng đồng hồ dược một đôi rưữi hoặc hai đôi chiếu, tùy loại đó là chiếu hoa hay chiếu trơn, khổ rộng hay khổ hẹp. Chiếu dệt xong đem trãi khắp sân: khắp vườn, phơi để cho chiếu nguội và hoàn tất một phần việc cuối cùng: ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác hai đầu chiếu khỏi bung ra. Công việc này cũng phải khéo tay và có cặp mắt mỹ thuật, không thì chiếc chiếu sẽ lệch.
Ngoài những loại chiếu người ta đặt dệt hoặc chiếu thường để bán quanh vùng, trong làng có một số người mua sỉ chiếu để dồn lại và đóng gói từng bó mười đôi một, thuê ghe bầu hoặc tàu hỏa chở ra vùng Thừa Thiên. Quảng Trị bán. Nếu thị trường Ọuảng Trị ưa thích chiếu Cẩm Nê trơn, thì thị trường Thừa Thiên, nhất là Huế lại thích dùng chiếu hoa có chữ Thọ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng chiếu Cẩm Nê cũng bao phen lận đận với nghề. Tuy nhiên, đến nay, nhờ những đôi bàn tay khéo léo, đức tính cần cù và sự sáng tạo của người dân Hòa Tiến, làng chiếu Cẩm Nê vẫn ngày một phát triển và sản phẩm chiếu cẩm Nê vẫn là một trong những sản phẩm được người dân miền Trung nói riêng, nhân dân cả nước nói chung rất ưa chuộng, tin dùng.

#

Bình luận (0)
Hội yêu Tiếng Việt
Xem chi tiết
mai văn chương
27 tháng 6 2018 lúc 20:34

Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.
Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến chì bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh dậy, ông vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ dạy của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có hai loại bánh được làm theo lời mộng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ bèn hỏi, thì được Lang Liêu đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn đạt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu.
Cách thức làm bánh rất đơn giản. Cũng theo truyền thuyết kể lại thì cách làm bánh ngày nay không khác so với lời báo mộng của thần cho Lang Liêu cũng như cách làm bánh của vị lang nặng tình với nhân dân là mấy. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa: vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Cầu kì hơn còn có gia đình phải chọn bằng được nếp cái hoa vàng hay nếp nương. Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ (ba dọi) vừa có mỡ vừa có nạc khiến nhân bánh có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Lá để gói bánh thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hâp cho mềm trước khi gói.
Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rủa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2.5 cm đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lí rồi trải lá dong, lá chít trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt giang buộc chắc chắn.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho Đất, bánh dầy tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tương trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, cũng theo những học giả trên là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Bánh thường được làm vào các dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch. Thiếu bánh chưng, bánh dầy ắt không thành cái Tết hoàn chỉnh: "Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ". Hơn thế, gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết, ngày giỗ Tổ muốn nhắc nhở con cháu về truyền thông của dân tộc đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành song ý nghĩa và vai trò của bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.

hok tốt

Bình luận (0)
Fudo
27 tháng 6 2018 lúc 20:34

Truyền thống Việt Nam bao đời vẫn thật đẹp. Nét đẹp văn hóa ấy còn lưu truyền đến ngày nay qua bao thế hệ . Trong đó có bánh chưng- một loại bánh có nguồn gốc rất kì diệu từ một sự tích từ hàng ngàn năm thời vua Hùng.
Theo sử sách Bánh chưng được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp để làm ra bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu được cha truyền ngôi báu. Có lẽ vì thế mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”.

Bánh chưng là một món ăn tinh thần lâu đời của người Việt, nó được gói hình vuông đẹp mắt bằng lá dong rửa sạch với nước suối. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm : gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ thơm ngon, hành và một số gia vị như hạt tiêu , muối …Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ lom rom. Luộc bánh chưng thời gian khá dài từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi. Tất cả những điều cơ bản được hoàn thành, tà chỉ việc ngồi đợi canh nồi đợi bánh chín thơm lừng.

Bánh chưng đối với người dân Việt Nam là món ăn quen thuộc và là món ăn tinh thần không thế thiếu, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam . Đặc biệt trong những ngày lễ tết, bánh chưng được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, bề trên. Bánh chưng được làm từ những hạt ngọc đã nuôi sống con người từ thuở hoang sơ, nuôi dưỡng cả nên văn hóa của nước nhà, khi ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về một sự tích xa xôi một thời.

Giờ đây, đất nước trên đã phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, mọi thứ càng phát triển tiên tiến, những nét truyền thống ngày càng mai một nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp tết, nhưng nó vẫn không bị lãng quên , không bị thay thế bởi những món đồ ăn nhanh của ngước ngoài.

Bánh chưng, một loại bánh gắn liền với lịch sử dân tốc từ thời văn minh lúa nước. Chúng ta những con dân Việt Nam phải cùng nhau giữ gìn nét văn hóa ẩm thực đẹp đẽ ấy và tự hào về nó cũng chính là tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang.

Bình luận (0)
Fudo
27 tháng 6 2018 lúc 20:31

Truyền thống Việt Nam bao đời vẫn thật đẹp. Nét đẹp văn hóa ấy còn lưu truyền đến ngày nay qua bao thế hệ . Trong đó có bánh chưng- một loại bánh có nguồn gốc rất kì diệu từ một sự tích từ hàng ngàn năm thời vua Hùng.
Theo sử sách Bánh chưng được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp để làm ra bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu được cha truyền ngôi báu. Có lẽ vì thế mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”.

Bánh chưng là một món ăn tinh thần lâu đời của người Việt, nó được gói hình vuông đẹp mắt bằng lá dong rửa sạch với nước suối. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm : gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ thơm ngon, hành và một số gia vị như hạt tiêu , muối …Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ lom rom. Luộc bánh chưng thời gian khá dài từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi. Tất cả những điều cơ bản được hoàn thành, tà chỉ việc ngồi đợi canh nồi đợi bánh chín thơm lừng.

Bánh chưng đối với người dân Việt Nam là món ăn quen thuộc và là món ăn tinh thần không thế thiếu, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam . Đặc biệt trong những ngày lễ tết, bánh chưng được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, bề trên. Bánh chưng được làm từ những hạt ngọc đã nuôi sống con người từ thuở hoang sơ, nuôi dưỡng cả nên văn hóa của nước nhà, khi ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về một sự tích xa xôi một thời.

Giờ đây, đất nước trên đã phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, mọi thứ càng phát triển tiên tiến, những nét truyền thống ngày càng mai một nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp tết, nhưng nó vẫn không bị lãng quên , không bị thay thế bởi những món đồ ăn nhanh của ngước ngoài.

Bánh chưng, một loại bánh gắn liền với lịch sử dân tốc từ thời văn minh lúa nước. Chúng ta những con dân Việt Nam phải cùng nhau giữ gìn nét văn hóa ẩm thực đẹp đẽ ấy và tự hào về nó cũng chính là tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang.

Bình luận (0)
TPCNguyenn
Xem chi tiết
Minh Hồng
17 tháng 4 2022 lúc 22:16

D là sai 

còn A B C E là đúng 

Bình luận (1)
bé là bống
17 tháng 4 2022 lúc 22:17

A,B,D,E đúng

C sai

Bình luận (3)
I don
17 tháng 4 2022 lúc 22:17

C sai

A,B,D,E đúng

Bình luận (2)