Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 12 2018 lúc 17:15

a. Mở Bài

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

+ Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

- Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

--> Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

c. Kết bài

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 8 2018 lúc 18:31

a. Mở Bài

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

   + Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

- Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

→ Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

c. Kết bài

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 7 2017 lúc 5:54

a. Mở Bài

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

   + Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

→ Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

c. Kết bài

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Bình luận (0)
Trần Lê Trúc Quỳnh
Xem chi tiết
Diệu Huyền
25 tháng 9 2019 lúc 8:35

Tham khảo:

Đề 2:

Trong xã hội hiện nay, mỗi con người muốn tài giỏi, làm người có ích cho xã hội thì cần phải trang bị cho bản thân mình nhiều kĩ năng. Muốn vậy, mỗi cá nhân phải có ý thức trong việc học tập điều mới, tìm các phương pháp học đúng đắn. Trong các phương pháp đó, "học đi đôi với hành" là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Học với hành như hai anh em vậy, cần phải luôn kề vai, sát cánh, hỗ trợ lẫn nhau thì mới dẫn đến kết quả tốt được.

Trước tiên, ta cần tìm hiểu rõ các khái niệm. Học chỉ một hoạt động tiếp thu kiến thức đã được đúc kết từ kinh nghiệm, từ thực tiễn, chân lí. Có nhiều cách để cho chúng ta học, học từ thầy cô, bạn bè, sách vở, đặc biệt từ thực tế cuộc sống. Học giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết, cách làm chủ được bản thân, tìm ra được mục đính của đời mình. Còn "hành" chỉ sự hành động làm trực tiếp, thực hành dựa trên những kiến thức mình đã học tập vào thực tế. Học và hành có sự gắn kết với nhau, bổ sung cho nhau, để đạt được "năng suất" cao nhất.

Phương châm "học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng đắn. Một trong hai việc trên đều rất quan trọng. Từ thời xa xưa, cha ông ta đã đề cao việc học tập, bởi có học, ta mới nhận biết được đâu là đúng sai phải trái, thế nào là tốt xấu, từ đó giúp ta cách ứng xử giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Nhưng học không thì không đủ, nó chỉ là lí thuyết suông nếu ta không chịu thực hành nó. Ví dụ như, khi ta học về máy biến áp, mà chỉ học tên các bộ phận, cách hoạt động của nó trên sách vở thì nó vẫn chưa thể cung cấp hết được cách hoạt động thực tế của nó ra sao. Ngược lại, hành không mà không có học thực rất khó. Nếu cứ bắt tay vào làm mà không biết bắt đầu từ đâu, thế nào, rồi nó có đúng hay là sai thì làm gì cũng rất khó và tốn rất nhiều thời gian, không đạt được năng suất, hiệu quả cao trong công việc. Vì vậy, học phải đi đôi với hành.

Từ môi trường sư phạm trong nhà trường cho đến ngoài đời thực tiễn trong xã hội, học và hành phải luôn kèm theo với nhau. Học những được điều tốt, cách sử xự tốt, áp dụng vào thực tế sao cho đúng. Thật đáng tiếc hiện nay, nhiều học sinh được chỉ dạy trong trường những lời hay ý đẹp, nhưng khi ra ngoài xã hội thì có những cư xử thiếu phải phép, nói những lời lăng tục, chửi bậy. Vậy điều quan trọng là cần phải áp dụng lí thuyết vào thực tế cho đúng đắn. Như đơn giản việc học ngoại ngữ, nếu bạn chỉ ngồi đó làm sách ngữ pháp thì bạn mãi mãi không thể tốt trong việc nói tiếng anh được, bạn phải ra ngoài nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ ấy, luyện âm cho tốt. Có thể nói Bác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về phương pháp này, Bác đã có thể nói thành thạo nhiều thứ tiếng nhờ vào việc học tập chăm chỉ và thực hành chúng bằng cách nói và luyện viết.

Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần phải ý thức được việc học làm sao cho đạt kết quả cao nhất mà không nhàm chán. Luôn chủ động, sáng tạo trong các cách học để tiếp thu bài học một cách tốt hơn, ghi nhớ hơn.

Học đi đôi với hành có ý nghĩa thực tiễn đỗi với tất cả các ngành nghề, tất cả các lĩnh vực của xã hội. Thời đại phát triển hiện đại như hiện nay, thì phương pháp "học đi đôi với hành" là con đường đơn giản nhất để đạt được những gì mình mong muốn, giúp một phần nhỏ của bản thân cho đất nước và xã hội.

Bình luận (0)
Diệu Huyền
25 tháng 9 2019 lúc 8:36

Tham khảo:

Đề 1 :

Lập dàn ý:

1. Mở bài:

Tấm Cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

2. Thân bài

Vì đây là bài phát biểu suy nghĩ nên không có luận điểm nào thống nhất. Có thể khai triển theo các ý như sau: Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng không ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng.… Bạn nên dẫn ra những câu nói lên sự bất công mà cuộc đời đã giành cho Tấm (như làm lụng vất vả...). Chú ý khi xen dẫn chứng nên chú ý những chi tiết có sự xuất hiện của Bụt => chỉ có những người có tấm lòng trong sạch mới có thể làm cảm động những thế lực siêu nhiên (như ông Bụt, bà Tiên..v..v). Nên chú ý nói đến 4 giai đoạn trong cuộc đời Tấm. Trong xã hội nay: Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công. Nên vận dụng những kiến thức thực tế trong cuộc sống để làm sáng tỏ ý này.

=> Dù là xã hội xưa và nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

Quy luật:" Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" Rút ra bài học cho bản thân

3. Kết luận

Chốt lại vấn đề.

Bình luận (0)
Thảo Phương
25 tháng 9 2019 lúc 17:25

2)

1. Mở bài: Cần nêu lên vấn đề nghị luận đó là “học đi đôi với hành”.

Học tập là vấn đề cực kỳ quan trọng trong cuộc sống con người, học tập giúp tiếp thu kiến thức vô tận nhưng để nguồn kiến thức có hữu ích cho cuộc sống chúng ta cần vận dụng vào thực tế. Do đó ông cha ta có câu “học đi đôi với hành”.

2. Thân bài

Giải thích khái niệm học và hành

– Học: việc tiếp thu nguồn tri thức rộng lớn của nhiều thế hệ đúc kết. Học sinh có thể tiếp thu qua sách vở, thầy cô, bạn bè. Học tập giúp cải thiện kiến thức, nâng cao khả năng hiểu biết nhận thức vấn đề.

– Hành: áp dụng kiến thức đã học và thực tiễn, nếu gọi “học” là thu nạp lý thuyết còn “hành” ở đây chính là thực hành.

=> “học đi đôi với hành” có thể hiểu là con người khi học tập cần thiết phải thực hành đó gọi cách học đúng cách và hiệu quả.

Mối quan hệ giữa học và hành

– Học và hành gắn bó khăng khít và hỗ trợ lẫn nhau.

– Học tập giúp nắm vững lý thuyết,đào tạo chuyên nghiệp, kiến thức trải qua thời gian dài tích lũy.

– Thực hành vận dụng những điều đã học vào thực tế công việc, cuộc sống. “Hành” cũng là cách để đánh giá sự hiệu quả của việc “học”.

– Muốn thực hành thành công cần có lý thuyết làm nền tảng. Ngược lại chỉ học tập mà không thực hành sẽ vô nghĩa.

– Học tập kết hợp với thực hành chắc chắn sẽ là kim chỉ nan dẫn đường đi đến thành công.

Đánh giá tính đúng đắn

Câu nói “học đi đôi với hành” là bài học ý nghĩa giúp người học cân bằng giữa lí thuyết và thực tiễn thật hài hòa.

Liên hệ, mở rộng

– Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương học đi đôi với hành như Bác Hồ, thời gian xuất ngoại Bác tự kiếm sống, tự học nhiều ngôn ngữ và thông thạo nhiều thứ tiếng khác nhau.

– Học đi đôi với hành không chỉ trong trường lớp mà còn trong cuộc sống. Những kiến thức tự học trong cuộc sống hãy vận dụng thuần thục để đạt được thành công.

3. Kết bài

– Kiến thức bao la và con người cần phải học liên tục và suốt đời.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 6 2018 lúc 5:36

h, Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.

Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.

Bình luận (0)
Oanh Ngô
Xem chi tiết
Zero Two
4 tháng 4 2022 lúc 15:01

Có rất nhiều người độc ác đi bắt cóc trẻ em rồi bán nhập lậu sang nước khác
Có người thì đi cướp
CÓ người đi xâm hại người khác 
.....

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 2 2018 lúc 5:11

Câu chuyện mà tôi sắp kể cho các bạn nghe đây có tên gọi là "Gà Trống và Cáo". Ở một khu rừng nọ, trời mới vừa hửng sáng đã thấy một chú Cáo dò dẫm đi kiếm ăn. Chắc là chú ta đói bụng lắm. Bất chợt chú phát hiện một anh gà trô"ng đang đứng vắt vẻo trên một cành cây cao. Chú mừng thầm trong bụng: "Chuyến này mình vớ bẫm đây". Chú liền tiến đến dưới gô"c cây, ngước mắt nhìn lên cao, đon đả chào: - Kìa, anh bạn quý của tôi! Xin mời xuống đây, tôi sẽ thông báo một tin hệ trọng và cũng rất vui, rất tốt lành. Hôm qua, vị chúa sơn lâm đã triệu tập muôn loài dự một hội nghị và thông qua một quyết định vô cùng quan trọng. Từ nay, muôn loài mạnh yếu phải kết tình anh em thân hữu, không được giết hại lẫn nhau và phải giúp đỡ nhau xây dựng một thế giới đại đồng. Lòng tôi sung sướng muôn phần. Tôi được chúa sơn lâm cử đi loan báo tin vui này. Nào, anh hãy xuống đây, cho tôi được ôm hôn anh để tỏ bày tình thân ái! Nghe Cáo nói vậy, Gà Trống vẫn không tin, trong bụng nghĩ thầm: "Cáo vốn là một kẻ lõi đời, vừa ranh ma, thâm hiểm vừa xảo trá lừa lọc" nên đứng ở trên cao nói vọng xuống. - Tôi rất mừng khi nghe được tin này. Thế là từ nay, chúng ta được sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc "bốn biển một nhà", thật là tuyệt! Cám ơn anh Cáo! Mà này, anh Cáo ơi! Tôi thấy hai anh chó săn đang chạy lại phía chúng ta. Hẳn là hai anh ấy cũng đang làm nhiệm vụ loan báo tin vui này như anh, có phải không? Nghe Gà Trống nói thế, Cáo ta hồn xiêu phách lạc, không kịp nói thêm với Gà Trống điều gì nữa, vội vàng co giò chạy như ma đuổi. Gà Trống nhìn theo cười chảy cả nước mắt, bụng nghĩ thầm: "Rõ là phường gian trá".

Bình luận (0)
Nguyễn Phước Thiện Lộc
Xem chi tiết
khanh cuong
11 tháng 7 2018 lúc 9:19

Có hai chị em chung sông với nhau. Cô chị rất xinh đẹp, còn cô em thì rất xấu xí. Cô chị được các chàng trai trong vùng yêu thích, còn cô em xấu xí thì ngay cả những ông già cũng chẳng nhòm ngó đến. Thế nhưng cô em lại có trái tim vàng, còn cô chị xinh dẹp vừa xấu tính, vừa kiêu ngạo.

Một hôm nọ, cô em tự nhủ: “Chẳng có điều gì tốt lành dành cho ta ở đây. Ta sẽ lên núi dựng một túp lều ở đó. Như vậy chẳng có ai nhìn thấy mặt ta mà chê bai ta nữa.”

Hôm sau, cô bỏ làng lên núi, cô đi mãi, mỏi rời cả chân thì chợt nhận thấy một làn khói từ dưới thung lũng bốc lên cao. Cô tới nơi thì thấy một bà già mù lòa ngồi trước một ngôi nhà nhỏ xinh xắn. Bà lão có mái tóc đã bạc, nhưng đôi môi thì lại đỏ chót, hàm răng trắng như ngọc. Kì quặc hơn nữa, bà lão có hai cái mặt, một đằng trước, một đằng sau.

Cô gái nghĩ bụng: “Chắc là phù thủy” nhưng cô vẫn lễ phép chào bà và hỏi thăm sức khỏe của bà.

Bà lão nói:

- Cám ơn, ta khỏe, có điều là mắt ta không còn sáng nữa. Cho nên ta muôn mướn một người ở. Ngươi có muôn làm cho ta không? Ta sẽ trả lương tử tế, còn ăn thì thoải mái.

Cô gái đồng ý và nghĩ: “Sông ở đây cũng dễ chịu vì bà không nhìn thấy khuôn mặt xấu xí của mình”.

Từ ngày hôm đó, cô gái ở cùng bà lão. Cuộc sông của cô rất thoải mái, hàng ngày cô quét dọn nhà cửa, khâu vá quần áo. Thấm thoát thời gian một năm đã trôi qua. Một hôm, bà lão bảo cô gái:

- Con làm như thế là đủ rồi. Bây giờ con có thể trở về nhà.

Cô gái thốt lên:

- 0 không, con muôn ở đây với bà, vì mặt của con rất xấu xí, con về làng họ chê con, con chỉ muốn không bao giờ gặp lại họ nữa.

Bà lão đáp:

- Dù mặt con xấu xí nhưng con có một tấm lòng vàng. Ta sẽ giúp con. Bây giờ con hãy vào nhà sờ vào tấm gương treo trên tường. 

Cô gái làm như lời bà lão dặn, cô đưa tay sờ vào tấm gương. Tấm gương bỗng mở ra một cánh cửa và hiện ra một căn phòng khác, trên tường treo la liệt hàng trăm bộ mặt. Bà lão ra lệnh:

- Vào chọn bộ mặt mà con thích!

Cô gái cả mừng, chăm chú nhìn một lượt, cuối cùng chọn một bộ mặt xinh xắn, tươi cười, có đôi mắt to.

Cô vừa giơ tay chỉ bộ mặt ấy thì bà lão liền gỡ mặt cô gái ra treo trên tường và lắp vào khuôn mặt cô đã chọn. Nom cô bây giờ xinh xắn và đẹp làm sao!

- Bây giờ con hãy về nhà và sống bình yên.

Bà lão bảo như vậy và đưa cho cô một hộp đầy ắp những đồng tiền vàng. Từ đó, cô em vừa xinh đẹp, vừa giàu có. Cô chị không tin vào mắt mình nữa, cô chỉ nhận ra cô em qua tiếng nói. Nhưng sự thay đổi của cô em chẳng làm cô bằng lòng. Khi biết được vì sao em mình lại đẹp và giàu như vậy, cô nghĩ bụng: “Ta cũng sẽ lên núi và sẽ nhờ bà lão làm cho ta đẹp hơn, ta phải đẹp nhất trần gian”.

Ngày hôm sau, cô lập tức lên đường, cô cũng tìm đến ngôi nhà nhỏ xinh xắn và gặp bà lão. Thấy bà, cô gái nghĩ bụng: “Con mụ phù thủy đấy!”, cô nhăn mặt kinh tởm, chẳng thèm hỏi thăm bà lão. Bà lão cũng nhận cô vào ở giúp việc.

Cô gái xinh đẹp làm ra vẻ bận rộn nhưng kì thực phần lớn thời gian là cô soi gương ngắm mình. Thời gian một năm cũng trôi qua.

Và một hôm bà lão bảo cô:

- Con làm cho ta thế là đủ rồi. Bây giờ con có thể trở về nhà.

Cô gái kêu lên:

- Con chỉ về nhà với một khuôn mặt mới thôi.

Bà lão đáp:

- Con muôn như vậy ư? Thế thì vào trong nhà sờ vào tấm gương treo trên tường.

Cô gái vội vào nhà, sờ tay vào tấm gương và vào căn phòng có nhiều bộ mặt. Bà lão phù thủy ra lệnh: “Nhắm mắt lại và chỉ được mở mắt ra khi nào nghe thấy ta bảo”.

Nói rồi, bà gỡ cái khuôn mặt xinh đẹp của cô gái ra, rồi lắp cho cô khuôn mặt cũ của cô em, bà đưa cho cô cái hộp đựng tiền nhưng trong đó chỉ toàn rác rưởi và nói câu thần chú: 

- Ta có hai mặt, cái gì có trong này hãy tăng lên hai lần.

Sau đó bà dắt cô gái ra cửa và bảo:

- Con có thể mở mắt ra được rồi và hãy về đi.

Cô gái chẳng chào cũng chẳng cám ơn vội vàng chạy về làng. Cô đi đến đâu cũng nghe thấy những lời đàm tiếu của dân làng, về nhà cô mới thấy rõ bộ mặt xấu xí của mình. Cô mở hộp ra cũng chẳng thấy tiền đâu mà chỉ toàn rác rưởi.

Cô xấu hổ quá, bỏ làng ra đi. Từ đó trong vùng không nghe thấy ai nhắc đến tên cô nữa. Còn cô em thì lấy một người chồng vừa đẹp người vừa giỏi giang và họ sống bên nhau hạnh phúc.

Câu chuyện mang một ý nghĩa là đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá con người. Cái đẹp của con người là ở tính cách, nét đẹp trong tâm hồn. Đúng như câu tục ngữ mà ông cha ta đã nói: Tốt gỗ còn hơn tốt nước sơn.

Bình luận (0)
Lê Ngọc Linh
11 tháng 7 2018 lúc 9:22

Trong những truyện thần thoại mà cô giáo đã kể cho chúng em nghe, em thích nhất truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Truyện phản ánh cách giải thích các hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, lũ lụt và quá trình đấu tranh chống thiên tai của tổ tiên ta thuở trước. Truyện kể rằng:

Ngày xửa ngày xưa, Hùng Vương thứ 18 chỉ sinh được một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Nhà vua muốn chọn cho con gái một người chồng tài giỏi nên ban lệnh kén rể hiền.

Hàng trăm chàng trai đến kinh đô xin ra mắt nhưng công chúa vẫn chưa chọn được ai. Một hôm, có hai người dung mạo khác thường cùng đến cầu xin. Một người là Sơn Tinh, chúa của miền núi cao; một người là Thuỷ Tinh chúa của vùng nước thẳm.

Nhà vua băn khoăn không biết chọn ai làm rể, bèn yêu cầu hai người thi tài trước toàn thể triều đình. Sơn Tinh có tài dời non, chuyển núi. Chàng chỉ tay về hướng Đông, hướng Đông xuất hiện những cánh đồng thẳng cánh cò bay, chỉ tay về hướng Tây, hướng Tây mọc lên những dãy núi đồi trùng điệp. Thuỷ Tinh tài ba không kém. Chàng trổ tài hô mưa gọi gió, trong chớp mắt tạo nên sông, nên biển. Cả hai quyết tranh phần thắng.

Thấy cuộc thi tài kéo dài mà không phân thắng bại, Hùng Vương khó xử vô cùng, đành ra điều kiện:

-   Ngày mai, ai đem lễ vật tới trước, ta sẽ gả công chúa cho. Lễ vật phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Sáng hôm sau, lúc trời còn mờ sương, Sơn Tinh đã đến với đầy đủ lễ vật quý giá. Vua Hùng rất hài lòng, cho phép Sơn Tinh cưới Mị Nương và rước nàng về núi Tản Viên.

Thuỷ Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, quyết đuổi theo giành lại Mị Nương.

Chàng hoá phép làm cho trời đất tối tăm, mưa to, gió lớn, sấm chớp đùng đùng, nước sông dâng lên cuồn cuộn. Thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá hùng hổ tiến đánh Sơn Tinh. Quân Thuỷ Tinh đi tới đâu gây thiệt hại ghê gớm tới đó. Nhà đổ, cây gãy, ruộng đồng chìm ngập trong biển nước mênh mông.

Sơn Tinh bình tĩnh chỉ huy quân lính chống trả. Chàng nâng núi lên cao. Nước dâng đến đâu, núi cao hơn tới đó. Từng dãy đồi mọc lên san sát bên nhau, tạo thành bức trường thành khổng lồ ngăn nước lũ. Quân Sơn Tinh hăng hái nhổ cây, lăn đá, tiêu diệt quân của Thuỷ Tinh. Cuộc chiến kéo dài ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng, Thuỷ Tinh thua trận, phải rút quân về.

Nhưng Thuỷ Tinh không quên mối thù xưa. Hằng năm, cứ đến cuối mùa hè là Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, hòng giành lại Mị Nương.

Truyện thần thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh cho thấy tổ tiên ta từ mấy ngàn năm trước đã có khát vọng chinh phục và chiến thắng thiên tai. Giải thích nạn lụt lội hàng năm bằng những hình ảnh, chi tiết thần kì vô cùng hấp dẫn, điều đó chứng tỏ trí tưởng tượng của người xưa quả là phong phú.

Bình luận (0)
Hiếu Thông Minh
11 tháng 7 2018 lúc 9:22

Có hai chị em chung sông với nhau. Cô chị rất xinh đẹp, còn cô em thì rất xấu xí. Cô chị được các chàng trai trong vùng yêu thích, còn cô em xấu xí thì ngay cả những ông già cũng chẳng nhòm ngó đến. Thế nhưng cô em lại có trái tim vàng, còn cô chị xinh dẹp vừa xấu tính, vừa kiêu ngạo.

Một hôm nọ, cô em tự nhủ: “Chẳng có điều gì tốt lành dành cho ta ở đây. Ta sẽ lên núi dựng một túp lều ở đó. Như vậy chẳng có ai nhìn thấy mặt ta mà chê bai ta nữa.”

Hôm sau, cô bỏ làng lên núi, cô đi mãi, mỏi rời cả chân thì chợt nhận thấy một làn khói từ dưới thung lũng bốc lên cao. Cô tới nơi thì thấy một bà già mù lòa ngồi trước một ngôi nhà nhỏ xinh xắn. Bà lão có mái tóc đã bạc, nhưng đôi môi thì lại đỏ chót, hàm răng trắng như ngọc. Kì quặc hơn nữa, bà lão có hai cái mặt, một đằng trước, một đằng sau.

Cô gái nghĩ bụng: “Chắc là phù thủy” nhưng cô vẫn lễ phép chào bà và hỏi thăm sức khỏe của bà.

Bà lão nói:

- Cám ơn, ta khỏe, có điều là mắt ta không còn sáng nữa. Cho nên ta muốn mượn một người ở. Ngươi có muốn làm cho ta không? Ta sẽ trả lương tử tế, còn ăn thì thoải mái.

Cô gái đồng ý và nghĩ: “Sống ở đây cũng dễ chịu vì bà không nhìn thấy khuôn mặt xấu xí của mình”.

Từ ngày hôm đó, cô gái ở cùng bà lão. Cuộc sống của cô rất thoải mái, hàng ngày cô quét dọn nhà cửa, khâu vá quần áo. Thấm thoát thời gian một năm đã trôi qua. Một hôm, bà lão bảo cô gái:

- Con làm như thế là đủ rồi. Bây giờ con có thể trở về nhà.

Cô gái thốt lên:

- Không không, con muốn ở đây với bà, vì mặt của con rất xấu xí, con về làng họ chê con, con chỉ muốn không bao giờ gặp lại họ nữa.

Bà lão đáp:

- Dù mặt con xấu xí nhưng con có một tấm lòng vàng. Ta sẽ giúp con. Bây giờ con hãy vào nhà sờ vào tấm gương treo trên tường. 

Cô gái làm như lời bà lão dặn, cô đưa tay sờ vào tấm gương. Tấm gương bỗng mở ra một cánh cửa và hiện ra một căn phòng khác, trên tường treo la liệt hàng trăm bộ mặt. Bà lão ra lệnh:

- Vào chọn bộ mặt mà con thích!

Cô gái cả mừng, chăm chú nhìn một lượt, cuối cùng chọn một bộ mặt xinh xắn, tươi cười, có đôi mắt to.

Cô vừa giơ tay chỉ bộ mặt ấy thì bà lão liền gỡ mặt cô gái ra treo trên tường và lắp vào khuôn mặt cô đã chọn. Nom cô bây giờ xinh xắn và đẹp làm sao!

- Bây giờ con hãy về nhà và sống bình yên.

Bà lão bảo như vậy và đưa cho cô một hộp đầy ắp những đồng tiền vàng. Từ đó, cô em vừa xinh đẹp, vừa giàu có. Cô chị không tin vào mắt mình nữa, cô chỉ nhận ra cô em qua tiếng nói. Nhưng sự thay đổi của cô em chẳng làm cô bằng lòng. Khi biết được vì sao em mình lại đẹp và giàu như vậy, cô nghĩ bụng: “Ta cũng sẽ lên núi và sẽ nhờ bà lão làm cho ta đẹp hơn, ta phải đẹp nhất trần gian”.

Ngày hôm sau, cô lập tức lên đường, cô cũng tìm đến ngôi nhà nhỏ xinh xắn và gặp bà lão. Thấy bà, cô gái nghĩ bụng: “Con mụ phù thủy đấy!”, cô nhăn mặt kinh tởm, chẳng thèm hỏi thăm bà lão. Bà lão cũng nhận cô vào ở giúp việc.

Cô gái xinh đẹp làm ra vẻ bận rộn nhưng kì thực phần lớn thời gian là cô soi gương ngắm mình. Thời gian một năm cũng trôi qua.

Và một hôm bà lão bảo cô:

- Con làm cho ta thế là đủ rồi. Bây giờ con có thể trở về nhà.

Cô gái kêu lên:

- Con chỉ về nhà với một khuôn mặt mới thôi.

Bà lão đáp:

- Con muôn như vậy ư? Thế thì vào trong nhà sờ vào tấm gương treo trên tường.

Cô gái vội vào nhà, sờ tay vào tấm gương và vào căn phòng có nhiều bộ mặt. Bà lão phù thủy ra lệnh: “Nhắm mắt lại và chỉ được mở mắt ra khi nào nghe thấy ta bảo”.

Nói rồi, bà gỡ cái khuôn mặt xinh đẹp của cô gái ra, rồi lắp cho cô khuôn mặt cũ của cô em, bà đưa cho cô cái hộp đựng tiền nhưng trong đó chỉ toàn rác rưởi và nói câu thần chú: 

- Ta có hai mặt, cái gì có trong này hãy tăng lên hai lần.

Sau đó bà dắt cô gái ra cửa và bảo:

- Con có thể mở mắt ra được rồi và hãy về đi.

Cô gái chẳng chào cũng chẳng cám ơn vội vàng chạy về làng. Cô đi đến đâu cũng nghe thấy những lời đàm tiếu của dân làng, về nhà cô mới thấy rõ bộ mặt xấu xí của mình. Cô mở hộp ra cũng chẳng thấy tiền đâu mà chỉ toàn rác rưởi.

Cô xấu hổ quá, bỏ làng ra đi. Từ đó trong vùng không nghe thấy ai nhắc đến tên cô nữa. Còn cô em thì lấy một người chồng vừa đẹp người vừa giỏi giang và họ sống bên nhau hạnh phúc.

Câu chuyện mang một ý nghĩa là đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá con người. Cái đẹp của con người là ở tính cách, nét đẹp trong tâm hồn. Đúng như câu tục ngữ mà ông cha ta đã nói: Tốt gỗ còn hơn tốt nước sơn.

Bình luận (0)
15. Trần Minh Khang 10.4
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
28 tháng 2 2022 lúc 17:56

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Thế nào là cuộc chiến đấu chống lại cái ác cái xấu của con người?

- Cuộc chiến ấy diễn ra như thế nào?

2. Chứng minh

- Từ hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn

+ Anh đã chiến đấu như thế nào?

+ Phẩm chất sáng lên trong anh

3. Bình luận

- Đừng để cái xấu, cái ác luôn hiện hữu quanh ta

- Cái xấu, cái ác chính là những thứ gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta

- Đừng bao giờ chịu thua, cúi đầu trước cái xấu.

- Hãy mãnh mẽ, can đảm đánh bái mọi cái xấu trên đời.

4. Liên hệ bản thân

- Bồi dưỡng cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, dám đương đầu với cái xấu

- Không như những thanh niên hiện nay, khi nhìn thấy cái xấu là "chạy mất dép" hoặc chỉ là "anh hùng bàn phím".

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của vấn đề nghị luận.

II, Bài văn tham khảo

Từ hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), em đã có rất nhiều suy nghĩ về cuộc chiến đấu chống lại cái ác cái xấu của con người trong xã hội hiện nay. 

Vậy cuộc chiến ấy là gì? Cuộc chiến ấy chính là một cuộc chiến mang ý nghĩa lớn lao, nó là cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái xấu và cái ác. Hơn nữa, nó diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt, đòi hỏi mỗi người phải kiên cường, không nhụt chí, không để cái xấu lấn át đi những điều tốt đẹp đang diễn ra xung quanh ta.

Qua cuộc chiến đấu quyết liệt với tên Bách hộ họ Thôi, Ngô Tử Văn như “vàng đã qua thử lửa” sáng lên tinh thần dũng cảm, cương quyết trước gian tà, thực hiện đúng trách nhiệm của một người có học thức nhận biết được cái xấu, cái ác. Nghe tin ngôi đền trong làng bị yêu quái hị Thôi quấy nhiễu, với tính tình nóng nảy và bộc trực, không chịu đứng nhìn cái ác đang hoành hành, Tử Văn “rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. “Đốt đền” đó là một hành động mà không phải ai cũng dám làm, bởi đền miếu là những nơi cảu tín ngưỡng, linh thiêng “mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn”. Nếu chỉ thoáng qua thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là một hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ của một kẻ đang trong cơn nóng giận. Nhưng không, trước hành động đốt đền, Ngô Tử Văn đã tắm gọi chay sạch, khấn trời đất công khai và đàng hoàng rồi mới châm lửa đốt. Người trí thức này hiểu được sự linh thiêng của thần thánh, trời đất, cũng nhận biết được hành động mình đang làm nên đã tiến hành đầy đủ những nghi lễ chứ không phải là hành động làm càn của một kẻ vô học. Đó không phải là một sự liều lĩnh nữa, mà ở đây đã chứng tỏ bản lĩnh dám đương đầu với những khó khăn, thử thách để giành lại ngôi đền, giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng của Ngô Tử Văn. Chàng đốt đền bởi chàng bất bình, tức giận vì hồn ma viên bách Hộ đã chiếm giữ ngôi đền để tác oai tác quái trong nhân gian, tất cả là vì lợi ích chung của nhân dân chứ không bởi bất kì một lí do cá nhân nào của Tử Văn. Không phân biệt con người hay ma quỷ, lẽ công bằng đều được chàng thực thi. Chàng như ánh sáng của chính nghĩa không chỉ dũng cảm đẩy lùi gian tà mà còn đánh vào sự mê tín, mê hoặc làm cho con người ta trở nên yếu đuối, nhu nhược. Phải chăng ý thức trách nhiệm cùng lương tâm của một kẻ sĩ đã không cho phép Tử Văn chỉ đứng nhìn ngay cả khi biết những hành động đó có thể làm cho chàng gặp nguy hiểm? Sự khảng khái của chàng một lần nữa thể hiện qua thái độ coi thường tên tướng giặc với những lời lẽ hăm dọa của hắn. “Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Chàng ung dung khi đối mặt với những nguy hiểm bởi chàng tự tin vào chính nghĩa mà mình đang nắm giữ, tin hành động của mình là hành động theo lẽ phải. Sự tự tin của người trí thức một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh phi phàm, cái cần thiết nhất để Tử Văn có thể bảo vệ chính nghĩa. Chính bởi theo chính nghĩa nên chàng đã được thần linh dang tay phù trợ giúp. Thổ Công đã giúp chàng hiểu rõ được bộ mặt xảo trá của kẻ thù, hiểu được trước mắt có biết bao khó khăn đang chờ chàng và mách kế để tiếp thêm động lực cho Tử Văn trong cuộc chiến tranh đầy cam go ấy.

Ngô Tử Văn đã bắt đầu bước đến những hồi căng thẳng nhất của trận chiến sinh tử ấy. Cuộc đấu tranh không hề đơn giản, nó khốc liệt và dai dẳng, nó không chỉ ở cõi trần, cõi người mà còn cả âm ti, địa phủ. Chàng bị quỷ bắt xuống địa ngục và sắp phải đối mặt với những hình phạt ghê rợn thế nhưng tinh thần khảng khái ấy vẫn không hề bị lu mờ mà còn sáng lên hơn bao giờ hết. Không chùn bước, chàng kêu to khẳng định: “Ngô Soạn là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Vững lòng tin về nhân phẩm của mình, chàng đã dám nói lên, dám kêu oan và sau nữa là dám vạch trần bộ mặt của kẻ gian tà. Trước lời kết tội của Diêm Vương, Tử Văn đã cầu xin được phán xét minh bạch công khai không một chút nhún nhường. Dù bị tên Bách hộ một mực vu oan giáng họa nhưng chàng không hề nao núng, sợ hãi làm cho lời lẽ và thái độ của tên tướng giặc kia trở nên xảo trá và khiến hắn tự lột chiếc mặt nạ xấu xa của chính mình. Chiếc mặt nạ của hắn rơi xuống cũng là lúc lá cờ chiến thắng của chính nghĩa giương lên mà chính Tử Văn là người cầm lá cờ ấy một cách kiêu hãnh. Đứng trước công đường, đối mặt với những khó khăn, khí phách của của đấng quân tử càng được thể hiện sáng rõ.

Thật vậy, đừng để cái xấu, cái ác luôn hiện hữu quanh ta. Cái xấu, cái ác chính là những thứ gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta. Đừng bao giờ chịu thua, cúi đầu trước cái xấu. Hãy mãnh mẽ, can đảm đánh bái mọi cái xấu trên đời. Là thanh niên, tôi luôn bồi dưỡng cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, dám đương đầu với cái xấu. Tuyệt đối không như những thanh niên hiện nay, khi nhìn thấy cái xấu là "chạy mất dép" hoặc chỉ là "anh hùng bàn phím".

Bình luận (0)