Tham khảo:
Đề 2:
Trong xã hội hiện nay, mỗi con người muốn tài giỏi, làm người có ích cho xã hội thì cần phải trang bị cho bản thân mình nhiều kĩ năng. Muốn vậy, mỗi cá nhân phải có ý thức trong việc học tập điều mới, tìm các phương pháp học đúng đắn. Trong các phương pháp đó, "học đi đôi với hành" là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Học với hành như hai anh em vậy, cần phải luôn kề vai, sát cánh, hỗ trợ lẫn nhau thì mới dẫn đến kết quả tốt được.
Trước tiên, ta cần tìm hiểu rõ các khái niệm. Học chỉ một hoạt động tiếp thu kiến thức đã được đúc kết từ kinh nghiệm, từ thực tiễn, chân lí. Có nhiều cách để cho chúng ta học, học từ thầy cô, bạn bè, sách vở, đặc biệt từ thực tế cuộc sống. Học giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết, cách làm chủ được bản thân, tìm ra được mục đính của đời mình. Còn "hành" chỉ sự hành động làm trực tiếp, thực hành dựa trên những kiến thức mình đã học tập vào thực tế. Học và hành có sự gắn kết với nhau, bổ sung cho nhau, để đạt được "năng suất" cao nhất.
Phương châm "học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng đắn. Một trong hai việc trên đều rất quan trọng. Từ thời xa xưa, cha ông ta đã đề cao việc học tập, bởi có học, ta mới nhận biết được đâu là đúng sai phải trái, thế nào là tốt xấu, từ đó giúp ta cách ứng xử giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Nhưng học không thì không đủ, nó chỉ là lí thuyết suông nếu ta không chịu thực hành nó. Ví dụ như, khi ta học về máy biến áp, mà chỉ học tên các bộ phận, cách hoạt động của nó trên sách vở thì nó vẫn chưa thể cung cấp hết được cách hoạt động thực tế của nó ra sao. Ngược lại, hành không mà không có học thực rất khó. Nếu cứ bắt tay vào làm mà không biết bắt đầu từ đâu, thế nào, rồi nó có đúng hay là sai thì làm gì cũng rất khó và tốn rất nhiều thời gian, không đạt được năng suất, hiệu quả cao trong công việc. Vì vậy, học phải đi đôi với hành.
Từ môi trường sư phạm trong nhà trường cho đến ngoài đời thực tiễn trong xã hội, học và hành phải luôn kèm theo với nhau. Học những được điều tốt, cách sử xự tốt, áp dụng vào thực tế sao cho đúng. Thật đáng tiếc hiện nay, nhiều học sinh được chỉ dạy trong trường những lời hay ý đẹp, nhưng khi ra ngoài xã hội thì có những cư xử thiếu phải phép, nói những lời lăng tục, chửi bậy. Vậy điều quan trọng là cần phải áp dụng lí thuyết vào thực tế cho đúng đắn. Như đơn giản việc học ngoại ngữ, nếu bạn chỉ ngồi đó làm sách ngữ pháp thì bạn mãi mãi không thể tốt trong việc nói tiếng anh được, bạn phải ra ngoài nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ ấy, luyện âm cho tốt. Có thể nói Bác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về phương pháp này, Bác đã có thể nói thành thạo nhiều thứ tiếng nhờ vào việc học tập chăm chỉ và thực hành chúng bằng cách nói và luyện viết.
Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần phải ý thức được việc học làm sao cho đạt kết quả cao nhất mà không nhàm chán. Luôn chủ động, sáng tạo trong các cách học để tiếp thu bài học một cách tốt hơn, ghi nhớ hơn.
Học đi đôi với hành có ý nghĩa thực tiễn đỗi với tất cả các ngành nghề, tất cả các lĩnh vực của xã hội. Thời đại phát triển hiện đại như hiện nay, thì phương pháp "học đi đôi với hành" là con đường đơn giản nhất để đạt được những gì mình mong muốn, giúp một phần nhỏ của bản thân cho đất nước và xã hội.
Tham khảo:
Đề 1 :
Lập dàn ý:
1. Mở bài:
Tấm Cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.2. Thân bài
Vì đây là bài phát biểu suy nghĩ nên không có luận điểm nào thống nhất. Có thể khai triển theo các ý như sau: Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng không ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng.… Bạn nên dẫn ra những câu nói lên sự bất công mà cuộc đời đã giành cho Tấm (như làm lụng vất vả...). Chú ý khi xen dẫn chứng nên chú ý những chi tiết có sự xuất hiện của Bụt => chỉ có những người có tấm lòng trong sạch mới có thể làm cảm động những thế lực siêu nhiên (như ông Bụt, bà Tiên..v..v). Nên chú ý nói đến 4 giai đoạn trong cuộc đời Tấm. Trong xã hội nay: Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công. Nên vận dụng những kiến thức thực tế trong cuộc sống để làm sáng tỏ ý này.=> Dù là xã hội xưa và nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.
Quy luật:" Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" Rút ra bài học cho bản thân3. Kết luận
Chốt lại vấn đề.
2)
1. Mở bài: Cần nêu lên vấn đề nghị luận đó là “học đi đôi với hành”.
Học tập là vấn đề cực kỳ quan trọng trong cuộc sống con người, học tập giúp tiếp thu kiến thức vô tận nhưng để nguồn kiến thức có hữu ích cho cuộc sống chúng ta cần vận dụng vào thực tế. Do đó ông cha ta có câu “học đi đôi với hành”.
2. Thân bài
Giải thích khái niệm học và hành
– Học: việc tiếp thu nguồn tri thức rộng lớn của nhiều thế hệ đúc kết. Học sinh có thể tiếp thu qua sách vở, thầy cô, bạn bè. Học tập giúp cải thiện kiến thức, nâng cao khả năng hiểu biết nhận thức vấn đề.
– Hành: áp dụng kiến thức đã học và thực tiễn, nếu gọi “học” là thu nạp lý thuyết còn “hành” ở đây chính là thực hành.
=> “học đi đôi với hành” có thể hiểu là con người khi học tập cần thiết phải thực hành đó gọi cách học đúng cách và hiệu quả.
Mối quan hệ giữa học và hành
– Học và hành gắn bó khăng khít và hỗ trợ lẫn nhau.
– Học tập giúp nắm vững lý thuyết,đào tạo chuyên nghiệp, kiến thức trải qua thời gian dài tích lũy.
– Thực hành vận dụng những điều đã học vào thực tế công việc, cuộc sống. “Hành” cũng là cách để đánh giá sự hiệu quả của việc “học”.
– Muốn thực hành thành công cần có lý thuyết làm nền tảng. Ngược lại chỉ học tập mà không thực hành sẽ vô nghĩa.
– Học tập kết hợp với thực hành chắc chắn sẽ là kim chỉ nan dẫn đường đi đến thành công.
Đánh giá tính đúng đắn
Câu nói “học đi đôi với hành” là bài học ý nghĩa giúp người học cân bằng giữa lí thuyết và thực tiễn thật hài hòa.
Liên hệ, mở rộng
– Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương học đi đôi với hành như Bác Hồ, thời gian xuất ngoại Bác tự kiếm sống, tự học nhiều ngôn ngữ và thông thạo nhiều thứ tiếng khác nhau.
– Học đi đôi với hành không chỉ trong trường lớp mà còn trong cuộc sống. Những kiến thức tự học trong cuộc sống hãy vận dụng thuần thục để đạt được thành công.
3. Kết bài
– Kiến thức bao la và con người cần phải học liên tục và suốt đời.