Bài viết số 1 - Văn lớp 11

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Lam
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
25 tháng 8 2016 lúc 18:05

bn ghi câu hỏi ra ik

Nguyen Thi Mai
25 tháng 8 2016 lúc 18:34

Soạn bài phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Bạn thử tham khảo ở đường link trên xem sao

Nguyễn Lam
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
25 tháng 8 2016 lúc 18:33

* Luận điểm 1: giải thích.
- Tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên không tin tưởng vảo bản thân
Chú ý: Phân biệt tự ti với khiêm tốn: Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự kiêu tự mãn
- Biểu hiện của tự ti:
+ Không tin tưởng vào năng lực, sở trường, hiểu biết, ... Của mình
+ Nhút nhát, luôn tránh những chỗ đông người
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao
- Tự phụ: Tự phụ là thái độ đề cao bản thân, tự đánh giá cao tài năng và thành tích của mình hơn mức mình có đến mức coi thường người khác
Chú ý: Phân biệt tự phụ với tự tin: - Tự tin là sự tin tưởng vào bản thân mình không đến mức tự cao tự đại
- Biểu hiện của tự phụ:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân mình
+ Luôn tự cho mình là đúng
+ Khi làm được việc gì đó lớn lao sẽ tỏ ra coi thường người khác, huênh hoang, phô trương, khoe mẽ bản thân.
* Luận điểm 2: Tác hại của tự ti và tự phụ
- Tác hại của tự ti:
+ Hiện lên là một con người hèn nhát, yếu đuối
+ Trong mọi việc, người tự ti sẽ là người luôn thất bại
- Tác hại của tự phụ:
+ Nhìn nhận đánh giá sai lầm, lệch lạc giá trị bản thân
+ Khi đề cao quá mức bản thân, trong nhiều công việc cũng sẽ gặp thất bại, không được sự giúp sức của mọi người
* Luận điểm 3: Cần phải chọn một thái độ sống hợp lí
- Phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu
- Cần phải khiêm tốn và tự tin trong cuộc sống
- Phải hoàn thiện mình về cả học thức và nhân cách

Đỗ Thị Thanh Bình
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
13 tháng 9 2016 lúc 20:22

Tục ngữ về đạo đức lối sống thường đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội như:quan hệ gia đình,anh em,họ hàng…một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó là: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Trước tiên ta phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào. “giọt máu đào”là một thứ cần thiết để người ta sống, “ao nước lã” là những thứ không cần thiết đối với cơ thể.Như vậy cho dù là một nhưng giot máu cũng quan trọng hơn ao nước lã.Hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào”nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “ao nước lã”được hiểu là những người xa lạ,người dưng.Phép so sánh “hơn”đã thể hiện rõ lời nhận định:những người có quan hệ máu mủ,huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ.Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta phài xem trọng,đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.

Thực tế đã cho ta thấy trong xã hội hiện nay,nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc thí ta luông bồn chồn,lo lắng hơn là người dưng gặp nạn.Câu tục ngữ này rất đúng.Người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta thì khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn là đối với những người không than thuộc.Đó là lẽ tự nhiên thôi!giữa bạn và anh em thì ta phải chọn anh em thôi.Cùng chịu một cơn bão,dân tộc ta và dân tộc bạn cùng gánh chịu,chúng ta đều xót thương đấy,nhưng sự cứu giúp cần thiết ta phài dành cho dân tộc mình chứ.

Tuy nhiên không phải ai cũng làm được như thế.Có một số người không xem trọng họ hàng than thuộc,lo chạy theocaí lợi,cái danh ma2 đánh mất tình nghĩa gia đình.Hễ cái gì có lợi cho họ thì họ làm mà không cần biết điều đó sẽ nhứ thế nào với người thân của mình.những người như thế thật đáng trách.Vì vậy chúng ta phải sống có tình,có nghĩa,luôn đối xử tốt vối những người thân của mình.

Qua câu tục ngữ,chúng ta thấy được lối sống đầy ân tình của con người việt nam.chúng ta phải biết giữ gìn,phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.

Hồng Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Trần Hiếu
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
Đan Khánh
27 tháng 10 2021 lúc 8:24

Tham khảo:

Dân gian ta có câu: Quý như vàng, ý nói vàng là thứ quý giá. Chẳng vậy mà bao đời nay nhiều kẻ cứ chạy miết theo đồng tiền, thoi vàng: lao vào buôn bán thậm chí bất chấp pháp luật, hăm hở tìm vàng nhiều khi bỏ mặc mạng sống,... Có vàng quả quý thực vì có được nó con người sẽ trở nên giàu có sung sướng: có tiền mua tiên cũng được kia mà! Vàng đã quý nhưng có thứ còn quý giá hơn, đó là chữ nghĩa, tri thức.

 

Cha ông ta từng đúc kết: một kho vàng không bằng một nang chữ. Tại sao vậy? Có chữ nghĩa con người có khả năng làm việc tốt hơn mọi người, nhờ vậy sẽ thành đạt hơn, họ cũng sẽ có được vàng để sung túc, đủ đầy. Nhưng mặt khác, một kho vàng là có hạn, hết một kho vàng chỉ còn kho rỗng. Nhưng có chữ nghĩa thì vĩnh viễn không bao giờ lo đói khổ vì chữ còn, tiền đồ còn, cơm áo còn. Những vị Trạng nguyên, Thám hoa,... nhờ chữ nghĩa mà đời đời vinh hiển; bọn phú ông giàu có ngu dốt hay bị chơi khăm, chơi xỏ chẳng mấy chốc mà khuynh gia bại sản. Không chỉ vậy, nang chữ còn mang đến cho con người thứ mà kho vàng không bao giờ làm được, đó là sự yêu mến, kính nể của xã hội. Mọi người yêu quý, tôn trọng người có học, người hay chữ; ít ai thật lòng thật bụng yêu mến, trân trọng kẻ chỉ có tiền (có chăng chỉ là thái độ bợ đỡ, xu nịnh mà thôi). “Một kho vàng không bằng một nang chữ”, tư tưởng ấy đã góp phần xây đắp nên những tâm hồn Việt Nam trọng chữ nghĩa, hiếu học tôn sư trọng đạo mà khinh bạc vàng, căm ghét bọn tham quan, cường hào, ác bá.

Tú Trinh Nguyễn
Xem chi tiết
Ngọc Trần
Xem chi tiết