Tả lại lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 ở trường em.
Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.
1. Trao đổi với bạn:
a. Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường em được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
b. Buổi lễ gồm có những sự việc nào?
c. Em có ấn tượng với sự việc nào nhất?
2. Nhớ lại nội dung sự việc em thích và lập dàn ý cho bài viết dựa vào gợi ý:
1.
Học sinh có thể dựa vào những gợi ý sau:
a. Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường em được tổ chức tại trường, vào ngày 20/11 hàng năm.
b. Buổi lễ kỉ niệm sẽ có các sự kiện như: văn nghệ chào mừng, tri ân thầy cô, giao lưu và chụp ảnh kỷ niệm.
c. Em ấn tượng với sự kiện tri ân thầy cô giáo nhất, vì đây là dịp để các em học sinh có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đến các thầy cô đã dành cả tuổi thanh xuân để dạy dỗ và giúp đỡ mình.
2.
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về ngày Nhà giáo Việt Nam
Gợi ý: Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20 tháng 11 là một dịp lễ lớn thầy cô giáo. Và em vẫn còn nhớ mãi về buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
2. Thân bài:
a. Trước buổi lễ
- Thời gian, địa điểm: Buổi lễ mít tinh thường được tổ chức vào buổi sáng tại khu vực sân trường.
- Em thức dậy thật sớm, ăn mặc gọn gàng và đến trường dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Khung cảnh ngôi trường:
+ Sân trường rất sạch sẽ.
+ Những hàng ghế được xếp ngay ngắn.
+ Ở phía trên khu vực sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh có dòng chữ: “LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11”.
- Thầy, cô giáo ăn mặc trang trọng, lịch sự:
+ Các thầy mặc quần âu, áo sơ mi.
+ Còn các cô giáo thì mặc áo dài.
b. Trong buổi lễ
Mở đầu là những tiết mục văn nghệ như “Bụi phấn”, “Người thầy”...
- Sự việc gây cho em nhiều ấn tượng nhất: Trong buổi biểu diễn văn nghệ có rất nhiều tiết mục đặc sắc, trong đó em thích nhất là tiết mục Thầy bói xem voi. Tiết mục minh họa lại truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" do các bạn học sinh lớp 3A biểu diễn. Cả sân trường được một phen cười no bụng.
- Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm.
- Thầy hiệu trưởng đã gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo.
- Đại diện cho học sinh toàn trường phát biểu lời tri ân.
c. Kết thúc buổi lễ
- Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò.
- Nhiều học sinh cũ về thăm lại thầy cô - những người có công ơn dạy dỗ họ nên người.
- Sau buổi lễ, chúng em đã đến gặp và gửi tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị của ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11).
Gợi ý: Một ngày lễ thật ý nghĩa để tôn vinh thầy cô - những người lái đò thầm lặng đã đưa biết bao chuyến đò đến bờ của thành công.
lập dàn ý thuyết minh thuật lại lễ chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20 tháng 11 ở trường em
giúp mik nha! hihi
Đề bài: Thuật lại một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường hoặc lớp em.
1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 85 (Tiếng Việt 4, tập một), viết phần thân bài hoặc một đoạn văn ở phần thân bài.
2. Đọc lại phần thân bài hoặc đoạn văn em vừa viết và cho biết:
a. Câu đầu tiên của đoạn văn nêu ý gì?
b. Các câu tiếp theo thuật những việc gì?
3. Đọc phần thân bài hoặc đoạn văn của các bạn trong nhóm và chia sẻ:
a. Em thích điều gì ở phần thân bài hoặc đoạn văn của bạn?
b. Em muốn chỉnh sửa hoặc viết thêm điều gì vào đoạn văn đã viết?
1.
Sáng hôm ấy, chúng em ai cũng đến trường thật sớm với tâm trạng hào hứng và phấn khởi. Đến nơi, ai cũng bất ngờ bởi vẻ đẹp của ngôi trường. Những dãy cờ đỏ tươi dẫn đến sân khấu chính giữa. Ở đó, một tấm bạt lớn in dòng chữ Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 được in thật to và nổi bật. Xung quanh là rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm. Trên sân, ngoài các thầy cô và học sinh, thì có rất nhiều cựu học sinh trở về thăm thầy cô giáo cũ của mình.
Đúng 8 giờ sáng, sự kiện chính thức bắt đầu. Chúng em ngồi thành từng hành dọc thẳng phía dưới sân khấu. Còn hai bên thì là các thầy cô và khách mời của sự kiện. Mở đầu là lời chào và chúc mừng sự kiện của thầy hiệu trưởng. Sau đó, từng thầy cô, đại diện hội phụ huynh, đại diện nhóm cựu học sinh và học sinh các khối lần lượt lên phát biểu. Ai cũng rưng rưng xúc động khi được nói lời tri ân sâu sắc đến người cha, người mẹ thứ hai của mình. Cùng với đó, là những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn do các thầy cô và chúng em biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất là tiết mục múa hát Người giáo viên nhân dân của thầy cô ở cuối chương trình.
2.
a. Câu đầu tiên giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuật lại.
b. Các câu tiếp theo tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:
- Những nhân vật tham gia
- Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
- Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất
3.
Học sinh tự làm bài
ai giỏi văn vào trl hộ em vs ạ =((
Lịch sử ra đời, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Thứ ba, ngày 17/11/2020 11:51 AM (GMT+7)
Năm 2020, kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Sự ra đời ngày 20/11 là một dấu mốc quan trọng trong giáo dục và giờ đây ngày này trở thành ngày hội của các thế hệ học sinh tri ân các thầy cô giáo.
Lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thế nào?
Từ tháng 7/1946, tại Paris, tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), FISE đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, để tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE.
Từ ngày 26 – 30/8/1957, Hội nghị FISE diễn ra tại Thủ đô Warszawa.
Hội nghị có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
.
Sau khi đất nước thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ý nghĩa lịch sử của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo. Từ xa xưa, ông cha đã khuyên răn đời sau về đạo lý này: "Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy – Nửa chữ cũng là thầy), "Muốn sang thì bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"….
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính thức được công nhận thêm một lần khẳng định về truyền thống đó.
Từ đó, ngày 20/11 trở thành ngày lễ để các thế hệ học sinh bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các thầy cô giáo. Cũng vào ngày này, toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
(theo Bảo Linh, Danviet.vn)
Câu 1. Nêu thể loại của văn bản.
Câu 2. Chọn câu đúng nhất:
1. Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin chính nào?
A. Lịch sử ra đời của Ngày Nhà giáo Việt Nam
B. Ý nghĩa của Ngày nhà giáo Việt Nam
C. Ý nghĩa của nghề giáo
D. Lịch sử ra đời và ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam
2. Thông tin chính được nêu ở phần nào của văn bản?
A. Tên văn bản.
B. Sa pô.
C. Hình ảnh
D. Các đoạn trong văn bản.
3. Ngày 20/11 được chính thức chọn làm Ngày Nhà giáo Việt Nam từ năm nào?
A. 1946
B. 1957
C. 1982
D. 2020
4. Con số “38 năm” được nhắc đến trong sa pô của bài báo đề cập đến khoảng thời gian nào?
A. 1946 – 1984
B. 1949 - 1987
B. 1957 – 1995
C. 1982 - 2020
5. Thông tin trong văn bản chủ yếu được triển khai theo trình tự nào?
A. Thời gian.
B. Nguyên nhân - kết quả.
C. So sánh.
D. Vấn đề - giải pháp.
Câu 3. Nêu tác dụng của việc sử dụng các đề mục in đậm và hình ảnh minh hoạ trong văn bản.
Câu 1 : Văn bản thông tin.
Câu 2 :
D
D
C
C - 1982 - 2020
A
Câu 3 :
Tác dụng của việc sử dụng các đề mục in đậm : muốn khẳng định, rõ hơn về sự ra đời ngày 20/11
Hình ảnh minh họa trong văn bản cũng để người đọc, người nghe hiểu được vấn đề khi chèn thêm hình ảnh minh họa.
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.
Lưu ý:
– Em nên thuật cụ thể hoạt động, lời nói,... của những người tham gia.
– Chú ý thuật cảm xúc của người dự.
– Em có thể thêm vào một vài chi tiết tả cảnh thiên nhiên hoặc địa điểm diễn ra sự việc để bài viết thêm sinh động.
Vào sáng ngày 19-11 hằng năm, trường em lại tưng bừng tổ chức sự kiện chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 với sự tham gia của tất cả các học sinh, giáo viên trong toàn trường.
Sáng hôm ấy, chúng em ai cũng đến trường thật sớm với tâm trạng hào hứng và phấn khởi. Đến nơi, ai cũng bất ngờ bởi vẻ đẹp của ngôi trường. Những dãy cờ đỏ tươi dẫn đến sân khấu chính giữa. Ở đó, một tấm bạt lớn in dòng chữ Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 được in thật to và nổi bật. Xung quanh là rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm. Trên sân, ngoài các thầy cô và học sinh, thì có rất nhiều cựu học sinh trở về thăm thầy cô giáo cũ của mình.
Đúng 8 giờ sáng, sự kiện chính thức bắt đầu. Chúng em ngồi thành từng hành dọc thẳng phía dưới sân khấu. Còn hai bên thì là các thầy cô và khách mời của sự kiện. Mở đầu là lời chào và chúc mừng sự kiện của thầy hiệu trưởng. Sau đó, từng thầy cô, đại diện hội phụ huynh, đại diện nhóm cựu học sinh và học sinh các khối lần lượt lên phát biểu. Ai cũng rưng rưng xúc động khi được nói lời tri ân sâu sắc đến người cha, người mẹ thứ hai của mình. Cùng với đó, là những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn do các thầy cô và chúng em biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất là tiết mục múa hát Người giáo viên nhân dân của thầy cô ở cuối chương trình.
Đến khoảng 11 giờ, sự kiện kết thúc trong bầu không khí rộn ràng và có chút tiếc nuối của người tham gia. Tuy vậy, không ai rời đi ngay cả, mà cố nán lại để được ôm, được nắm tay và chụp ảnh cùng thầy cô yêu quý của mình. Sự kiện 20-11 của trường em đã diễn ra như vậy đó.
trong kì thi đua kỷ niệm chào mừng 40 năm ngày nhà giáo việt nam 20 tháng 11 vừa qua trường em có tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa . em hãy nêu cảm nghĩ của mình về một trong những hoạt động ấy
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.
1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.
2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài văn của em.
3. Viết lại một đoạn trong bài văn của em, thêm vào hoạt động, lời nói, ý nghĩ của những người chứng kiến hoặc tham gia để đoạn văn sinh động hơn.
4. Trưng bày và bình chọn bài văn em thích.
Học sinh nghe thầy cô nhận xét và sửa lại bài theo lời nhận xét
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em hãy kể lại 1 kỉ niệm đáng nhớ của em với thầy(cô) giáo. Ko chép mạng nha. Mình cảm ơn trước!!
Tham Khảo:
Tuổi học sinh, là tuổi đẹp đẽ, hồn nhiên nhất. Chúng ta được vui chơi, được học tập và trong quãng thời gian ấy cũng có biết bao kỉ niệm đẹp đẽ với thầy cô và bè bạn. Và trong chuỗi những kỉ niệm ấy, kỉ niệm khiến tôi không thể nào quên chính là kỉ niệm với cô Trang, tấm lòng, sự tận tâm cô dành cho tôi khiến tôi mãi khắc ghi trong tim.
Tôi còn nhớ đó là giữa học kì I năm lớp tám, thầy giáo chủ nhiệm của chúng tôi nghỉ việc tại trường để cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Thầy không còn chủ nhiệm lớp là niềm thất vọng lớn nhất với chúng tôi. Thầy là người hóm hỉnh, dạy rất giỏi lại luôn ân cần, quan tâm đến học sinh. Lúc chia tay thầy ai cũng tiếc nuối, mấy bạn gái mau nước mắt còn túm tụm một chỗ khóc thút thít với nhau.
Sau ngày thầy chuyển công tác, điều băn khoăn lớn nhất với chúng tôi chính là ai sẽ làm chủ nhiệm lớp. Chúng tôi đoán già, đoán non người thì cho rằng thầy Cường phát-xit, người lại cho rằng cô Loan hiền thục,… Nhưng tất cả mọi dự đoán của chúng tôi đều chệch hướng, giáo viên chủ nhiệm mới của chúng tôi là một cô giáo hoàn toàn mới, cô vừa vào trường năm nay, nên vẫn chưa ai quen mặt.
Sáng thứ hai, sau tiết chào cờ, cô vào chào và làm quen với cả lớp. Cô người dong dỏng cao, khuôn mặt thanh tú, ưa nhìn, mái tóc được nhuộm màu nâu hạt dẻ, bồng bềnh, lượn sóng trông rất đẹp mắt. Giọng cô ấm nhưng rất âm vang và có uy lực. Cô tự giới thiệu cô tên Trang và sẽ là chủ nhiệm lớp tôi hai năm học còn lại, cô là giáo viên dạy bộ môn Toán.
Tiết học đầu tiên của cô chúng tôi đã bày đủ trò để cô không thể dạy học, đứa nói chuyện, đứa ngủ gục,… chúng tôi làm như vậy như là một cách phản ứng lại khi cô làm chủ nhiệm lớp. Vì cái bóng của thầy giáo cũ quá lớn, sự xuất hiện của cô dù biết đó là cô được phân công công tác nhưng tôi vẫn cảm tưởng như cô là người đã đẩy người thầy yêu quý của chúng tôi đi. Đó quả là một suy nghĩ ích kỉ và nhỏ nhen. Bao nhiêu cố gắng, nỗ lực và nhiệt huyết cô dành cho chúng tôi đều đổ xuống sông xuống biển, tôi thấy hiện lên trong sâu thẳm mắt cô là nỗi buồn và sự thất vọng. Là một giáo viên mới vào nghề lại gặp phải ngay những học trò nghịch ngợm như chúng tôi có lẽ cô cảm thấy chán nản nhiều lắm. Nhưng cô vẫn hết sức cương quyết, với những bạn không chú ý, mất trật tự cô lập tức yêu cầu lên bảng trả lời câu hỏi, hoặc có những hình phạt công ích như dọn vệ sinh cho cả lớp,… còn với những bạn chăm chỉ học hành cô luôn có phần thưởng để động viên, khuyến khích. Nhưng có lẽ như vậy vẫn là chưa đủ, chỉ đến khi có một biến cố xảy ra thì mọi suy nghĩ của chúng tôi mới thay đổi.
Sáng hôm ấy, sau tiết thể dục, chúng tôi vào học tiết cuối cô dạy, ai nấy đều mệt bải hoải và không còn tinh thần học tập. Vừa bắt đầu tiết học chưa lâu thì tôi - cô gái khỏe mạnh nhất lớp bỗng thấy đầu óc choáng váng, mọi thứ xung quanh tôi nhòe dần đi, đầu tôi nặng trĩu, tôi gục xuống bàn ngất đi. Khuôn mặt tôi như được các bạn kể lại thì tái mẹt không còn giọt máu, mô hôi rịn ra trên khắp mặt và tay. Ai cũng vô cùng sợ hãi, cô đang giảng bài vội vã chạy xuống với tôi. Cô để tôi nằm thẳng và lấy ngón trỏ day vào nhân trung, một lúc sau thì tôi tỉnh. Người đầu tiên tôi thấy là cô, khuôn mặt cô lo lắng, mắt đã ngân ngấn nước, cô liên tục hỏi tôi có sao không. Và dường như vẫn chưa yên tâm, cô vội vàng bế thốc tôi xuống phòng y tế. Tôi không thể ngờ rằng người có vóc dáng nhỏ bé, gầy gò như vậy lại có thể bế được tôi lên, bởi tôi không hề nhỏ bé. Có lẽ là sức mạnh của tình yêu thương và trách nhiệm đã giúp cô có sức khỏe phi thường như vậy. Thì ra tôi ngất đi là do không ăn sáng, trong tiết thể dục lại chạy nhiều thành ra quá sức mà hạ đường huyết nên ngất đi. Cô ở bên cạnh tôi đến tận lúc cha mẹ tôi đến thì cô mới trở về. Sáng hôm sau đến lớp tôi đã thấy hộp sữa và cái bánh để trên bàn với lời dặn: “Nhớ ăn sáng đầy đủ và hăng say học tập em nhé”. Nét chữ ấy chỉ có cô Trang chứ không còn của ai khác nữa. Sau ngày hôm ấy, chúng tôi đã có cái nhìn về cô, chúng tôi học tập chăm chỉ và ngoan ngoãn. Từ đó cho đến giờ, tình cảm của chúng tôi dành cho cô ngày càng lớn hơn, đó là sự kính trọng, lòng biết ơn với một cô giáo trẻ nhiệt huyết, tận tâm.
Năm nay đã học lớp 9 thời gian tôi còn được học cô không còn nhiều. Tôi tự hứa sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cô. Cô sẽ là một kỉ niệm đẹp đẽ, một tấm gương về sự kiền trì, bền bỉ để tôi học tập và noi theo.
TK dàn bài!
1. Mở bài:
Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.2. Thân bài:
- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?...
- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?Đó là người thầy(cô) như thế nào?Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.- Diễn biến của câu chuyện:
Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 em hãy viết thư thăm hỏi, chúc mừng và ôn lại kỷ niệm với cô giáo ( thầy giáo ) cũ mà em nhớ nhất làm hai bài nha
Thành phố Việt Trì, ngày 25 tháng 11 năm 2005.
Kính gửi cô Yến thương nhớ,
Em là Nguyễn Thị Hồng Hạnh, học sinh lớp 3C của cô, đứa học trò "bé hạt tiêu" mà cô vẫn gọi một cách trìu mến. Lên lớp 5, em được bầu làm lớp phó phụ trách việc học tập của lớp 5B do thầy Ngọc phụ trách. Em thay mặt 24 bạn học sinh cũ lớp 3C hiện đang học lớp 5B gửi lời thăm cô và kính chúc cô được nhiều sức khoẻ.
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay (20-11-2005), trường ta tổ chức thật rầm rộ. Các thầy cô giáo cũ, học sinh cũ về dự lễ đông vui lắm. Trước ngày lễ, chúng em mong ngóng cô, và hi vọng được gặp lại cô sau hơn hai năm trời xa cách. Nhưng rồi, chúng em rất buồn vì chờ mãi không thấy cô trở về thăm trường và dự lễ. Sau đó, thầy Thuyết, cô Minh, thầy Ngọc mới cho chúng em biết là từ ngày cô vào Đà Nẵng ở với gia đình người con trai và cháu nội, sức khoẻ của cô không tốt lắm, phải đi viện mổ khối u... Chúng em chỉ cầu mong cô sớm bình phục, sống vui khoẻ trong lòng con cháu và những học sinh yêu quý của cô.
Cô Yến ơi ! Hình ảnh cô với nét mặt đôn hậu, với giọng nói dịu dàng, với tình thương bao la..., cô đã để lại trong tâm hồn chúng em bao kỉ niệm sâu sắc và cảm động. Lời cô dạy trong giờ Tập viết, giờ Chính tả: "Nét chữ tả nết người", chúng em khắc sâu vào trong lòng mãi mãi. Mẹ bạn Huấn, bà bạn Quang, bố bạn Thịnh..., nay vẫn nhắc lại kỉ niệm về cô, khi bị đau ốm được cô vào bệnh viện thăm hỏi. Ông nội em vẫn thường xuyên kể về cô với tất cả tấm lòng quý trọng. Ông nội em gửi lời thăm cô và gia đình.
Một lần nữa, em xin thay mặt các bạn học sinh cũ lớp 3C kính chúc cô được dồi dào sức khoẻ; chúc toàn thể gia đình cô gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
húng em xin hứa với cô là ghi sâu những lời cô đã dạy bảo, thi đua học tập tốt. Mái trường xưa vẫn nhớ cô. Thành phố Việt Trì vẫn nhớ cô. Đàn em thơ vẫn nhớ cô. Chỉ mong một ngày gần đây, chúng em được đón cô về thăm trường và thăm đàn con nhỏ thương mến của cô".
Kính thư,
Nguyễn Thị Hồng Hạnh Lớp 5A Trường Tiểu học Việt Trì
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 11 năm 2018
Cô Dung kính mến!
Đã lâu không có dịp đến thăm cô, hôm nay nhân ngày 20 tháng 11, em viết thư gửi thăm cô.
Thưa cô, dạo này cô có khỏe không? Cô đang dạy lớp mấy? Học trò của cô có ngoan không? Năm nay em đang học lớp Bốn, em luôn nhớ lời cô dạy bảo nên tháng nào em cũng được xếp vào bảng danh dự. Ba mẹ em rất vui và em nghĩ cô cũng hài lòng khi biết tin này.
Cô kính mến! Hình ảnh cô em không bao giờ quên được. Ngay từ buổi đầu tiên bước chân vào lớp Một, khi mẹ đưa em tới trường, lạ bạn, lạ thầy, ngồi trong lớp một mình, nước mắt em như muốn trào ra. Bỗng cô xuất hiện nhẹ nhàng ngồi cạnh em dỗ dành và đưa em xem những tranh vẽ lớp Một. Cô bày cả lớp hát và chơi trò chơi. Từ đó bạn nào cũng thích học. Em nhớ có lần đến lớp, cô bị cảm, mặt đỏ bừng mà vẫn cố gắng giảng bài cho chúng em. Không hiểu chứng nhức đầu của cô có thuyên giảm chút nào không? Bé Lan, con cô chắc năm nay đã vào mẫu giáo rồi, cô nhỉ?
Mỗi lần lười học, nhớ đến những lời khuyên của cô, em vội ngồi vào bàn học bài, làm bài. Hình ảnh cô, giọng nói, cử chỉ dịu dàng làm cho em thích thú và nhớ mãi.
Thôi thư đã dài, em xin ngừng bút. Em chúc cô và gia đình sức khỏe. Em xin hứa sẽ là một học sinh giỏi và đứa con ngoan để cô vui lòng.
Học sinh của cô
Nguyễn Huy Bảo An
Dựa theo thông tin của bợn nhá
~Rinfu~
tham khảo nhá