Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hồng Yến
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
8 tháng 12 2016 lúc 21:31

- Mỏ nội sinh: là những mỏ khoáng sản được hình thành do măcma rồi được đưa lên gần mặt đất.
- Mỏ ngoại sinh: những khoáng được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích, thì gọi là khoáng sản ngoại sinh.

Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Cơ
28 tháng 1 2016 lúc 13:25

 

* Trong những hoạt động kinh tế đối ngoại hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu được coi là hoạt động chủ chốt nhất là vì
những cơ sở sau đây:

Như đã biết trong hoạt động kinh tế đối ngoại gồm 5 loại hoạt động chính đó là hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu,
hoạt động đầu tư quốc tế hoạt động hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế thì:

- Hoạt động đầu tư hợp tác quốc tế thực chất mới được phát triển mạnh ở nước ta từ 1988 đến nay vì trước đó chủ yếu phát
triển với Liên Xô cũ trong lĩnh vực khai thác dầu khí. Sau 1998 thì nhờ chính sách mở cửa với luật đầu tư nước ngoài được ban
hành nên hoạt động này đã phát triển rộng hơn với nhiều nước tư bản như Anh, Nhật, Pháp... nhưng thực chất hoạt động này mới
chỉ giới hạn trong 1 số lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh. Mặc dù hiệu quả của hoạt động đầu tư quốc tế cao nhưng không ổn
định vì đối tác đầu tư chưa phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy mà hoạt động đầu tư quốc tế chưa
thể được coi là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại.

- Hoạt động hợp tác lao động quốc tế cũng chỉ mới bắt đầu ở nước ta từ thập kỷ 80 nhưng sau 10 năm hoạt động hợp tác lao
động với các nước Châu Âu và các nước Bắc Phi xuất hiện nhiều tiêu cực lớn biểu hiện là trình độ tay nghề của người lao động Việt
Nam còn thấp, ý thức lao động chưa cao, trình độ dân trí còn thấp. Mặc dù ngày nay ta đã khôi phục hoạt động hợp tác lao động
quốc tế nhưng quy mô nhỏ và chủ yếu mới giải quyết được việc làm cho 1 số lao động dư thừa... cho nên hoạt động này cũng chưa
được coi là hoạt động chủ chốt.

- Hoạt động du lịch quốc tế thực chất mới được phát triển từ 10 năm nay nhờ vào chính sách mở cửa, nhưng vì cơ sở vật
chất hạ tầng của cả nước còn nghèo nàn lạc hậu trình độ quản lý còn thấp... ® hiệu quả của hoạt động này chưa cao vì thế du lịch
quốc tế cũng chưa thể được coi là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại.

- Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu khác với các hoạt động kinh tế đối ngoại trên là:

         + Hoạt động này có lịch sử từ lâu đời: ngay từ thế kỷ 16, 17 đã có nhiều tầu buôn nước ngoài từ ấn Độ, Trung Hoa, Hà Lan
đến buôn bán với nước ta ở cửa biển Hội an như vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta đã xuất hiện từ đó.


         + Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu liên tục được phát triển mạnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
mặc dù trong thời kỳ này chủ yếu ta nhập khẩu các hàng tiêu dùng lương thực thực phẩm và các thiết bị quân sự nhưng quá trình
nhập khẩu đó đã biểu hiện sự phát triển ở hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu.


        + Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu càng được phát triển mạnh trong những năm gần đây và liên tục được đổi mới mà
biểu hiện là giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng, cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân đối thị trường xuất nhập khẩu ngày càng
rộng mở ra toàn thế giới. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ngày càng tiến bộ mà cụ thể là quyền hoạt động ngoại thương xuất nhập
khẩu đã được nhà nước mở rộng® cấp tư nhân.
       

        + Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta ngày nay không những đã đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế cả nước
mà còn tạo cơ hội cho dân tộc ta, nhân dân ta tiếp thu được những tinh hoa văn minh của thế giới để tiến tới hội nhập nhanh... vì vậy
ta khẳng định rằng hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu phải là hoạt động chủ chốt trong kinh tế đối ngoại
 

* So sánh giống và khác nhau giữa kinh tế đối ngoại với ngành thương nghiệp.
- Giống nhau:

+ Cả 2 hoạt động kinh tế đối ngoại và thương nghiệp đều là những hoạt động có tính chất quan hệ hợp tác buôn bán giữa
nước ta với nước ngoài vì trong kinh tế đối ngoại thì có hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, trong thương nghiệp có ngành
ngoại thương.

+ Cả 2 hoạt động này đều là những hoạt động kinh tế xã hội quan trọng không thể thiếu được đối với nền kinh tế của mỗi
nước.

+ Cả 2 hoạt động này ngày càng được phát triển mạnh tỉ lệ thuận với trình độ phát triển sản xuất và nền văn minh của mỗi
quốc gia.

- Khác nhau:


+ Phạm vi hoạt động của hoạt động kinh tế đối ngoại và thương nghiệp rất khác nhau biểu hiện là thương nghiệp chỉ giới
hạn trong lĩnh vực buôn bán, còn kinh tế đối ngoại thì ngoài phạm vi buôn bán còn nhiều hoạt động khác như hợp tác đầu tư quốc
tế, hợp tác lao động quốc tế du lịch quốc tế...

+ Trước kia thương nghiệp hoạt động buôn bán rộng hơn so với kinh tế đối ngoại vì phạm vi của nó gồm cả nội thương và
ngoại thương nhưng kinh tế đối ngoại chỉ giới hạn trong lĩnh vực buôn bán xuất khẩu và nhập khẩu.

+ Thương nghiệp đã từ lâu được coi là một ngành kinh tế quan trọng chính đó là ngành thương mại còn kinh tế đối ngoại
chưa được coi là một ngành mà chỉ mới được gọi là những hoạt động kinh tế đối ngoại.

 

Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
29 tháng 11 2016 lúc 17:55

Câu 1:

- Các mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm cây công nghiệp, khoáng sản chưa chế biến.

- Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.

Câu 2:

- Đó là do nền kinh tế phát triển phiến diện nên nhiều nước châu Phi chỉ xuất khẩu nguyên liệu và phải nhập khẩu hàng hóa.

Câu 3: (câu này mk không biết)

 

 

Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 19:16

1.

+ Xuất khẩu: sản phẩm, cây công nghiệp nhiệt đới, dầu mỏ, than đá,...+ Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 19:16

2.

- Hoạt động kinh tế châu Phi chủ yếu dựa vào: + Việc xuất khẩu các cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản. + Nhập khẩu các sản phẩm, máy móc, lương thực.=> Hoạt động kinh tế đối ngoại của châu Phi tương đối đơn giản.
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 19:31

- Chuyển biến về kinh tế của Mỹ:

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, từ vị trí thứ tư, Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Có những công ti độc quyền khổng lồ đồng thời là những để chế tài chính như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, "vua thép” Moóc-gân, “vua ô tô” Pho,...

+ Nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu lớn. Đến cuối thế kỉ XIX, Mỹ trở thành nguồn cung cấp chủ yếu lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

- Chuyển biến về chính trị của Mỹ:

+ Đối nội: chế độ Cộng hoà đề cao vai trò của tổng thống. Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau nắm quyền, thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.

+ Đối ngoại: giới cầm quyền Mỹ tìm cách tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; độc chiếm ảnh hưởng ở khu vực Mĩ La-tinh (thông qua các thủ đoạn như: viện trợ kinh tế, can thiệp quân sự, khống chế chính trị,…).

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:

+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;

+ Khai thác dầu khí;

+ Làm muối,…

- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:

Đối với phát triển kinh tế

+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…

Đối với xã hội

+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;

+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 10:58

Tham khảo

- Về kinh tế:

+ Trước năm 1870, nước Anh ở vị trí số một thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nước Anh xuất hiện nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính, từng bước thao túng nền kinh tế.

- Về đối nội: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền ở Anh. Hai đảng này đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại: nước Anh ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới với hơn 33 triệu km2. Vì vậy, Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 10:59

Tham khảo

- Về kinh tế:

+ Trước năm 1870, tổng sản lượng công nghiệp của Pháp đứng vị trí thứ hai thế giới (sau Anh), đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống vị trí thứ tư (sau Mỹ, Đức và Anh).

+ Đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền đã ra đời ở Pháp và chi phối nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

- Về đối nội:

+ Tình hình chính trị của nước Pháp rất phức tạp, liên tục thay đổi chính phủ.

+ Các chính phủ đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, thi hành chính sách đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại:

+Pháp tăng cường xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. Năm 1914, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

+ Tư bản Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, đặc biệt là Nga, do vậy Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 10:59

Tham khảo

- Về kinh tế:

+ Trong 30 năm (1865 - 1894), sản lượng công nghiệp của Mỹ từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức) đã vươn lên vị trí số một thế giới.

+ Tổ chức độc quyền ở Mỹ phổ biến là các tơ-rớt. Các tơ-rớt như “vua dầu mỏ” Rốc-cơ-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho,... đã chi phối và lũng đoạn nước Mỹ.

- Về đối nội: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền ở Mĩ. Cả hai đảng này đều thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại: tư bản Mỹ đang trên đà phát triển nên rất khao khát thị trường, thuộc địa.

+ Mỹ đã áp dụng Học thuyết Mơn-rô để tạo ảnh hưởng ở khu vực Mỹ La-tinh, gạt bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu ra khỏi khu vực này.

+ Mỹ cũng tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) và giành thắng lợi, chiếm được Phi-líp-pin và Cu-ba.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 2 2019 lúc 16:54

Đáp án cần chọn là: B

Trong Chính sách kinh tế mới, nhà nước giữ vai trò kiểm soát, điều tiết nền kinh tế nhưng vẫn để nó vận hành theo cơ chế thị trường thay vì việc nắm độc quyền về mọi mặt và quản lý theo cơ chế mệnh lệnh như trong chính sách cộng sản thời chiến.