Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Hải Đăng
Xem chi tiết
🤣🤣🤣 Ŧùɔ
27 tháng 5 2021 lúc 8:41

 Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phú Quốc Hưng
27 tháng 5 2021 lúc 8:41

doraemon.exe tên là doraemon.exe

Khách vãng lai đã xóa
Hà Tuệ Minh
27 tháng 5 2021 lúc 8:56

Doraemon (ドラえもん? tên cũ tại Việt Nam là Đôrêmon) là nhân vật chính hư cấu trong loạt Manga cùng tên của họa sĩ Fujiko F. Fujio. Trong truyện lấy bối cảnh ở thế kỷ 20, Doraemon là chú mèo robot của tương lai do xưởng Matsushiba — công xưởng chuyên sản xuất robot vốn dĩ nhằm mục đích chăm sóc trẻ nhỏ. Ban đầu, chú mèo vốn dĩ thuộc sở hữu của cậu bé Sewashi, là con cháu nhiều đời sau của Nobita nhưng về sau Sewashi gửi lại cho ông Nobita của mình nhằm cải thiện cuộc sống của ông mình do Nobita là người hậu đậu, vụng về, luôn gặp trắc trở trong cuộc sống mà dẫn đến các thế hệ con cháu sau này phải sống trong cảnh nghèo khổ trong đó có Sewashi. Doraemon có một chiếc túi nhỏ trước bụng mà bên trong chứa vô vàn bảo bối tiện ích của tương lai chính vì vậy mà thường xuyên bị Nobita vòi vĩnh mượn.

Khách vãng lai đã xóa
Wendy_manye
Xem chi tiết
Đặng Đình Tùng
20 tháng 1 2018 lúc 17:30

hello kitty không có miệng vì cô gái ung thư miệng

Wendy_manye
20 tháng 1 2018 lúc 17:26

Ai nhanh mình nha

Đặng Đình Tùng
20 tháng 1 2018 lúc 17:44

thank you

Wendy_manye
Xem chi tiết
Nguyễn Đặng Linh Nhi
20 tháng 1 2018 lúc 17:37

Hello Kitty không phải là “cô mèo”

Trong khi nhiều hoạt động đang được tiến hành để chào đón sinh nhật lần thứ 40 của Hello Kitty, công ty Sanrio - đơn vị sáng tạo ra hình ảnh Hello Kitty - đã khẳng định rằng Hello Kitty không phải là… mèo.

Vì một lý do nào đó mà công ty Sanrio đã “để mặc” cho những người yêu quý Hello Kitty tin rằng đây là một cô mèo. Nhưng trong lần kỷ niệm sinh nhật đặc biệt này, công ty này đã khẳng định Hello Kitty thực tế là một bé gái học lớp 3, sống ở ngoại ô thành phố London (Anh), có một người chị em song sinh, nhà Kitty có nuôi một chú mèo nhỏ tên là Charmmy Kitty…

Hello Kitty có nét giống với nhân vật cổ tích Peter Pan, đó là sẽ mãi mãi không bao giờ lớn và sẽ vĩnh viễn là cô bé đáng yêu Hello Kitty học lớp 3.

Đó là ý tưởng ban đầu về gốc gác của Hello Kitty do công ty Sanrio sáng tạo ra hồi thập niên 1970. Tuy vậy, công chúng luôn có những cách hiểu bất ngờ và thú vị. Khi Hello Kitty ra mắt thị trường, ngay lập tức nhân vật này đã nhận được sự yêu mến của cả trẻ em và người lớn trên khắp thế giới. Trong suốt 4 thập kỷ vừa qua, ai cũng tưởng Hello Kitty là một… cô mèo.


Nhân dịp sinh nhật lần thứ 40 của Hello Kitty, người ta đã tiết lộ một “bí mật động trời” rằng Hello Kitty thực tế không phải một cô mèo mà là một… cô bé.


Hello Kitty bất ngờ được phát hiện ra rằng cô có một gốc gác không hề “đơn giản”.

Theo thông tin được công ty Sanrio đưa ra thì Hello Kitty chính thức ra đời vào ngày 1/11/1974, có nhóm máu A, tên thật là Kitty White. Người chị em song sinh với cô là Mimmy White. Hello Kitty và gia đình sống ở ngoại ô thành phố London, trong nhà Kitty có nuôi một chú mèo và một chú hải cẩu.

Lý do tại sao Hello Kitty là nhân vật hoạt hình gắn liền với văn hóa Nhật mà lại sinh sống ở Anh, đó là bởi hồi thập niên 1970, phụ nữ Nhật thường lãng mạn hóa cuộc sống ở phương Tây, cụ thể là Anh, và cho rằng đó là điểm đến lý tưởng của cuộc đời.

Hello Kitty bay ra ngoài vũ trụ

Cũng nhân dịp kỷ niệm Hello Kitty tròn 40 tuổi, người ta đã thực hiện một Hello Kitty nhồi bông cao 4cm để đưa lên vệ tinh Hodoyoshi-3. Trên vệ tinh này, Hello Kitty sẽ ngồi nhìn ngắm trái đất qua một ô cửa kính. Kế hoạch này đã được công ty Sanrio tiến hành hồi tháng 6 vừa qua.


Hello Kitty bay ra ngoài vũ trụ.

Trên tấm bảng điện tử nhỏ đặt cạnh Hello Kitty là những thông điệp ngắn mà những người yêu quý nhân vật hoạt hình này từ khắp nơi trên thế giới gửi về.

Hello Kitty - biểu tượng dễ thương nổi tiếng toàn cầu

Hello Kitty đã trở thành một trong những hình ảnh được nhận biết nhiều nhất trên thế giới. Ở Nhật Bản tồn tại một danh từ là “kawaii”, nghĩa là “dễ thương”. Đây cũng đồng thời là một phong cách, một xu hướng mà rất nhiều phụ nữ Nhật theo đuổi. Hello Kitty là một biểu tượng nổi bật của phong cách “kawaii Nhật Bản”.

Hello Kitty ban đầu được thiết kế với mục đích hướng tới đối tượng khách hàng là trẻ em mầm non, nhưng ngay cả người lớn cũng say mê Hello Kitty. Giờ đây, hình ảnh Hello Kitty đã xuất hiện trên hơn 50.000 mặt hàng và có giá trị vào khoảng 7 tỉ đô la.

Công ty Sanrio - đơn vị sở hữu bản quyền đối với hình ảnh Hello Kitty, mỗi năm kiếm được khoảng 760 triệu đô la từ hình ảnh Hello Kitty.

Một trong những lý do khiến Hello Kitty được yêu mến rộng rãi và lâu dài như vậy là bởi Hello Kitty không hề biểu lộ cảm xúc trên gương mặt. Bạn muốn Kitty cảm thấy thế nào, hình ảnh Kitty sẽ hiện lên thế đó. Vì vậy mà Kitty không có miệng - một nét biểu hiện cảm xúc quan trọng trên gương mặt, nhờ vậy, Kitty có tính tương tác đa dạng và không hề áp đặt.

Hello Kitty cũng đồng thời thể hiện khát vọng hòa nhập, bất kể sắc tộc, tôn giáo khác nhau, những người yêu quý Kitty sẽ đều cảm thấy niềm vui và hạnh phúc một cách đơn giản nhất.

Rất nhiều sản phẩm thuộc đủ mọi lĩnh vực đã sử dụng hình ảnh mèo Hello Kitty để chinh phục khách hàng. Tờ tạp chí Forbes từng gọi Hello Kitty là một trong những hình ảnh bán chạy nhất mọi thời đại.

Ở Nhật, người “cầm trịch” trong chuyện chi tiêu, mua bán chính là phụ nữ. Ngay cả những món đồ mà phụ nữ không sử dụng nhiều bằng nam giới, thì họ vẫn là người có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định, vì vậy, Hello Kitty ra đời để chinh phục phụ nữ bằng sự dễ thương, để lấy lòng họ khi đặt lên bất cứ sản phẩm nào.

AI HAIBARA
20 tháng 1 2018 lúc 17:36

hello kitty là 1 nhân vật hư cấu của công ti Sanrio của nhật

xuất hiện lần đầu vào năm 1974

là nét văn hóa kawaii ( dễ thương ) trong nền văn hóa nhật bản

HELLO KITTY không phải mèo !   đó là nhân vật hoạt hình , không bao giờ được miêu tả là đi 4 chân , cô ấy còn có thú cưng là mèo.

đươc vẽ dưới hình dạng giống mèo cái cụt đuôi với 1 chiếc nơ đỏ trên đầu

MIK CHỈ BIẾT THẾ THUI , ĐÚNG THÌ TK NHA , HI HI

Hoàng Trang Anh
20 tháng 1 2018 lúc 17:38

Hello kitty là một cô gấu bông. Nước da màu trắng, có chiếc nơ rất xinh và thường mặc váy. Theo mình đc biết thì H.Kitty đã bắt cóc 1 người phụ nữ và 2 người đàn ông. Theo truyền thuyết người làm ra cô gấu này là một bà mẹ có một đứa con bị ung thư. Bà đã thử mọi phương thuốc, đi đến nhiều nhà thờ để cầu nguyện nhưng không hiệu quả. Cuối cùng bà được giới thiệu đến nghi lễ ma quỷ và được cho biết cách cứu con gái bà. Đó là đồng ý lập một hiệp ước với quỷ Satan, tạo ra một nhân vật( sau này được gọi là mèo Hello Kitty) để thu hút trẻ em trên thế giới, đánh lừa những tín đồ của chúa Jesu. Tai nhọn của Kitty tượng trưng cho sừng quỷ. Các bạn xem " sự thật bí ẩn về Hello Kitty "thì biết.

Chrome Dokurou
Xem chi tiết
fghfghf
12 tháng 1 2018 lúc 19:19

cậu có thể tham khảo http://www.maxreading.com/sach-hay/danh-nhan-dat-viet/ngo-si-lien-286.html

lê anh tuấn
14 tháng 1 2018 lúc 19:54

Ngô Sĩ Liên (chữ Hán: 吳士連) (khoảng đầu thế kỷ 15 - ?) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào TK 15. Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư- bộ quốc sử chính thống cũ nhất của VN mà còn được lưu truyền tới ngày nay.

Ngô Sĩ Liên là người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân nhà Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.

Tháng 3 năm 1442, triều đình tổ chức thi hội cho sĩ nhân trong nước. Nguyễn Trực, Nguyễn Nhữ Đổ, Lương Như Hộc 3 người đỗ tiến sĩ cập đệ; Trần Văn Huy 7 người đỗ tiến sĩ xuất thân; Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Sai soạn văn bia, dựng bia ghi tên các tiến sĩ. Bia tiến sĩ bắt đầu có từ đây.

Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Phó Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, và Lê Thánh Tông, Lễ Bộ, Thị Lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp kiểm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông.

Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được bắt đầu biên soạn vào năm kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

+ Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938).

+ Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ: "Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".

Lời vua Lê Thánh Tông dụ Đô ngự sử đài là Ngô Sĩ Liên và Nghiên Nhân Thọ rằng:

Huỳnh Ngọc Lộc
19 tháng 1 2018 lúc 20:41
Ngô Sĩ Liên

Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Là sử thần đời Lê, ông đã góp phần công sức chủ yếu trong việc soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam được khắc in vào cuối thế kỷ 17 và còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Theo các tài liệu mới được công bố gần đây, Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.

Rất đáng tiếc, về năm sinh và năm mất của ông, hiện nay vẫn chưa được biết thật đích xác, nhưng theo Đại Việt lịch triều đăng khoa lục thì ông thọ tới 98 tuổi, đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời Lê Thái Tông (1434 - 1442). Đây là khoa thi đầu tiên được triều đình tổ chức lễ xướng danh, yết bảng; các vị tiến sĩ tân khoa được vua ban mũ áo, vào cung dự yến, được ban ngựa quý để đi dạo chơi thăm phố xá kinh kỳ, được "ân tứ vinh quy" với lễ đón rước rất trọng thể. Và sau này, theo lệnh vua Lê Thánh Tông, họ tên lại được khắc vào bia đá, đặt ở Văn Miếu, để "làm gương sáng cho muôn đời".

Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lễ bộ Hữu thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp, kiêm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông. Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua và đã hoàn thành vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 đời Lê Thánh Tông, gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938). Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ: "Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...". Qua những đoạn trích trên đây cũng có thể thấy được đôi nét tổng quát về quan niệm, bút pháp sử học... của Ngô Sĩ Liên.

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành, tuy do Ngô Sĩ Liên khởi thảo (hoàn thành vào năm 1479), nhưng đã được các sử thần các đời khác như: Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy... hiệu chỉnh bổ sung thêm. Phần đóng góp chủ yếu của tiến sĩ họ Ngô vào bộ quốc sử lớn này là: đặt tên cho bộ sách là Đại Việt sử ký toàn thư, được triều đình và các đời sau chính thức công nhận. Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đã dựa vào Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên. Ông viết thêm 1 quyển thuộc Ngoại kỷ, trình bày lại tiến trình lịch sử của Việt Nam từ họ Hồng Bàng cho tới khi quân xâm lược Minh bị đánh đuổi về nước; viết Tam triều bản kỷ, sau này được đưa vào phần Bản kỷ toàn thư và Bản kỷ thực lục; viết bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư, phần Phàm lệ Đại Việt sử ký toàn thư; viết những lời bình luận (hiện còn thấy 166 đoạn) có ghi rõ "sử thần Ngô Sĩ Liên viết"... Khác với phần lớn các lời bình của Lê Văn Hưu hoặc Phan Phu Tiên, những đoạn bình luận lịch sử của Ngô Sĩ Liên thường dài hơn, do đó cũng thường cặn kẽ hơn, sinh động hơn; nhiều đoạn có thể coi như lời tổng kết cả một giai đoạn lịch sử. Những dòng ca tụng các bậc trung thần nghĩa sĩ vì nước quên thân; những lời chỉ trích các hành động tham bạo của kẻ gian tà, những lời tố cáo vạch trần những âm mưu quỷ kế của kẻ thù được viết với ngọn bút tài hoa của Ngô Sĩ Liên vốn là người học sâu biết rộng, có ý thức vươn tới sự hoàn thiện như Sử Mã (Sử ký của Tư Mã Thiên), Lâm kinh (Kinh Xuân Thu do Khổng Tử san định), thực sự đã làm cho biết bao thế hệ người đọc đời sau cảm phục sâu sắc.

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư là một cống hiến to lớn của Ngô Sĩ Liên vào kho tàng văn hóa dân tộc.

nguyễn kiều anh
Xem chi tiết
Cao Bồi Không Gian
1 tháng 1 2018 lúc 19:19

Television is very important for our lives so most families have televisions. It provides us with information and entertainment.

What would you do after a hard day at school or at work and you want to entertaining. It simple, just turn on your TV. Music channel, comedy channel or cartoon channel... is your choice, just pick a channel. And not only entertaining, TV can also help you update the news from all over the world in the end of the day

We stay at home and know what is happens all over the world. You can watch you favourite  programs and game shows you . Someone spends 3 or 4 hours sitting in front of television.

However, if you watch TV too much, it is bad for health especial for your eyes. Children sometimes can’t study because of TV.

There are too much advertisements on television which makes us tired. Anyway, TV is a wonderful invention. It is a cheapest kind of entertainment for everybody.

Nguyễn Hoàng Linh Nhi
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
24 tháng 11 2018 lúc 19:46

Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 - 5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu, Đội mang tên: " Đội nhi đồng cứu quốc", tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 14, sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.

Khi mới thành lập, Đội chỉ có 5 đội viên. Người Đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên khác là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Ló Thị Mì (bí danh là Thúy Tiên) và Lí Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).

Ngày thành lập, Đội có tên là “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập Đội, “Đội Nhi đồng cứu quốc” được đổi tên là “Đội Thiếu nhi tháng Tám” vào ngày 15-5-1951. Năm năm sau, vào tháng 2 - 1956, Đội lại được đổi thành “Đội Thiếu niên Tiền phong. Và ngày 30-1-1970, thể theo nguyện vọng của thế hệ mầm non trong cả nước, Đội được mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".

Dấu hiệu tượng trưng cho tổ chức Đội là Huy hiệu măng non. Huy hiệu vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ Quốc mà mỗi đội viên luôn đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp, đến trường hay trong những ngày lễ hội, coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ. Bài hát do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” thường mở đầu một cách nghiêm trang và hùng tráng trong dịp kỉ niệm sinh nhật Đội hoặc trong những ngày lễ hội thi tài đua sức của tuổi thơ do nhà trường hay Đoàn thanh niên tổ chức. Từ khi Đội được thành lập đến nay có rất nhiều các phong trào thi đua được phát  động trong cả nước. Tiêu biểu như phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” phát động năm 1947, phong trào '‘Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” phát động năm 1981.

Lê Hữu Phúc
24 tháng 11 2018 lúc 19:47

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pác Bó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ.Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thủy Tiên, Thanh Thủy. Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh.Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".Tháng 3, 1951, Hội Nhi đồng Cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.Tháng 11, 1956, được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" như ngày nay.

Tuyên ngôn hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003

"Đội là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị củaĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh".

Các biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Huy hiệu Đội hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "SẴN SÀNG". Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc, Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Băng chữ "SẴN SÀNG" là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc… [1]Cờ Đội nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ. Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ Quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng hai phần năm chiều dài cán cờ.[1]Khăn quàng bằng vải màu đỏ (gọi là Khăn quàng đỏ), hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.[1]Đội ca là bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học...Khẩu hiệu Đội: "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"Ngày truyền thống là ngày thành lập Đội: 15 tháng 5 hàng nămHành khúc Đội là bài Đi ta đi lên do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15 tháng 5 năm 1941- 15 tháng 5 năm 1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Nội dung trong thư đã trở thành một trong các nội dung của điều lệ hoạt động của Đội:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.Học tập tốt, lao động tốt.Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.Giữ gìn vệ sinh thật tốt.Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Dùng làm mục tiêu: "Phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc."

Khăn quàng đỏ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Khăn quàng đỏ

Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên (thành viên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh). Nó là một tấm vải màu đỏ, hình tam giác, thường từ vải bông, lụa, valise hoặc vải voan và được xem là một phần của cờ Tổ quốc. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Khăn quàng đỏ còn là biểu tượng của Chủ nghĩa Cộng sản. Khăn quàng đỏ được sử dụng cho cấp bậc tiểu học đến trung học cơ sở.

Hội đồng Đội Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Đội Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh là cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập ra và lãnh đạo; với chức năng tham mưu cho Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng Đội các cấp về công tác Đội và phong trào thiếu nhi; thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng; phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng Đội và tham gia thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật  bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh các cấp đại diện cho tổ chức Đội, do Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra và giúp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội gồm 4 cấp: Cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương.

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương phải là Bí thư Trung ương Đoàn:

Lê Thanh Đạo (1981 - 1987) - Khóa IPhùng Ngọc Hùng (1988 - 1992) - Khóa IIPhạm Phương Thảo (1992 - 1994) - Khóa IIIHoàng Bình Quân (1994 - 1997) - Khóa IIIĐào Ngọc Dung (1997 - 2005) - Khóa IV, VNguyễn Lam (2005 - 2008) - Khóa VNguyễn Thị Hà (2008 - 2014) - Khóa VI, VIINguyễn Long Hải (2014 - 2018) - Khóa VIINguyễn Ngọc Lương (2018 - nay) - Khóa VIII

Thường trực Hội đồng Đội Trung ương khóa VIII[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch: Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.Phó Chủ tịch Thường trực: Nguyễn Phạm Duy Trang - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương ĐoànPhó Chủ tịch:Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hộiNguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoNguyễn Thái An - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương ĐoànHoàng Thị Tú Anh - Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cấp Trung ương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam
Tập-chơi-flo
24 tháng 11 2018 lúc 21:45

Đề bài: Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

1. Đội thành lập ngày nào?

Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 - 5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu, Đội mang tên: " Đội nhi đồng cứu quốc", tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 14, sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.

2. Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?

Khi mới thành lập, Đội chỉ có 5 đội viên. Người Đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên khác là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Ló Thị Mì (bí danh là Thúy Tiên) và Lí Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).

3. Hãy cho biết những lần đồi tên của Đội.

Ngày thành lập, Đội có tên là “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập Đội, “Đội Nhi đồng cứu quốc” được đổi tên là “Đội Thiếu nhi tháng Tám” vào ngày 15-5-1951. Năm năm sau, vào tháng 2 - 1956, Đội lại được đổi thành “Đội Thiếu niên Tiền phong. Và ngày 30-1-1970, thể theo nguyện vọng của thế hệ mầm non trong cả nước, Đội được mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".

4. Hãy nói rõ về huy hiệu Đội, khăn quàng, Đội ca và các phong trào của Đội.

Dấu hiệu tượng trưng cho tổ chức Đội là Huy hiệu măng non. Huy hiệu vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ Quốc mà mỗi đội viên luôn đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp, đến trường hay trong những ngày lễ hội, coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ. Bài hát do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” thường mở đầu một cách nghiêm trang và hùng tráng trong dịp kỉ niệm sinh nhật Đội hoặc trong những ngày lễ hội thi tài đua sức của tuổi thơ do nhà trường hay Đoàn thanh niên tổ chức. Từ khi Đội được thành lập đến nay có rất nhiều các phong trào thi đua được phát  động trong cả nước. Tiêu biểu như phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” phát động năm 1947, phong trào '‘Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” phát động năm 1981.



 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 5 2019 lúc 11:40

Quảng Ngãi, ngày 2 tháng 1 năm 2010

Thu Hương thân mến!

   

Thấm thoát đã một năm mình xa quê hương để theo gia đình chuyển lên thành phố, nay mình viết thư gởi về thăm bạn đây.

Dạo này bạn có khỏe không ? Gia đình mình trên thành phố vẫn bình thường. Thời gian đầu chuyển nơi ở đã làm mình bỡ ngỡ nhưng giờ đã quen nên cũng ổn định. Mình nhớ những ngày sống ở quê thật vui, thật thú vị. Bây giờ mình sẽ kể cho bạn những điều mình biết về thành thị nhỏ !

Thành thị hôm nay thật sầm uất, đường sá được mở rộng và trải nhựa phẳng phiu. Nhà cao tầng tiếp nối mọc lên nhất là nơi trung tâm kinh tế của tỉnh. Nơi đây có nhiều cửa hàng, cửa hiệu với các loại hàng hóa phong phú, đa dạng. Nếu đi học con đường Hai Bà Trưng, bạn sẽ thấy những tòa nhà cao ốc nguy nga, những biệt thự mỹ lệ nhìn ra sông Trà Khúc, cảnh quang thật tươi đẹp và hiện đại. Thành thị phát triển, đã mở ra cho nhân dân một cuộc sống mới. Mình mong một ngày nào đó sẽ cùng bạn đi dạo phố, đi dạo công viên và thưởng thức vẻ đẹp của thành thị phồn hoa.

Mình hi vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được điều mong ước của mình, còn bây giờ mình tạm dừng bút.

Chúc Hương sức khỏe và học tập tốt.

Bạn của Hương

Yên Kha

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 10:53

Tham khảo
Con đường đi học của các bạn rất gian nan vất cả. Các bạn phải băng rừng, lội suối, đi chênh vênh trên những con đường nhỏ hẹp trên núi cao. Tuy nhiên trên môi ai cũng nở nụ cười, các bạn đều rất vui vẻ và hào hứng khi được đi học mỗi ngày.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:31

- Em đã từng được xem qua và tìm hiểu về tranh Đông Hồ.

- Những kiến thức em biết về tranh Đông Hồ:

+ Một số bức tranh Đông Hồ: Lợn đàn, Vinh quy bái tổ, Đám cưới chuột,…

+ Loại giấy sử dụng để in tranh Đông Hồ là giấy điệp.