Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hữu Tài
Xem chi tiết
Nguyễn Như Hậu
31 tháng 3 2016 lúc 17:20

Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm.Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,...đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng...

Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả... các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi...

Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước...

Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan

Nguyễn Hữu Tài
31 tháng 3 2016 lúc 17:27

Bạn có copy ở đâu không?

 

Nguyen Phuong Uyen
1 tháng 4 2016 lúc 11:18

bài văn dưới chép mạng, mình có đọc r

dang chung
Xem chi tiết
Chanh Xanh
14 tháng 1 2022 lúc 13:55

TK

 

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

Vũ Yến Nhi
14 tháng 1 2022 lúc 13:59

Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.

Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.

Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.

Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.

Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.

Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.

Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.

Doãn Như 	Quỳnh
18 tháng 2 2022 lúc 18:14

Hôm nay là ngày ba mươi Tết, mẹ dẫn em đi chợ hoa chơi, trong chợ người ta bày bán rất nhiều hoa. Nào là : đào, cúc, huệ, mai, lan,…Cuối cùng em đã chọn cây hoa mai. Thấy em thích, mẹ liền mua nó về tặng cho em.

Không biết cây mai người ta trồng từ bao giờ mà thân cây đã bự bằng bắp tay của người lớn.Tán lá tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc thu nhỏ dần ở phần ngọn. Để cho cây ra hoa vào đúng dịp Tết, người ta đã tuốt lá. Giờ cây chỉ toàn là búp, hoa và vài chồi lá non xanh mơn mởn. Những nụ hoa no tròn ẩn bên trong chiếc đài màu ngọc bích. Từng chùm, từng chùm với hàng loạt cánh hoa bung ra nở rộ toàn thân cây một màu vàng rực rỡ. Hoa mai xoè ra năm cánh mịn như lụa. Dưới nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như bướm đang nghiêng mình khoe sắc. Thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi phủ vàng một vùng quanh gốc.

Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân. Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.

Nhớ tick cho mik nha

Nguyễn Lê Hà An
Xem chi tiết
Buddy
31 tháng 1 2021 lúc 22:01

Tô Hoài là một nhà văn có biệt tài trong miêu tả cảnh vật thiên nhiên, miêu tả thế giới loài thú, lũ côn trùng. Đoạn văn tả Dế Mèn tiếp theo là một đoạn văn độc đáo, đặc sắc, mẫu mực. Mèn tự nói về mình một cách hồn nhiên: “Tôi ăn uống điều độ… làm việc có chừng mực… tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Đôi càng thì "mẫm bóng". Những cái vuốt “cứ cứng dần và nhọn hoắt” có kém gì nhát dao mỗi khi Mèn thử sự lợi hại của nhữge chiếc vuốt đã co cẳng lên "đạp phành phạch" vào các ngọn cỏ làm cho ngọn cỏ “gãy rạp”.Chất kiêu hùng, thượng võ của Mèn đã lộ rõ. Đôi cánh nay đã "thành cái áo dài kínxuốngtận chấm đuôi";Mèn vỗ lên "nghe tiếng phành phạch giòn giã". Mèn rất oai vệ kiểu cách và đẹp mã khi chú ta đi bách bộ thì "rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được và ưa nhìn". Đầu to "nổi từng tảng rất bướng". Hai cái răng thì "đen nhánh", nhai “ngoàm ngoạp” như hai cái lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu dài một vẻ "rất đỗi hùng dũng". Điệu bộ vừa “trịnh trọng” vừa "khoan thai" khi Mèn "vuốt râu". Những tính từ chỉ tính chất, chỉ màu sắc, những động từ gợi tả, những từ láy, những so sánh… được nhà văn sử dụng rất hay, vừa tả được ngoại hình, vừa tả được tâm tính của Mèn… rất đáng yêu. Một chú dế cường tráng, bướng bỉnh, điệu bộ, rất trịnh trọng và kiểu cách, tự ý thức về mình một cách kiêu hùng.

Bước vào đời, Mèn tự hào về đôi càng, những chiếc vuốt, về cái đầu to, về cái răng, về cái râu… của mình, nên chú ta đi đứng oai vệ lắm, làm điệu nhún nhảy, rung lên rung xuống hai chiếc râu… Mèn tự xem mình, kiểu cách mình là "con nhà võ", "tợn lắm", coi thường bất cứ ai. Lúc thì chú ta "cà khịa", lúc thì chú ta "to tiếng". Tự cho mình là “giỏi”,là "tài ba". Người ta "nhịn", người ta "nể" nhưng Mèn lại lầm tưởng mình là "tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ". Mèn đá anh Gọng Vó một cái, quát mấy chị Cào Cào có khuôn mặt "trái xoan", tuy sợ nhưng đã "đưa mắt lên nhìn trộm". Cái hay của đoạn văn là Mèn tự nói về tính xấu của mình, cái ngông nghênh của một thanh niên mới lớn. Mèn rất trung thực. Sau này, khi đã trưởng thành, đã đi chu du thiên hạ, học được nhiều điều khôn, điều hay, Mèn rất ân hận về những hành động ngu dại và nông nổi của mình.

minh nguyet
31 tháng 1 2021 lúc 23:01

Tham khảo thôi nhé:

Bức chân dung tự họa của Dế Mèn trong phần đầu của đoạn trích, được mở đầu bằng “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi lớn chóng lắm” cho đến “tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Bức chân dung tự họa này mang đậm tính chất phô trương, tự mãn.

Điều này được thể hiện qua việc Dế Mèn tự miêu tả về mình với các bộ phận nổi bật nhất cơ thể. Trước hết là càng (“Đôi càng mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắc”), tiếp đó là đôi cánh (“trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi”) rồi cái đầu (“Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng”), thêm vào đó là vẻ dữ tợn của “hai cái răng đen nhánh”, là sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Sự kiêu căng tự mãn đó còn thể hiện qua các động tác phô trương sức mạnh: “Thỉnh thoảng, muốn thử lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay “Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã” và răng thì “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”.

Dế Mèn ý thức được vẻ đẹp và sức mạnh của mình nên càng làm dáng tợn: “Chốc chốc tôi trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu” và khoái chí khi “đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được”. “Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung riêng xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ”.

Bức chân dung này nhấn mạnh vào hình thể và động tác, được khắc họa bởi các tính từ chỉ phẩm chất, giàu khả năng gợi hình (mẫu bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, nâu bóng, đen nhánh,...) và những cụm từ bổ ngữ gợi các âm thanh (phanh phách, phành phạch, giòn giã, ngoàm ngoạp,...).

Bức chân dung tự họa này cho thấy tính tình của Dế Mèn, bên cạnh một sức sống mạnh mẽ của tuổi đang trưởng thành là sự hiểu biết hời hợt, nông nổi, đậm chất tự phụ, kiêu ngạo, dẫn đến sự ngộ nhận: “Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Đồng thời, bức chân dung tự họa này cũng cho thấy Dế Mèn không chỉ biết khoe mình mà đã bước đầu có ý thức về mình, về trách nhiệm đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Đây chính là vẻ đẹp của nhân vật thể hiện qua sự dằn vặt của lương tâm: “Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân ra mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi”. Các từ “láo”, “ngu dại” mà nhân vật thốt ra từ đáy lòng khi nhìn nhận lại hành động của mình chính là sự thức tỉnh của lương tâm, là sự giác ngộ đích thực về ý nghĩa của cuộc đời, về những sai trái cần phải tránh xa đề thực sự trưởng thành

Nguyễn Ngọc Huyền Diệu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
29 tháng 12 2021 lúc 20:08

Năm tháng cứ trôi và không ai có thể níu kéo được thời gian, chính thời gian là thước đo tốt nhất của tình cảm bạn bè, trong suốt thời gian học tập, có Đỗ Hà là người bạn thân nhất của em, bạn ấy năm nào  ngồi cũng học với em từ những năm tiểu học tới bây giờ. 

Nguyễn Ngọc gia hân
Xem chi tiết
Trân Khơi My
Xem chi tiết
nguyễn văn a
10 tháng 8 2019 lúc 11:32

Quê hương em không trù phú, giàu có nhưng luôn yên ả, thanh bình với những khung cảnh quen thuộc mà rực rỡ, tươi đẹp.Trời tờ mờ sáng. Màn sương giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm. Sương đọng lại trên những vòm lá xanh, long lanh như hạt ngọc. Trên trời từng vệt sao li ti vẫn tỏa sáng lấp lánh. Thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua lay động cả hàng tre đầu làng. Tiếng xào xạc, vi vu như tấu lên bản hòa ca ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Xa xa, vẫn thấy thấp thoáng ánh đèn vàng mờ ảo chưa tắt trong chiếc chòi nhỏ ven sông. Đâu đây đã nghe thấy tiếng gà gáy “Ò...ó…o” gọi mọi người thức dậy, chào đón một ngày mới. Bà em hay bảo, gà có tính hiếu thắng. Trong xóm, chỉ cần có một con cất tiếng gáy là tất cả các con còn lại đồng loạt gáy theo. Chúng cứ gân cổ lên mà gáy, vỗ cánh phành phạch để khoe chất giọng nội lực của mình. Người dân trên quê hương em vốn hay lam hay làm, cần cù, chịu khó, nên trời chưa sáng hẳn mà các bác, các cô, các dì đã thức dậy. Người vác cuốc ra đồng, người quẩy gánh hàng rong ra chợ bán. Tiếng cười nói rôm rả, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe kéo lộc cộc, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng. Nhịp sống cứ thế chậm trôi, làm nên bản sắc quê hương Việt Nam.

Đỗ Lâm Ngọc	Linh
Xem chi tiết
Bùi Thùy Dương	Nữ
11 tháng 2 2022 lúc 19:43

1.Các từ ''nằm, nắm chặt, bay'' vừa gợi tả lí tưởng chiến đấu cao đẹp, vừa thể hiện sự hi sinh thanh thản của người anh hùng dám xả thân vì đất nước quê hương. ''Lúa thơm mùi sữa'' của quê hương như đang ôm ấp, ru một giấc ngủ ngon cho Lượm.

+dũng cảm:làm người đưa thư cho chiến dịch khi còn rất nhỏ,dám vuttj qua mặt trận đang chiến đấu quyết liệt

+yêu nước:dù đã hi sinh nhưng lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả và nhân dân VN

+hồn nhiên,yêu đời,lạc quan:không sợ chết,mặc cho cảnh máu chảy đầu rơi chú vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình

2.

+dũng cảm:làm người đưa thư cho chiến dịch khi còn rất nhỏ,dám vuttj qua mặt trận đang chiến đấu quyết liệt

+yêu nước:dù đã hi sinh nhưng lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả và nhân dân VN

+hồn nhiên,yêu đời,lạc quan:không sợ chết,mặc cho cảnh máu chảy đầu rơi chú vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình

Khách vãng lai đã xóa
lê trường
Xem chi tiết
Trần Hoài Trang
25 tháng 4 2021 lúc 18:42

Kì nghỉ hè đã kết thúc, tôi hân hoan chào đón niềm vui được cắp sách tới trường. Ngày đầu đi học trở lại, tôi đã được thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ, tràn trề sức sống của một buổi sáng mùa thu.

Tôi thức dậy lúc trời còn sớm. Không khí se lạnh. Làn gió buổi sớm thổi nhẹ khẽ lay động những giọt sương còn e ấp trên những cánh hoa. Những chiếc lá non xanh mơn mởn. Phố xá như bồng bềnh trong biển sương sớm.

Tôi cất bước trên con đường dẫn đến trường. Hai bên đường, tán bàng, tán me đan kĩu kịt vào nhau như trò chuyện. Ở chân trời phía đằng đông, những tia nắng tinh nghịch trốn mẹ đi chơi rải xuống con đường ánh sáng dịu dàng. Ánh nắng chan hòa, phố xá như một bức tranh nên thơ mà đẹp lạ.

Ông mặt trời hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng, tỏa hơi ấm áp xuống mặt đất. Đường phố trở nên nhộn nhịp. Trên con đường lớn chạy dài giữa hai hàng phố xá sầm uất xuất hiện từng dòng xe đạp, ô tô, xe máy. Dường như ai cũng tất bật với công việc của riêng mình. Các hàng quán bên đường đã mở, khách ra vào tấp nập. Tiếng rao hàng, tiếng còi xe, tiếng nhạc ven đường hòa quyện vào nhau thành một thứ âm thanh rất lạ. Từng tốp học sinh tới trường, vui tươi bước đi thoăn thoắt như những chú chim nhỏ. Tiếng trò chuyện, cười nói ríu rít. Thấp thoáng đâu đây, những tà áo dài bay bay trong gió sớm. Đường phố được các chị học sinh cấp ba điểm thêm những đốm trắng tinh khiết, đáng yêu. Ai ai cũng vui sướng với ngày tựu trường. Rảo bước trên con đường quen thuộc, tôi thấy khoan khoái vô cùng. Ánh nắng vàng rực rỡ đã soi rõ tất cả những khuôn mặt hớn hở. Được ánh nắng tươi đẹp chiếu rọi, mọi vật như đều mang một tâm hồn, sắc thái mới. Hàng cây gió đưa rì rào như thì thầm trò chuyện. Phải chăng chúng cũng cảm nhận được niềm vui của các bạn học sinh? Ông mặt trời như đang mỉm cười với cuộc sống sôi động xung quanh, với phố xá tươi đẹp.

Ngắm nhìn đường phố lúc sớm mai, trong buổi tựu trường, lòng tôi rộn lên những cảm xúc khó tả. Tôi tự hỏi:

– Quê hương mình đẹp thế này sao?

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Hoàng
25 tháng 4 2021 lúc 18:50

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

#Hemingson

Khách vãng lai đã xóa
Haru
25 tháng 4 2021 lúc 20:42

Kì nghỉ hè đã kết thúc, tôi hân hoan chào đón niềm vui được cắp sách tới trường. Ngày đầu đi học trở lại, tôi đã được thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ, tràn trề sức sống của một buổi sáng mùa thu.

Tôi thức dậy lúc trời còn sớm. Không khí se lạnh. Làn gió buổi sớm thổi nhẹ khẽ lay động những giọt sương còn e ấp trên những cánh hoa. Những chiếc lá non xanh mơn mởn. Phố xá như bồng bềnh trong biển sương sớm.

Tôi cất bước trên con đường dẫn đến trường. Hai bên đường, tán bàng, tán me đan kĩu kịt vào nhau như trò chuyện. Ở chân trời phía đằng đông, những tia nắng tinh nghịch trốn mẹ đi chơi rải xuống con đường ánh sáng dịu dàng. Ánh nắng chan hòa, phố xá như một bức tranh nên thơ mà đẹp lạ.

Ông mặt trời hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng, tỏa hơi ấm áp xuống mặt đất. Đường phố trở nên nhộn nhịp. Trên con đường lớn chạy dài giữa hai hàng phố xá sầm uất xuất hiện từng dòng xe đạp, ô tô, xe máy. Dường như ai cũng tất bật với công việc của riêng mình. Các hàng quán bên đường đã mở, khách ra vào tấp nập. Tiếng rao hàng, tiếng còi xe, tiếng nhạc ven đường hòa quyện vào nhau thành một thứ âm thanh rất lạ. Từng tốp học sinh tới trường, vui tươi bước đi thoăn thoắt như những chú chim nhỏ. Tiếng trò chuyện, cười nói ríu rít. Thấp thoáng đâu đây, những tà áo dài bay bay trong gió sớm. Đường phố được các chị học sinh cấp ba điểm thêm những đốm trắng tinh khiết, đáng yêu. Ai ai cũng vui sướng với ngày tựu trường. Rảo bước trên con đường quen thuộc, tôi thấy khoan khoái vô cùng. Ánh nắng vàng rực rỡ đã soi rõ tất cả những khuôn mặt hớn hở. Được ánh nắng tươi đẹp chiếu rọi, mọi vật như đều mang một tâm hồn, sắc thái mới. Hàng cây gió đưa rì rào như thì thầm trò chuyện. Phải chăng chúng cũng cảm nhận được niềm vui của các bạn học sinh? Ông mặt trời như đang mỉm cười với cuộc sống sôi động xung quanh, với phố xá tươi đẹp.

Ngắm nhìn đường phố lúc sớm mai, trong buổi tựu trường, lòng tôi rộn lên những cảm xúc khó tả. Tôi tự hỏi:

– Quê hương mình đẹp thế này sao?

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Văn Đông
Xem chi tiết
lê thị ngọc anh
13 tháng 5 2018 lúc 14:44

Trong kho tàng các câu chuyện dân gian việc nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật mà em yêu h nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong câu truyện: Cây Tre trăm đốt
Ngày xưa có một anh trai cày khoẻ mạnh, chăm chỉ. Vì nha nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nhàm hiệm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gã con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật, Hai năm sau, nhờ công cuả anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cưả, ruộng vườn, Hắn lại gọi anh lại và bảo:Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt. Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy. Biết bá hộ lưà mình, anh oà khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho nguời chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên Bổng lúc đó, một làn khói trắng toả ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra . Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chưá đầy những nếp nhăn hằng sâu đến lạ. phiá sau khoé mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn , luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giưã hai gò má đồi mồi đã nhan nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩ. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào. Nhưng điều khiến ông trông thật gần gủi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng trẻo một mầu. Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đở họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẻ lân, phụng. Tay ông dài dài , nếp da đã nhăn nheo , cằn cỗi lại lấm tấm đồi mồi, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xoá như mái tóc cuả mình.Chân ông cao cao, khiến ông đã già nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách cuả khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: Tại sao con khóc.Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ông bảo anh trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần cuả minh , mỗt làn gió mạnh bắt đầu thổi , cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Thế rồi một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông . Ông hô: Khắc nhập. Khắc nhập. Tiếng la thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một Cây tre trăn đốt. Một lần nưã, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hoá phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.Ông cũng không quên căn dặn anh phãi nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lể thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gã con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời. 
Qua hình ảnh ông tiên trong câu truyện này và nhiều câu truyện khác nưã. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đở những người nghèo khó trườc sự tàn bạo cuả bọn phú hộ. Hình ảnh ông đã gắn liền với các câu truyện Việt Nam. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc.

Đỗ Đức Lợi
13 tháng 5 2018 lúc 14:44

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ  hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác  này.

Văn Thị Quỳnh Trâm
13 tháng 5 2018 lúc 14:53

Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.

Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.