Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hồ Nga
Xem chi tiết
🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
11 tháng 5 2021 lúc 14:02

 Liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Các kiểu liệt kê:

Xét theo cấu tạo:

+ Kiểu liệt kê theo từng cặp.

+ Kiểu liệt kê không theo từng cặp.

– Xét theo ý nghĩa:

+ Kiểu liệt kê tăng tiến.

+ Kiểu liệt kê không tăng tiến.

£€Nguyễn -.- Nguyệt ™Ánh...
11 tháng 5 2021 lúc 14:03

Liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ liệt kê ko tăng tiến

trannguyenxuanan
11 tháng 5 2021 lúc 16:26

Thế nào là phép liệt kê?

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm

Các kiểu liệt kê:

Xét theo cấu tạo: có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê ko theo từng cặp

Xét theo ý nghĩa: có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê ko tăng tiến  

 

ngoc anh
Xem chi tiết
Lê Loan
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
2 tháng 5 2022 lúc 8:56

bạn tham khảo nha

-Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

-đoạn văn:

Trường học là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Ngôi trường cấp hai của em được xây dựng cách đây không lâu nên vẫn còn rất mới. Ngôi trường nằm tại mặt đường quốc lộ của xã với một diện tích khá rộng rãi. Trường được bảo vệ bởi một bức tường hình vuông kiên cố. Trên những bức tường gần cổng trường còn được trang trí nhiều bức tranh rất đẹp vẽ bằng sơn. Bên trong ngôi trường, các dãy nhà được sơn màu vàng như màu của ánh nắng. Mỗi dãy nhà đều có bốn tầng, mỗi tầng có bốn phòng học. Điểm chung của các phòng là đều có bảng đen, bàn ghế, điều hòa… Nhưng ở mỗi phòng học lại được trang trí khang nhau. Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Cây cối xanh tốt khiến cho sân trường luôn mát mẻ. Khu vực dãy nhà hiệu bộ là nơi làm việc của các cán bộ, thầy cô trong trường. Phía trước dãy nhà này còn có khu vực sân khấu để tổ chức các buổi lễ trong năm học hay lễ chào cờ hàng tuần. Phía bên trái của công trường là khu vực để xe của giáo viên và học sinh. Còn đằng sau dãy nhà hiệu bộ là một khoảng đất rất rộng đang được xây dựng để trở thành sân bóng. Dưới mái trường này, em đã trải qua thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên thầy cô, bạn bè. Em yêu ngôi trường của mình biết bao nhiêu.

Phép liệt kê: Điểm chung của các phòng là đều có bảng đen, bàn ghế, điều hòa…

chúc bạn học tốt nha

⭐Hannie⭐
2 tháng 5 2022 lúc 8:56

Tham khảo

Liệt kê  sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

-Trường học giống như ngôi nhà thứ hai của em. Em rất thích được ngắm nhìn sân trường vào mỗi giờ ra chơi. Trên những chiếc ghế đá là một vài nhóm học sinh đang ngồi trò chuyện, hay đọc sách. Ở khoảng sân rộng rãi hơn, có nhóm học sinh thì chơi cầu lông, đá cầu, hay nhảy dây… Những tiếng cười, tiếng trò chuyện vang khắp không gian. Trên hành lang của các dãy nhà, thỉnh thoảng lại có các bạn, các anh chị đứng đó đọc sách, trò chuyện hay cùng nhau ăn quà vặt… Còn em thường cùng nhóm bạn thân của mình xuống sân trường chơi. Có khi chúng em chơi nhảy dây, có khi lại chơi đá cầu. Thỉnh thoảng, cả nhóm rủ nhau vào căng tin để ăn kem, hoặc uống nước. Mười lăm phút ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng đối với chúng em lại vô cùng quý giá. Khi được nhìn ngắm sân trường trong giờ ra chơi, em cảm thấy vô cùng thích thú.

Phép liệt kê: Ở khoảng sân rộng rãi hơn, có nhóm học sinh thì chơi cầu lông, đá cầu, hay nhảy dây…

Valt Aoi
2 tháng 5 2022 lúc 8:58

Tham khảo

Liệt kê  sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

-Trường học giống như ngôi nhà thứ hai của em. Em rất thích được ngắm nhìn sân trường vào mỗi giờ ra chơi. Trên những chiếc ghế đá là một vài nhóm học sinh đang ngồi trò chuyện, hay đọc sách. Ở khoảng sân rộng rãi hơn, có nhóm học sinh thì chơi cầu lông, đá cầu, hay nhảy dây… Những tiếng cười, tiếng trò chuyện vang khắp không gian. Trên hành lang của các dãy nhà, thỉnh thoảng lại có các bạn, các anh chị đứng đó đọc sách, trò chuyện hay cùng nhau ăn quà vặt… Còn em thường cùng nhóm bạn thân của mình xuống sân trường chơi. Có khi chúng em chơi nhảy dây, có khi lại chơi đá cầu. Thỉnh thoảng, cả nhóm rủ nhau vào căng tin để ăn kem, hoặc uống nước. Mười lăm phút ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng đối với chúng em lại vô cùng quý giá. Khi được nhìn ngắm sân trường trong giờ ra chơi, em cảm thấy vô cùng thích thú.

Phép liệt kê: Ở khoảng sân rộng rãi hơn, có nhóm học sinh thì chơi cầu lông, đá cầu, hay nhảy dây…

Huyền_
Xem chi tiết
Dragon song tử
13 tháng 5 2018 lúc 20:47

Ca Huế trên sông Hương là 1 nét đẹp văn hóa riêng độc đáo. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng nhạc dân ca, nhạc cung đình hòa hợp. Từ không gian yên tĩnh buổi đêm bỗng bừng lên dàn nhạc hòa tấu những khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ. Những người ca sĩ duyên dáng trình diễn với dàn nhạ do những nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như mổ, vả vỗ, day, chớp... nhịp nhàng uyển chuyển tấu lên những ca khúc làm xao động lòng người. Các thể ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn bã, bâng khuâng, náo nức nồng hậu tình người....

Phép tu từ liệt kê: Phần gạch chân

=> Liệt kê không theo cặp

Tác dụng: (sôi nổi, tươi vui, có buồn bã, bâng khuâng, náo nức nồng hậu tình người....) : Thể hiện các thể loại của ca Huế rất đa dạng phong phú

ha nguyen khoi
Xem chi tiết
Tryechun🥶
18 tháng 4 2022 lúc 8:47

D

Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
18 tháng 4 2022 lúc 8:47

d

Valt Aoi
18 tháng 4 2022 lúc 8:48

D

nguyễn trung kiên
Xem chi tiết
nguyễn trung kiên
Xem chi tiết
nguyễn trung kiên
1 tháng 5 2022 lúc 21:09

Câu 1: Tìm phép liệt kê có trong các đoạn văn, câu văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu liệt kê gì?

a.      Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được nữa.

...............................................................................................

...............................................................................................

b.     Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.

...............................................................................................

...............................................................................................

c.      Tồi tệ đến thế là cùng. Đối đáp bốp chát, ăn miếng trả miếng,chửi vỡ mặt nhau, đanh đá hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện vô khống đê tiện một cách nanh ác, trơ táo như thế này thì thật không còn gì để đáng nói nữa.

...............................................................................................

...............................................................................................

d.     Lý thuyết cách mạng, văn học cách mạng có hiệu lực giác ngộ; động viên, tổ chức quần chúng nhân dân, đưa quần chúng lên hàng ngũ cách mạng, cho quần chúng một tinh thần, một tư tưởng, kêu gọi quần chúng đứng dậy làm cách mạng, đánh đổ bọn áp bức, bóc lột, phá bỏ quan hệ sản xuất của chúng, giải phóng sức sản xuất của chúng, giải phóng sức sản xuất và lập nên xã hội mới, thích hợp với quyền lợi và nguyện vọng của mình.

...............................................................................................

...............................................................................................

e.      Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

...............................................................................................

...............................................................................................

f.       Cái cò, cái vạc, cái nông

Cùng ăn một đồng, nói chuyện giăng ca. (Ca dao)

...............................................................................................

...............................................................................................

g.     Nước ở biển hồ lúc nào cũng xanh trong, mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được.

...............................................................................................

...............................................................................................

h.     Làng nào cũng có nhiều cánh, mỗi cánh kết bè kết đảng lại xung quanh một người: cánh cụ Bá Kiến, cánh ông đội Tảo, cánh ông Tư Đạm, cánh ông Bát Tùng.

...............................................................................................

...............................................................................................

Nguyễn Huỳnh Minh Đạt
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
14 tháng 5 2022 lúc 16:01

Tham khảo

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.

Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.

Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.

– Ví dụ về liệt kê tăng tiến

Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.

Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.

– Ví dụ về liệt kê không tăng tiến

Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.

Huỳnh Kim Ngân
14 tháng 5 2022 lúc 16:01

Tham khảo

 

1. Khái niệm liệt kê

Theo SGK liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Như vậy, phép liệt kê có thể thấy trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết có phép liệt kê được sử dụng có thể thấy trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”.

 

Để hiểu rõ hơn các bạn nên xem các ví dụ phép liệt kê bên dưới nhé.

2. Các kiểu liệt kê

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

3. Ví dụ về biện pháp liệt kê

Nhận biết phép liệt kê không khó nhưng phân loại chúng phải cần thêm kĩ năng. Hãy xem thêm ví dụ để hiểu hơn biện phép này nhé.

– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.

Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.

Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.

– Ví dụ về liệt kê tăng tiến

Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.

Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.

– Ví dụ về liệt kê không tăng tiến

Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.

Trong ví dụ các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.

zero
14 tháng 5 2022 lúc 16:01

refer

 

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

 

 

– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.

Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:

 

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.

Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.

– Ví dụ về liệt kê tăng tiến

Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.

Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.

– Ví dụ về liệt kê không tăng tiến

Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.

Trong ví dụ các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.

Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
Mai Vĩnh Nam Lê
25 tháng 4 2022 lúc 20:15

TK

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

+ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Các loại điệp ngữ

Điệp nối tiếp

Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có phép điệp nối: “rất lâu” lặp 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần liên tiếp trong câu 2. Với việc sử dụng phép lặp nối tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng

Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ:

+ “Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

+ “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

“Thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu. Đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Dựa trên định nghĩa trong SGK Ngữ văn, có thể hiểu đơn giản liệt kê là sự sắp xếp các từ, cụm từ có cùng từ loại ở vị trí nối tiếp nhau. Với mục đích khắc họa khía cạnh nào đó một cách rõ ràng và đầy đủ nhất, đồng thời bộc lộ tư tưởng tình cảm của người viết. Như vậy, nếu thấy trong một câu văn, câu thơ mà có các từ, cụm từ được đặt nối tiếp, có chức năng giống nhau và được phân tách bằng dấu phẩy “,”, dấu chấm phẩy “;” thì đó là phép liệt kê.

 

Liệt kê là gì

Có những kiểu liệt kê nàoPhân chia dựa trên cấu tạo

Liệt kê theo cặp: Là kiểu liệt kê với các cặp từ đi liền với nhau, được kết nối bằng các từ như cùng, với, và… Những cặp từ này đồng loại với các cặp từ liệt kê khác trong câu tuy nhiên vẫn có điểm chung nhất định để phân biệt.

Ví dụ: Bàn học của em được sắp xếp rất ngăn nắp, với sách giáo khoa và sách tham khảo, truyện chữ và truyện tranh, vở viết và vở bài tập…

Liệt kê không theo cặp: Là kiểu liệt kê hàng loạt các sự vật, hiện tượng có điểm chung tương đồng. Mỗi thành phần được liệt kê phân tách nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: Vườn cây của ông em có trăm hoa đua nở với hoa đào, hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa ly…

Phân chia dựa trên ý nghĩa

Liệt kê tăng tiến: Là kiểu liệt kê theo một trình tự hoặc quy luật nhất định. Ví dụ như từ cấp bậc nhỏ tới cấp bậc lớn, từ thấp đến cao, từ gần đến xa…

Ví dụ: Trong lớp mình có Lan là tổ trưởng, Minh là lớp phó và Tuấn là lớp trưởng.

Liệt kê không tăng tiến: Các thành phần được liệt kê có mối quan hệ bình đẳng, kể cả khi đảo lộn vị trí thì người đọc, người nghe vẫn hiểu được thông điệp mà câu muốn truyền tải.

Ví dụ: Trong đội bóng của trường có các chân sút cừ khôi là Tuấn, Khôi, An, Minh…

Tác dụng của phép liệt kê là gì?Làm rõ khía cạnh được liệt kê và nhấn mạnh ý của tác giảChứng minh, giải thích cho một nhận định nào đó của người viếtGiúp cho đoạn văn, đoạn thơ có thêm tính biểu cảm