Những câu hỏi liên quan
Shiratori Hime
Xem chi tiết
No Name
8 tháng 6 2021 lúc 10:59

Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng Giêng sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.

Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội cách trung tâm khoảng 70km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò dọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cánh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!

Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hóa với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi treo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bồng, động Hương Tích…

Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khói hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hồn đều lâng lâng, thoát tục.

Trên con đường dốc đá quanh có, dòng người nối đuôi nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hóa thành quen qua câu chào: “Nam mô A di đà Phật”. Nhiều cụ bà chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, bước chân đi dẻo dai chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.

Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân.

Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Đứng trên cửa động, du khách khoan khoái hít căng lồng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi bước xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ đang há rộng.

Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động rộng và phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào Hòn cậu, Hòn cô, nào Nong tằm, Né kén, nào Cây bạc, Cây vàng, Cót thóc… Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên… cứ việc thắp nhang rồi thành tâm khấn vái Phật sẽ độ cho được như ý.

Đi hội chùa Hương ít nhất phải mất hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bồng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bổng, ta sẽ đắm mình trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó.

Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này. Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đều có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề,…

Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mỹ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.

Bạn tham khảo nha. Cảm ơn!

Huong San
8 tháng 6 2021 lúc 16:55

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa hơn xưa. Các hình thức văn hóa truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hóa dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hóa giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

 

Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

MoonNoCute
12 tháng 6 2021 lúc 11:44

Bạn ở quê ở đâu?

 

Hoàng Mạnh
Xem chi tiết
_Animepham_zinh
14 tháng 12 2023 lúc 19:07

Một số truyền thống văn hóa của quê hương : 

+ Nghệ thuật múa rối nước, ca hát

+ Nghề truyền thống : làm yến sào, dệt vải,làm đá mỹ nghệ..

+ Lễ hội truyền thống : đá gà, đua thuyền ,..

+ Yêu đất nước, cần cù, siêng năng, đoàn kết, nhân nghĩa, sáng tạo , tôn sư trọng đạo, hiếu học,..

+...

Để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, chúng ta cần : 

+ Siêng năng học tập, rèn luyện và tìm hiểu về truyền thống nơi mình ở

+ Tuyên truyền cho mọi người hiểu và tự hào về truyền thống

+ Phê phán những hành vi làm tổn hại đến truyền thống 
+...

Nguyễn Huyền Diệu 6A
Xem chi tiết
Nguyễn Hà
Xem chi tiết
01. Nguyễn Thị Gia An
Xem chi tiết
Văn Hoàng Thái
29 tháng 12 2021 lúc 11:42

Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Ngay tết cổ truyền có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi, và cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt. ngày tết cổ truyền quan trọng nhất là ba ngày tết, Ngày thứ nhất: “Ngày mồng Một tháng Giêng” Đây là ngày đầu tiên của một năm Là một ngày rất quan trọng Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng som họp Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình Ngày thứ 2: “Ngày mồng Hai tháng Giêng” Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia Tục lệ “ mồng hai tết mẹ” Ngày thứ 3: “Ngày mồng Ba tháng Giêng” Theo tục “ ngày mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình Đây là một lễ rất có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam Chúng ta nên duy trì ngày lễ quan trọng này

Hung Tuong
Xem chi tiết
Gia như
Xem chi tiết
Mạnh=_=
30 tháng 3 2022 lúc 18:15
tham khảoNhã nhạc cung đình Huế ...Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. ...Dân ca quan họ Bắc Ninh. ...Ca trù ...Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. ...Hát Xoan. ...Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. ...Đờn ca tài tử Nam Bộ
nguyễn thị thu phương
30 tháng 3 2022 lúc 18:26

tham khảo

Nhã nhạc cung đình Huế Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Dân ca quan họ Bắc Ninh. Ca trù Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Hát Xoan. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. .Đờn ca tài tử Nam Bộ

Ng Ngann
30 tháng 3 2022 lúc 18:50

A) 5 di sản văn hóa vật thể : 

+ Phố cổ Hội An.

+ Chùa Một Cột.

+ Vịnh Hạ Long.

+ Chùa Bái Đính.

+ Thành Nhà Hồ.

5 di sản văn hóa phi vật thể : < bạn tham khảo 5 ý này nhé >

+ Hát Xoan

+ Ca trù.

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ.

+ Dân ca quan họ Bắc Ninh.

+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

B)

Vài nét về di sản văn hóa ở quê hương em < Hưng Yên > : Quê em , di sản văn hóa nổi tiếng , chắc có lẽ là khu di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung . Nơi đây nhiều điều nổi bật và đa dạng. Khu di tích được ghi vào Di sản văn hóa Quốc Gia thế giới. Có thể thấy, khu di tích này rất nổi tiếng, là con người Hưng Yên thì đều biết đến. Và ở đây cũng là nơi giáo dục cho trẻ, hiểu biết rộng về di tích nơi đây.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 6 2017 lúc 5:11

a, Quê em ở đâu ?

   Quê em ở quận 11 , Thành phố Hồ Chí Minh

b, Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?

Quê em là một thành phố năng động , có nhiều công trình hiện đại và cây cối xanh tươi . Em yêu nhất là hàng cây xanh hai bên đường của thành phố mang tên Bác.

c, Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?

   Buổi sáng , đoàn người đông nghịt , xe cộ chen chúc nhau trên đường phố . Buổi tối , ánh đèn đường tỏa sáng khắp mọi nơi , bên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại có những ánh đèn đa sắc màu làm nhộn nhịp cả một thành phố trẻ .

d, Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?

Em tự hào vì phong cảnh của quê hương . Đi đâu xa , em cũng luôn nhớ về miền quê của mình.

Lưu Thị Mến
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Nhân
2 tháng 4 2023 lúc 21:09

Truyền thống tương thân tương ái là một nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng quê nghèo. Những người sống trong những vùng quê nước chúng ta luôn giữ vững tình đoàn kết, từ công việc lao động hàng ngày đến những khoảnh khắc sinh hoạt tập thể. Hãy cùng đón đọc câu chuyện về truyền thống tương thân tương ái thông qua gia đình anh Đức và ngôi làng miền quê yên bình nơi anh sinh sống.

Làng Cỏ Xanh tọa lạc bên bờ sông Hồng, nơi mà con sông này chảy vào đất Việt Nam. Tại đây, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và đánh cá. Hàng ngày, họ cần phải lao động vất vả để kiếm sống. Tuy nhiên, dù cuộc sống khó khăn, họ vẫn không quên tình đoàn kết, sẻ chia cùng nhau.

Ông Đức là người đầu làng, một người có uy tín và được mọi người trong làng kính trọng. Anh đã gắn bó với Cỏ Xanh từ thuở còn bé, góp công sức mình để làng đổi thay, có nhiều tiến bộ hơn. Những ngày mùa màng bội thu, ông Đức và người dân làng lại tổ chức những cuộc hát kéo quân, giao lưu giúp làng Cỏ Xanh thêm ấm cúng, tình cảm đoàn kết, tương thân tương ái ngày càng thắm thiết hơn.

Gia đình anh Đức sống trong một ngôi nhà sàn truyền thống đậm chất quê hương Việt Nam. Vợ anh là bà Chín, một người vợ đảm đang, hiền lành. Họ có ba người con, đều đã trưởng thành và sinh sống gần nhà. Dù rời xa làng, nhưng họ vẫn giữ tâm tình với nơi ấy và trở về thường xuyên, nhạo các hoạt động giúp đỡ nhau, tăng cường tình đoàn kết với nhau.

Một hôm, ông Đức được tin láng giềng làn bên bị tai nạn nghiêm trọng, không thể lao động được trong mấy tháng. Ông đã tự giác đến giúp đỡ gia đình láng giềng, từ việc chăm sóc, hỗ trợ sinh hoạt cho đến việc giúp làm ruộng đánh cá. Mọi người trong làng cũng nhanh chóng nhận được tình cảm đoàn kết mà ông Đức muốn truyền tải, họ đã tụ hợp lại, xây dựng một kế hoạch giúp đỡ gia đình láng giềng. Nhờ vào sự đồng lòng, dù cuộc sống ở đây không giàu có, nhưng người dân làng Cỏ Xanh vẫn cùng chung sức, tạo nên một bức tranh quê hương đoàn kết, tương thân tương ái. Đây đích thị là một nét đẹp tiêu biểu của lòng hiếu khách, yêu thương quê hương của người Việt Nam.

Câu chuyện về gia đình ông Đức và làng Cỏ Xanh là một minh chứng rõ nét về truyền thống tương thân tương ái ở miền quê Việt Nam. Mỗi ngày trôi qua, mọi người dân làng lại càng hiểu và trân trọng hơn tình đoàn kết giữa họ. Họ cùng nhau góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Cuộc sống bình dị, đượm ấm giữa những người dân thân yêu là bài học về tình người mà mỗi người trong chúng ta nên học tập và tự hào.

Sinh Nguyễn Thành
2 tháng 4 2023 lúc 21:04

Dân tộc ta có một truyền thống tương thân tương ái. Truyền thống này đã được ông cha ta và người dân Việt đúc kết lại, phát huy và giữ gìn nó. Tương thân tương ái có nghĩa là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cố gắng giúp đỡ nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều mà không cần mong đợi sự đền đáp. Sự tương thân tương ái trong cuộc sống hàng ngày được biểu hiện rất rõ. Ví như trong học tập, ở môi trường có bạn bè, thầy cô. Những học sinh giúp đỡ nhau trong học tập bằng cách cùng nhau cố gắng học hành, cùng nhau đi lên. Các em cố gắng học tập, nếu thấy bạn học yếu hơn mình hoặc chưa hiểu chỗ nào thì có thể chỉ ra cho bạn, để bạn hiểu hơn về bản chất của bài học. Nhưng tuyệt đối không được cho bạn chép bài, bởi như vậy là hại bạn chứ không phải giúp bạn. Các em phải cố gắng cùng nhau đi lên trong học tập, như vậy là thể hiện tinh thần tương thân tương ái. Bên cạnh đó, khi các thầy cô chăm lo, quan tâm đến các em học sinh của mình, đó cũng là thể hiện tinh thần tương thân tương ái. Thầy cô quan tâm đến hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng cũng như việc học hành của các em, sẽ giúp cho các em học sinh cảm thấy ấm áp tình người, từ đó cố gắng học tập tốt hơn để thầy cô và bạn bè được vui lòng. Còn bên ngoài xã hội, tinh thần tương thân tương ái là rất cần thiết. Bởi mỗi người một hoàn cảnh không ai giống ai. Có những con người sinh ra đã sống trong sự giàu sang, nhưng người khác thì lại bất hạnh, không đủ cơm ăn áo mặc mỗi ngày. Sự chênh lệch giàu nghèo trên xã hội hiện nay là một vấn đề rất lớn. Vậy nên cơ quan chức năng cũng đang rất cố gắng hỗ trợ những con người, cũng như gia đình có hoàn cảnh khó khăn để họ có cuộc sống đỡ khốn khổ hơn. Nhưng cũng cần phải cảm ơn những cá nhân có điều kiện kinh tế, họ là những mạnh thường quân có tâm, có đức, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ người khác. Họ không chỉ bỏ thời gian, tiền bạc, công sức của chính bản thân mình để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, mà còn huy động những người cùng có điều kiện như mình để chia sẻ phần nào sự khổ đau của những người dân nghèo, khó khăn. Những con người như vậy thật đáng quý, bởi những gì họ có không phải tự nhiên mà đạt được, cũng phải trải qua sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, nhưng họ sẵn sàng chia sẻ những gì họ có đến những người khác, điều này thật đáng quý biết bao. Tương thân tương ái là một tinh thần hết sức cao quý, tốt đẹp và có ý nghĩa. Nếu như chúng ta ai cũng có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình thì khi đó, xã hội sẽ trở nên ấm áp, tốt đẹp biết bao nhiêu. Vì vậy mỗi người hãy cố gắng phát huy tinh thần tương thân tương ái, truyền thống của dân tộc, góp phần vì một đất nước tươi đẹp hơn.
                           TÍCH MÌNH NHAloading...