Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Toán 2019 – THPT Thăng Long HN
Link đề: https://dethitoan.com.vn/de-thi-hoc-ki-1-lop-12-mon-toan-2019-thpt-thang-long-hn-co-dap-an/
Giải giúp mình câu này với. Câu 16 trong đề thi học kì 1 lớp 12 môn Toán năm 2022 – 2023 – THPT chuyên ĐH Vinh, Nghệ An – Có đáp án
Link đề: https://dethitoan.com.vn/de-thi-hoc-ki-1-lop-12-mon-toan-nam-2022-2023-thpt-chuyen-dai-hoc-vinh/
*(8GP) Trích Câu 39, mã đề 115, đề kiểm tra giữa học kì II, môn Toán không chuyên, lớp 12, năm học 2022-2023, trường THPT Chu Văn An - Hà Nội:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = a, AD = 2a, cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = a. Gọi M là trung điểm của cạnh AD và (S) là mặt cầu ngoại tiếp hình tứ diện SCDM. Bán kính của (S) bằng:
A. \(\dfrac{3}{2}\)
B. \(\dfrac{\sqrt{11}}{2}\)
C. \(\dfrac{\sqrt{14}}{2}\)
D. \(\dfrac{\sqrt{26}}{2}\)
*Câu hỏi phụ: Liệu rằng, đơn vị của bán kính (S) trong 4 đáp án trên đã chính xác? Và liệu bán kính (S) có luôn bằng 1 trong 4 đáp án trên với mọi giá trị của a và thuộc tính hình khi thay đổi?
Mình sẽ trao 8GP cho bạn nào trả lời đúng đáp án, giải thích câu hỏi chính cũng như trả lời thuyết phục những câu hỏi phụ. Em cũng rất mong các anh chị giáo viên Toán hoc24 sẽ giúp em giải đáp thắc mắc câu hỏi phụ ạ.
Cách tính bài này đơn giản là tọa độ hóa nó (tứ diện cần tính ko đặc biệt, nhưng chóp ban đầu thì tọa độ hóa được), gọi A là gốc (0,0,0), quy ước a là 1 đơn vị độ dài, các tia AS, AB, AD lần lượt là Oz, Oy, Ox, ta có các tọa độ \(S\left(0,0,1\right)\); M(1,0,0), D(2,0,0), C(2,1,0), \(I\left(x;y;z\right)\) là tâm
\(SI=CI=DI=MI\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x^2+y^2+\left(z-1\right)^2=\left(x-1\right)^2+y^2+z^2\\x^2+y^2+\left(z-1\right)^2=\left(x-2\right)^2+y^2+z^2\\x^2+y^2+\left(z-1\right)^2=\left(x-2\right)^2+\left(y-1\right)^2+z^2\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x-z=0\\4x-2z=3\\4x+2y-2z=4\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow I\left(\dfrac{3}{2};\dfrac{1}{2};\dfrac{3}{2}\right)\)
\(\Rightarrow R=SI=\dfrac{\sqrt{11}}{2}\)
Do quy ước a là 1 đơn vị độ dài nên đáp án chính xác là \(R=\dfrac{a\sqrt{11}}{2}\)
Lý do đáp án chỉ có số mà thiếu a: theo tư duy của mình thì người ra đề mang hướng giải y như mình bên trên, tức là quy ước độ dài rồi tọa độ hóa, nhưng khi đưa ra đáp án cuối cùng lại quên chuyển từ quy ước về đơn vị thực nên thiếu a. Về cơ bản là người ta quên, ko có gì bí ẩn đáng suy nghĩ ở đây cả :D. Kích thước là a thì mọi kích thước độ dài sẽ phụ thuộc a.
canh đêm đăng r mà vẫn có ng đăng huhu
Chào Quoc Tran Anh Le,
Ta có thể giải bài toán bằng cách sử dụng định lý Pythagoras và định lý đồng quy của tứ diện.
Đặt $O$ là tâm của mặt cầu $(S)$, ta cần tìm bán kính $R=OS$. Gọi $H$ là trung điểm của $SC$.
Ta có $OH \perp SC$ và $OH$ cắt $SC$ tại $E$, ta cần tìm $OE=R-OS$. Khi đó ta có $OH^2 = OE^2 + HE^2$, hay $R^2-2R\times OS + OS^2 = OH^2 = OH^2= SA^2 + AH^2 = a^2 + \left(\dfrac{a}{2}\right)^2 = \dfrac{5a^2}{4}$.
Từ đó suy ra: $$OS^2 = \dfrac{5a^2}{4}-\dfrac{a^2}{4} = a^2$$
Vậy $OS = a$ và $R=\sqrt{2}a$.
Đáp án là $\textbf{(D)}\ \sqrt{\frac{26}{2}}$.
Câu hỏi phụ:
Đơn vị của bán kính trong 4 đáp án đều là đơn vị độ dài, do đó đơn vị này không được nêu rõ trong đề bài.Khi thay đổi giá trị của $a$, bán kính $(S)$ cũng thay đổi theo và không luôn bằng $1$.Ai cho mình đề thi cuối học kì 1 lớp 5
MÔN : TIẾNG VIỆT và TOÁN
Năm học : 2018 - 2019
Bạn lên Vndoc.vn vào phần tìm kiếm đề tìm đề nhé
Học tốt
Giải hộ mình bài hình với bài 3(2b) nhé
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
TRƯỜNG TH – THCS- THPT LÊ THÁNH TÔNG
ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN - MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC: 2021- 2022
THỜI GIAN LÀM BÀI: 40 PHÚT- NGÀY: 04/9/2021
I-ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
CHÚNG TA THẤY GÌ KHI ERIKSEN GỤC ĐỔ XUỐNG SÂN?
Thời khắc đó tất cả như nín lặng, hồi hộp đan xen lo lắng, còn tôi nguyện cầu cho một người mình chưa bao giờ gặp vượt qua được thần chết. Quan sát qua truyền hình mới thấy được ý nghĩa thiêng liêng của sinh mệnh. Các cầu thủ Đan Mạch vây quanh không dám nhìn vào đồng đội, giọt nước mắt đã rơi. Họ bảo vệ quyền hình ảnh cho đồng đội, các cầu thủ đối phương và trên khán đài nín lặng, khoé mắt đỏ hoe liên tục chắp tay cầu nguyện.
Hầu như không có bất kỳ ai tò mò cầm điện thoại lên quay mà tất cả hướng tâm cầu mong Eriksen qua cơn nguy kịch. Có lúc tất cả vỗ tay thật to để tạo “sức mạnh” tinh thần giúp Eriksen thắng được lưỡi hái tử thần. Trên đường đưa đến bệnh viện cấp cứu, cầu thủ đi bên cạnh cầm tấm màn che chắn cho đồng đội bằng tất cả trái tim yêu thương.
Khi quay trở lại sân, cầu thủ và ban huấn luyện Phần Lan đứng ra giữa sân vỗ tay khích lệ tinh thần cho toàn đội Đan Mạch. Joel Pohjanpalo - cầu thủ Phần Lan lần đầu tiên ghi được bàn thắng ở một kỳ Euro, đó là niềm sung sướng và hạnh phúc vô bờ bến của đời cầu thủ nhưng chỉ chạy một đoạn và khi thấy đồng đội đến ăn mừng, Joel Pohjanpalo ra dấu hiệu không ăn mừng. Ngoài những khoảnh khắc và hành động đó còn rất nhiều hình ảnh khác hướng đến Eriksen, đội tuyển Đức chiếu hình ảnh đứng ngay ngắn hướng lòng về Eriksen, một cầu thủ khác là Lukaku (Bỉ) truyền tình yêu qua ống kính gửi đến Eriksen.
Những hình ảnh ấy, những khoảnh khắc ấy thật đẹp, thật ý nghĩa. Dù đội tuyển và khán giả của hai bên khi ra trận, họ sẵn sàng làm tất cả để quyết đấu vì màu cờ sắc áo nhưng cũng sẵn sàng bỏ qua tất cả để trao trái tim cho đối thủ bằng hành xử văn minh, giáo dục và truyền đi tình thương một cách thật tuyệt vời
(Theo NLĐ.com.vn/ngày 13/06/2021)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo người viết, khi cầu thủ Eriksen (Đan Mạch) đổ gục xuống sân, đồng đội của anh, khán giả trên khán đài theo dõi trận đấu đã làm gì để giúp anh vượt qua lưỡi hái tử thần?
Câu 3. Nêu nhận xét của anh/chị về hành động, cử chỉ của đội Phần Lan, nhất là của Joel Pohjanpalo khi ra dấu cho đồng đội không ăn mừng chiến thắng trong khi lần đầu tiên anh ghi được bàn thắng ở một kỳ Euro.
Câu 4: Bài học sâu sắc nhất mà anh/ chị rút ra được từ đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Từ nội dung trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn 200 từ, trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng.
Mik chỉ cần mng làm phần II thôi ạ ko cần mng làm phần I
Cảm ơn mng!!!
Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Địa lý 7 năm học 2019-2020
HELP ME!!!!!!
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm:(3 đ)
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:
Câu 1: Bùng nổ dân số xảy ra khi
a. Do quá trình di dân xảy ra.
b. Do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
c Do chất lượng cuộc sống được nâng cao.
d. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%.
Câu 2: Hoang mạc lớn nhất thế giới nằm ở
a Trung Á.
b. Bắc Phi.
c Nam Mĩ.
d. Ô-xtrây-li-a.
Câu 3: Những nơi có tốc độ hoang mạc hóa nhanh nhất là
a. Ở đới lạnh.
b. Ở các hoang mạc ôn đới khô khan.
c. Ở rìa các hoang mạc đới nóng có mùa khô kéo dài.
d. Bên trong các hoang mạc đới nóng có nhiệt độ cao quanh năm.
Câu 4: Khi khoan sâu vào lòng đất trong các hoang mạc, người ta phát hiện ra loại khoáng sản nào?
a. Dầu khí.
b. Than.
c. Thạch anh.
d. Sắt.
Câu 5: Tính chất đặc trưng của khí hậu hoang mạc là
a. Mưa theo mùa.
b. Rất giá lạnh.
c. Rất khô hạn.
d. Nắng nóng quanh năm.
Câu 6: Giới hạn của đới lạnh từ
a. Vòng cực đến cực.
b. Xích đạo đến chí tuyến.
c. Chí tuyến đến vòng cực.
d. 50 B đến 50 N.
Câu 7: Tập tính nào không phải là sự thích nghi của động vật ở đới lạnh?
a. Ngủ đông.
b. Di cư để tránh rét.
c. Ra sức ra ngoài để kiếm ăn.
d. Sống thành bầy đàn để tránh rét.
Câu 8: Sự phân tầng của thực vật theo độ cao ở vùng núi là do ảnh hưởng của sự thay đổi
a. Đất đai theo độ cao.
b. Khí áp theo độ cao.
c. Nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao.
d. Lượng mưa theo độ cao.
Câu 9: Trên thế giới có bao nhiêu lục địa và bao nhiêu châu lục?
a. 5 lục địa, 6 châu lục.
b. 6 lục địa, 6 châu lục.
c. 6 lục địa, 7 châu lục.
d. 7 lục địa, 7 châu lục.
Câu 10: Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát, mưa quanh năm là đặc điểm của môi trường
a. Cận nhiệt đới gió mùa.
b. Địa Trung Hải.
c. Ôn đới lục địa.
d. Ôn đới hải dương.
Câu 11: Kiểu môi trường có đặc điểm khí hậu "Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm" là môi trường
a. Nhiệt đới gió mùa.
b. Nhiệt đới.
c. Xích đạo ẩm.
d. Hoang mạc.
Câu 12: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực thuộc kiểu môi trường nào của đới nóng?
d. Nhiệt đới.
b. Xích đạo ẩm.
c. Hoang mạc.
d. Nhiệt đới gió mùa.
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy trình bày hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
Câu 2 (2,0 điểm): Nguyên nhân nào làm cho các hoang mạc ngày càng bị mở rộng? Nêu biện pháp nhằm hạn chế sự mở rộng của các hoang mạc
Câu 3 (2,0 điểm): Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?
Câu 4: (1,0 điểm): Đắk Lắk có các nhóm cây trồng nào?
P/s : tham khảo nha , hình lấy trên mạng !