Cho tam giác ABC có BC=2AB;M là trung điểm của BC, D là trung điểm của BM.Trên tia AD lấy điểm E sao cho AE=2AD. C/m :
a, tam giác MAE= tam giác MAC .
b, AC=2AD
Cho tam giác ABC vuông tại A có BC=2AB . Tính góc B
-Áp dụng tính chất sau: Trong một tam giác vuông, nếu có một cạnh góc vuông bằng nửa cạnh huyền thì góc đối diện với cạnh góc vuông đó bằng \(30^o\)
\(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) có \(BC=2AB\Rightarrow\widehat{C}=30^o\)
Khi đó: \(\widehat{B}=180^o-\left(\widehat{A}+\widehat{C}\right)=180^o-\left(90^o+30^o\right)=60^o\)
Cho tam giác ABC có BC = 2AB và góc B = 2 góc C. Tính số đo các góc của tam giác ABC
Gọi D là chân đường phân giác kẻ từ B
M là trung điểm AC
+) Theo đề bài BC=2AB => AB=BM=MC (1)
+) \(\widehat{B}=2.\widehat{C}\)
=> \(\widehat{B}_1=\widehat{B_2}=\widehat{C_3}\)(2)
=> Tam giác BDC cân tại D có DM là đường trung tuyến
=> DM vuông BC
+) xét tam giác ADB và tam giác MDB
có: BD chung
\(\widehat{B}_1=\widehat{B_2}\) (theo 2)
AB=BM (theo 1)
=> Hai tam giác ADB và MDB bằng nhau
=> góc BAD= góc BMD= 90 độ
=> \(\widehat{A}=90^o\)
\(\Rightarrow\widehat{B}+\widehat{C}=180^o-90^o=90^o\Rightarrow3\widehat{C}=90^o\Rightarrow\widehat{C}=30^o\Rightarrow\widehat{B}=2.\widehat{C}=60^o\)
Nguyễn Ling Chi giỏi vl . Mình nghĩ mãi không ra
Cho tam giác ABC vuông tại A, BC=2AB. Giải tam giác ABC biết AC=4a
Ta có:
\(sinC=\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{AB}{2AB}=\dfrac{1}{2}\)
\(\Rightarrow\widehat{C}=30^o\)
Mà: \(\widehat{C}+\widehat{B}=90^o\Rightarrow\widehat{B}=90^o-\widehat{C}=90^o-30^o=60^o\)
Xét tam giác ABC vuông tại A có:
\(sinB=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{4a}{BC}\)
\(\Rightarrow BC=\dfrac{4a}{sinB}=\dfrac{4a}{sin60^o}=\dfrac{4a}{\dfrac{\sqrt{3}}{2}}=\dfrac{8a}{\sqrt{3}}=\dfrac{8\sqrt{3}a}{3}\)
\(\Rightarrow AC=\dfrac{1}{2}BC=\dfrac{1}{2}\cdot\dfrac{8\sqrt{3}}{3}=\dfrac{8\sqrt{3}}{6}a=\dfrac{4\sqrt{3}}{3}a\)
Xét ΔABC vuông tại A có sin C=AB/BC=1/2
nên góc C=30 độ
=>góc B=90-30=60 độ
Xét ΔABC vuông tại A có sin B=AC/BC
=>4a/BC=sin60
=>\(BC=4a:sin60=\dfrac{8}{3}\sqrt{3}\cdot a\)
=>\(AC=\dfrac{1}{2}\cdot BC=\dfrac{4}{3}\cdot\sqrt{3}\cdot a\)
cho tam giác abc có B=2C và BC=2AB Tính số đo các góc của ABC
Kẻ BD là phân giác của góc ABC và Lấy M trên BC sao cho BM=BA
=>BM=1/2BC
Xét ΔBDC có góc DBC=góc DCB
nên ΔBDC cân tại D
mà DM là trung tuyến
nên DM là đường cao
Xét ΔBAD và ΔBMC có
BA=BM
góc ABD=góc MBD
BD chung
Do đó: ΔBAD=ΔBMD
=>góc BMD=góc BAD=90 độ
=>ΔABC vuông tại A
=>góc B+góc C=90 độ
=>góc B=60 độ, góc C=30 độ
Cho tam giác ABC vuông tại A có BC=2Ab. Tính tỉ số lượng giác của góc C.
trong tam giác ABC vuông tại A có\(sinC=\frac{AB}{BC}=\frac{1}{2}\)
ta có \(sin^2C+cos^2C=1\Rightarrow cos^2C=1-\frac{1}{4}=\frac{3}{4}\) \(\Rightarrow cosC=\frac{\sqrt{3}}{2}\)
lại có \(\frac{sinC}{cosC}=tanC\Rightarrow tanC=\frac{\frac{1}{2}}{\frac{\sqrt{3}}{2}}=\frac{1}{\sqrt{3}}\)
lại có \(tanC\cdot cotgC=1\Rightarrow cotgC=\frac{1}{\frac{1}{\sqrt{3}}}=\sqrt{3}\)
Cho tam giác ABC vuông ở A và có BC=2AB=2a;a=17.56cm. Ở phía ngoài tam giác ABC vẽ hình vuông BCDEl, tam giác đều ABF và ACG. tính diện tích các tam giác AGF và BEF.
thiếu cái gì?
cái này chỉ là 1 phần trong bài, mấy phần kia biết làm rồi
cho tam giác abc vuông tại a có bc=2ab. tia phân giác góc b cắt ac tại .a, chứng minh bd=cd b, tính góc b và góc c của tam giác abc
a: Kẻ DK\(\perp\)BC
Xét ΔBAD vuông tại A và ΔBKD vuông tại K có
BD chung
\(\widehat{ABD}=\widehat{KBD}\)
Do đó: ΔBAD=ΔBKD
=>BA=BK
mà \(BA=\dfrac{1}{2}BC\)
nên \(BK=\dfrac{1}{2}CB\)
=>K là trung điểm của BC
Xét ΔDBC có
DK là đường cao
DK là đường trung tuyến
Do đó: ΔDBC cân tại D
b: ΔDBC cân tại D
=>\(\widehat{DBC}=\widehat{DCB}\)
mà \(\widehat{DBC}=\dfrac{1}{2}\cdot\widehat{ABC}\)
nên \(\widehat{ACB}=\dfrac{1}{2}\cdot\widehat{ABC}\)
ΔABC vuông tại A
=>\(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^0\)
=>\(\dfrac{1}{2}\cdot\widehat{ABC}+\widehat{ABC}=90^0\)
=>\(\dfrac{3}{2}\cdot\widehat{ABC}=90^0\)
=>\(\widehat{ABC}=90^0:\dfrac{3}{2}=90^0\cdot\dfrac{2}{3}=60^0\)
\(\widehat{ACB}=\dfrac{1}{2}\cdot\widehat{ABC}=\dfrac{1}{2}\cdot60^0=30^0\)
1)Cho tam giác ABC có 2AB=BC. Gọi M,N là trung điểm của BC, BM. Trên tia đối của tia NA lấy điểm E sao cho NE=NA. CMR tam giác AEC là tam giác cân
Cho tam giác ABC vuông tại A và có BC = 2AB, AB = a. Ở phía ngoài tam giác, ta vẽ hình vuông BCDE, tam giác đều ABF và tam giác đều AGC. Tính các góc B, C, cạnh AC và diện tích tam giác ABC.
Gọi M là trung điểm của BC, ta có:
AM = MB = 1/2 BC = a (tính chất tam giác vuông)
Suy ra MA = MB = AB = a
Suy ra ∆ AMB đều ⇒ ∠ (ABC) = 60 0
Mặt khác: ∠ (ABC) + ∠ (ACB) = 90 0 (tính chất tam giác vuông)
Suy ra: ∠ (ACB) = 90 0 - ∠ (ABC) = 90 0 – 60 0 = 30 0
Trong tam giác vuông ABC, theo Pi-ta-go, ta có: B C 2 = A B 2 + A C 2
⇒ A C 2 = B C 2 - A B 2 = 4 a 2 - a 2 = 3 a 2 ⇒ AC = a 3
Vậy S A B C = 1/2 .AB.AC
= 1 2 a . a 3 = a 2 3 2 ( đ v d t )
Cho tam giác ABC có BC=2AB và \(\widehat{B}=2\widehat{C}\). CMR:tam giác ABC vuông tại A