Những câu hỏi liên quan
Đinh Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Mai Lệ
16 tháng 2 2016 lúc 21:21

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn
 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
25 tháng 1 2017 lúc 16:11

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.

ta-canh-giao-thua-o-gia-dinh-em

Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.

Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.

Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.

Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.

Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.

Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.

Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.

Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.

Bình luận (3)
Chillwithme
21 tháng 11 2017 lúc 21:10

Bài làm:Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.

Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.

Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.

Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.

Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.

Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.

Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.

Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hiền
Xem chi tiết
Hàn Tử Băng
21 tháng 2 2018 lúc 19:44

                                                          "Sắp đến Tết rồi
                                                           Đến trường rất vui
                                                           Sắp đến Tết rồi
                                                           Về nhà rất vui..."

Mỗi khi Tết đến, trong đầu mình lại vang vẳng những câu hát được học từ lớp một. Bây giờ đã là những ngày dáp Tết, chúng ta lại chuẩn bị vui một cái Tết nữa. Ôi, thật tuyệt!

Tết về nhiều gia đình vẫn giữ phong trào truyền thống - gói bánh trưng. Ngày hai mươi bẩy, hai mươi tám Tết cả nhà quây quần bên nhau gói, luộc bánh trưng - một đặc sản không thể thiếu được trong dịp Tết ở miền Bắc. Nguyên liệu rất đơn giản: lá dong để gói bao ngoài, phần nhân với đậu xanh và gạo nếp. Nồi bánh trưng mang lại cho gia đình một không khí thật thân mật, ấm cúng. 

Nhắc đến mình lại nhớ lại những cái Tết trước của gia đình. Đại gia đình nhà mình đông lắm, có đến mười người cơ! Thế nên Tết đến càng vui hơn. Bố mẹ mình mua về một cành đào có rất nhiều nụ hoa chúm chím xen lẫn vào những lộc non, lộc biếc. Cả nhà hi vọng đám nụ này ngày mồng một Tết sẽ nở bung ra. Còn chú mình thì mua về một cây quất to, có nhiều quả. Bên trên vẫn có mấy quả quất mầu xanh lẫn trong đám lá lộc đang vươn thẳng. Mình cũng tham gia dọn dẹp, trang trí nhà đón Tết cùng mọi người. Mình còn nhỏ nên được "ưu tiên" thay áo mới cho giường của ông bà. Chiếc vỏ ga sẫm mầu thường ngày đã được "lột xác" bằng chiếc ga đỏ rực nổi bật bên bộ sa lông nâu. 

Sáng ngày mồng một Tết, nhà mình lại rồng rắn đi chúc Tết họ hàng nội ngoại. Bật mí nhế mình được rất nhiều lì xì đó nhưng các bạn đừng tưởng lì xì làm cho hai túi quần ta "rủng rỉnh" đâu mà nó tượng chưng cho sự may mắn và lời chúc sức khỏe đầu năm đấy. Nhà mình ở Việt Trì nên đi xem pháo hoa ở chợ Trung Tâm rất gần. Ngày bé mình được bố và ông nôi cõng lên lưng để xem nhưng bây giờ mình lớn quá rồi đành phải ngẩng cổ lên để xem vậy. Mỗi khi nhớ lại những cái Tết cũ mình lại thèm cảm giác được cõng quá! Màn pháo hoa kết thúc mình lại được vào Đền Hùng để làm lễ cầu may mắn. Lúc ra về, bố mua cho mình một quả bóng to còn mẹ mình thì mua hai cây mía lộc. Nghe mẹ mình bảo cây mía tượng trưng cho sự đầm ấm, ngọt ngào. Tết vừa rồi, mình, chị mình và hai em họ được tham gia một trò chơi có một không hai do bà mình nghĩ ra. Đó là trò :"hái quất" ai mà hái được nhiều quất nhất những người khác phải chia 30.000đ trong "tài khoản" mừng tuổi của mình cho người ấy. Tết này các bạn cũng thử chơi cho vui nhé! 

Mỗi cái Tết qua đi mình cũng thấy buồn. Hy vọng Tết năm nay sẽ vui vẻ không kém gì Tết trước.

:D 

Bình luận (0)
quách anh thư
21 tháng 2 2018 lúc 19:44

 Gia đình tôi là một gia đình vô cùng hạnh phúc và ấm áp.Tuy nhà tôi không mấy khi sum họp nhưng trái tim của mỗi thành viên trong gia đình luôn luôn có chỗ của từng người đặc biệt là vào ngày 30-đêm giao thừa. 
Gia đình tôi gồm có 6 người ba mẹ và 4 người con gái chúng tôi.Không khí, háo hức, ấm áp và vui tươi biết nhường nào!Ai ai cũng tất bật làm những việc mà chỉ có Tết mới có và không có chút mệt mỏi nào. Mẹ tôi đang cắm hoa cùng với chị cả tôi còn 2 người chị gái còn lại thì đang chuẩn bị bánh kẹo, hạt dưa, cheo những phong thư đỏ chói và những cành mai, cành đào sắc thắm đang nở rộ và hình như các cành mai, cành đào ấy cũng đang tươi cười do ngày mai là ngày mà chúng sẽ được người khác ngắm và khen chúng.Tôi thì chạy lăng xăng trong nhà ai nhờ việc gì thì làm việc ấy lúc thì cắm hoa với mẹ,lúc thì đi chuẩn bị kẹo,bánh với 2 chị còn lại, lúc thì ngồi xem ba gói giò,hay xem ba chuẩn bị pháo nhưng việc mà tôi thích nhất đó là ngắm mấy bộ quần áo mà tôi dự định là sẽ mặc vào ngày mai.Mùi hương thơm nhẹ lan tỏa kháp nhà, thơm thơm mùi chè, mùi xôi, mùi thịt gà luộc.Cảm xúc kì lạ, lâng lâng khó tả.Mọi người đã hoàn tất công việc và đợi đến 12h để ngắm pháo hoa nổ.11h58' đến 59' rồi cuối cùng cũng đến 60....một tiếng pháo nổ rồi đến 2 đến 3 rồi đến khi chẳng đếm nổi nữa nó nhiều vô kể và rất đẹp.Một lúc sau pháo hoa đã ngớt gia đình tôi vô nhà và ăn bữa tiệc tất niên,kết thúc năm cũ chào đón năm mới.Các món ăn mặn lẫn ngọt đã bày ra sẵn và không ai cưỡng nổi mùi thơm từ chè chuối,từ bánh cuốn, từ bánh chưng.Cả nhà ăn xong rồi dọn dẹp chuẩn bị đi ngủ.Tâm trạng náo nức khiến gia đình chúng tôi khó mà ngủ ai ai cũng rôm rả nói những chuyện của ngày mai. 
Tết đã tới rồi.Gia đình chúng tôi rất hạnh và tôi chúc cho mọi gia đình cũng đều hạnh phúc như gia đình chúng tôi.Chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe,an lành và gặp thật nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống.HAPPY NEW YEAH 

Bình luận (0)
Hoàng Phương Huyền
21 tháng 2 2018 lúc 19:45

Gia đình tôi là một gia đình vô cùng hạnh phúc và ấm áp.Tuy nhà tôi không mấy khi sum họp nhưng trái tim của mỗi thành viên trong gia đình luôn luôn có chỗ của từng người đặc biệt là vào ngày 30-đêm giao thừa. 
Gia đình tôi gồm có 6 người ba mẹ và 4 người con gái chúng tôi.Không khí, háo hức, ấm áp và vui tươi biết nhường nào!Ai ai cũng tất bật làm những việc mà chỉ có Tết mới có và không có chút mệt mỏi nào. Mẹ tôi đang cắm hoa cùng với chị cả tôi còn 2 người chị gái còn lại thì đang chuẩn bị bánh kẹo, hạt dưa, cheo những phong thư đỏ chói và những cành mai, cành đào sắc thắm đang nở rộ và hình như các cành mai, cành đào ấy cũng đang tươi cười do ngày mai là ngày mà chúng sẽ được người khác ngắm và khen chúng.Tôi thì chạy lăng xăng trong nhà ai nhờ việc gì thì làm việc ấy lúc thì cắm hoa với mẹ,lúc thì đi chuẩn bị kẹo,bánh với 2 chị còn lại, lúc thì ngồi xem ba gói giò,hay xem ba chuẩn bị pháo nhưng việc mà tôi thích nhất đó là ngắm mấy bộ quần áo mà tôi dự định là sẽ mặc vào ngày mai.Mùi hương thơm nhẹ lan tỏa kháp nhà, thơm thơm mùi chè, mùi xôi, mùi thịt gà luộc.Cảm xúc kì lạ, lâng lâng khó tả.Mọi người đã hoàn tất công việc và đợi đến 12h để ngắm pháo hoa nổ.11h58' đến 59' rồi cuối cùng cũng đến 60....một tiếng pháo nổ rồi đến 2 đến 3 rồi đến khi chẳng đếm nổi nữa nó nhiều vô kể và rất đẹp.Một lúc sau pháo hoa đã ngớt gia đình tôi vô nhà và ăn bữa tiệc tất niên,kết thúc năm cũ chào đón năm mới.Các món ăn mặn lẫn ngọt đã bày ra sẵn và không ai cưỡng nổi mùi thơm từ chè chuối,từ bánh cuốn, từ bánh chưng.Cả nhà ăn xong rồi dọn dẹp chuẩn bị đi ngủ.Tâm trạng náo nức khiến gia đình chúng tôi khó mà ngủ ai ai cũng rôm rả nói những chuyện của ngày mai. 
Tết đã tới rồi.Gia đình chúng tôi rất hạnh và tôi chúc cho mọi gia đình cũng đều hạnh phúc như gia đình chúng tôi.Chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe,an lành và gặp thật nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống.

Bình luận (0)
thu thủy phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
28 tháng 1 2022 lúc 18:35

Tham khảo:

Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoắt mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả... được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ... Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán... món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

 

-  Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Bình, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở làng quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
28 tháng 1 2022 lúc 18:36

Tham khảo

 Bữa cơm cuối cùng của năm cũ là khoảng khắc sum vầy ấm áp nhất, là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình, tỏ lòng thành kính với gia tiên. Bởi thế mà, trong sâu thẳm tiềm thức của mỗi người dân đất Việt không ai là không nhớ đến bữa cơm chiều 30 Tết.

Người Việt rất coi trọng bữa cơm chiều 30 Tết, bữa cơm cuối cùng của năm cũ. Mọi thành viên trong gia đình đi làm, đi học xa, dù còn nấn ná bận tới tận 29 Tết thì cũng cố gắng về tụ họp với đi đình trong khoảnh khắc quan trọng này. Vậy nên người ta thường gọi mâm cơm chiều cuối cùng của năm cũ là bữa cơm đoàn viên, là khoảng khắc đáng trân trọng nhất trong cả năm dài.

Công cuộc sắm sửa Tết đã bắt đầu từ nhiều ngày trước, nhưng đến 30, không khí tất bật chừng như vẫn còn hiện hữu. Ai cũng tranh thủ những giờ phút còn lại ngắn ngủi của năm cũ để mong chu toàn 3 ngày Tết. Các mẹ đi chợ sắm sửa nốt những thứ cần thiết như cau trầu, gia vị, hoa tươi; các ông, các bố thì chăm lo cho bàn thờ đón gia tiên về ăn Tết bên con cháu; trẻ nhỏ lăng xăng quét nhà, lau thêm bàn ghế... Nhưng trên hết là chuẩn bị bữa cơm tất niên đủ đầy, đầm ấm.

 

Bữa cơm tất niên là bữa ăn cuối cùng của năm cũ nên thường được thực hiện vào chiều 30 Tết. Lúc đó, mọi công việc chuẩn bị Tết cơ bản đã hoàn thành, nhà cửa trang hoàng, bàn thờ đã ngay ngắn, đầy đủ, nhang mời tổ tiên được trịnh trọng thắp lên, cũng là mời ông Công, ông Táo tiếp tục về cai quản bếp núc. Bữa cơm tất niên, bữa cơm đoàn viên có ý nghĩa thiêng liêng mà trọng đại, là sợi dây vô hình kết nối các thành viên, các thế hệ mỗi độ xuân về. Gia đình nào bữa cơm ấy càng đông, càng nhiều thế hệ quây quần càng chứng tỏ gia đình đó hạnh phúc, viên mãn, là niềm tự hào của mỗi thành viên trong gia đình.

Trong không khí ấm áp, khói trầm thơm ngát, bên mâm cơm có đủ bánh chưng xanh, dưa hành, giò mỡ… con cháu thành kính báo cáo với ông bà, cha mẹ những việc đã làm tốt trong năm, từ chuyện học hành, làm ăn đến chuyện tình cảm, hiếu nghĩa hay cả những luyến tiếc, những điều chưa hoàn thành và niềm hi vọng về một năm mới thuận lợi, bình an…Ông bà cũng không quên nhắc nhở con cháu phải phát huy truyền thống quê hương, gia đình, đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng người, trong đó có việc phải đến chúc tết, thăm hỏi những cụ cao niên trong họ.

 

Bữa cơm tất niên kết thúc, cũng là lúc mọi người chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là nhằm xua đi những điều xấu, dở của năm cũ, đón lấy điều mới mẻ, tốt lành của năm mới. Lễ thường được tổ chức tại gia đìnhvà tại chùa, đình, miếu mạo. Sau lễ cúng giao thừa, các gia đình thường tổ chức một bữa tiệc nhỏ để con cháu chúc phúc ông bà, cha mẹ, người lớn cũng dành những đồng tiền lẻ còn mới để mừng tuổi con trẻ, mong chúng ngoan ngoãn học hành giỏi giang, tiến bộ.

Dù đã ở bất kì độ tuổi nào, mỗi khi xuân về, cảm giác hồi hộp, thiêng liêng, phấn chấn khi được dự bữa cơm tất niên và đón năm mới giữa những người thân cũng đều vẹn nguyên các giá trị. Điều đó lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, kể cả những người Việt xa xứ, đang sống cách chúng ta nửa vòng trái đất mỗi khi Tết đến, xuân về.

Bình luận (0)
thu thủy phạm
28 tháng 1 2022 lúc 18:45

cảm ơn hai bạn nhé

Bình luận (0)
nguyen bao ngoc
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
27 tháng 1 2020 lúc 15:22

Xuân đến nhẹ nhàng không báo trước, xuân âm thầm không thành tiếng để đến khi ta nhận ra mùa xuân đã tràn về trên cành lá, và cả trong lòng người. Bỗng thấy không khí náo nức của nhà nhà người người đón xuân sang. Những ngày như thế ở gia đình tôi luôn vui hơn bao giờ hết.

Những ngày tết đến xuân về, những hoạt động gia đình tôi thay đổi không theo quỹ đạo thường ngày, và cả căn nhà cũng thấy khác nữa. Xuân đến trên những cành đào đang chớm nở, đó cũng là lúc căn nhà tôi được khoác trên mình chiếc áo khác. Công việc quanh năm bận rộn khiến bố mẹ không có thời gian dọn dẹp và chăm chút cho ngôi nhà của mình. Ngay sau hôm có lịch nghỉ tết chính thức, cả gia đình đã bắt tay vào việc tham gia tô lại màu sắc cho căn nhà mình. Bố mẹ tôi phụ trách việc quét dọn những nơi ở trên cao và sơn lại màu mới cho căn nhà. Chúng tôi thì có nhiệm vụ là dọn dẹp phòng ở của mình và những nơi như nhà bếp. Vì lâu rồi chưa dọn dẹp nên công việc cũng khá nhiều. Cả nhà đều đeo khẩu trang và quần áo gia đình, tuy vất vả nhưng mọi người đều rất vui vì được làm cùng nhau. Sau khi dọn dẹp, ngôi nhà khoác lên mình một chiếc áo mới. Chiếc áo màu xanh của hi vọng và mọi thứ đều tinh tươm, sáng bóng. Khi ấy, tết đã bước vào đến cửa rồi.

Những ngày sau, chúng tôi chuẩn bị đồ đạc để rước tết vào nhà. Hai chị em tôi náo nức cùng mẹ đi mua quần áo tết. Những chiếc áo thật đẹp, bộ nào cũng muốn mua hết, chúng tôi phải khó khăn lắm mới chọn lựa được bộ mình thích nhất trong đó. Sau đó chúng tôi lại tíu tít cùng mẹ đi mua đồ ăn ngày tết: nào mứt, nào hoa quả và bao nhiêu là bánh kẹo. Khi về, chúng tôi đã thấy một cây đào đã được để giữa sân. Cây đào có thế rồng bay rất nhịp nhàng, trên cành còn có biết bao nhiêu là lộc và nụ hoa mới nhú. Đúng là bố của tôi, luôn biết cách chọn cây. Vậy là nhà tôi lại bắt đầu trang trí và làm mới tổ ấm của mình để đón năm mới. Những câu đối trước cửa, những phong bao lì xì và dây kim tuyến trên cây, và còn hoa ly, hoa lay ơn cho những chiếc bàn. Không gian trầm tĩnh, tẻ nhạt hằng ngày được thay bằng những màu sắc rực rỡ và không khi ấm áp của ngày tết.

Nhà tôi không có truyền thống gói bánh chưng nhưng không khí vui tươi của gói bánh đã được thay bằng những giây phút cùng nhau dọn dẹp, đi mua đồ và cả giờ khắc đón giao thừa quý giá nữa. Cả nhà quây quần bên nhau, không điện thoại, không máy tính, chỉ có những vòng tay ấm áp và những con mắt háo hức chờ những màn pháo hoa. Vào khoảnh khắc 0 giờ 0 phút, mọi người đều vỡ òa trong niềm vui, niềm hạnh phúc cho một khởi đầu “vạn sự như ý”.

Những ngày tết còn vui hơn nữa khi bố mẹ tôi được gặp lại những người thân lâu nay, chúng tôi được mặc quần áo mới, được nhận lì xì và còn cả chúc tết ông bà nữa. Là tết đến gieo cho chúng ta niềm vui hay chính là niềm vui của mỗi người lan tỏa làm nên không khí tết?

Mặc dù tiếc nuối vì những ngày tết vui vẻ mà ngắn ngủi nhưng dù sao tôi cũng đã có những giây phút thật hạnh phúc như thế. Và khi điều gì thật khó có được thì chúng ta mới càng trân trọng nó hơn, phải không? 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Murad đồ thần đao ( ☢ Ŧë...
27 tháng 1 2020 lúc 15:26

Chép mạng vừa thôi bn .

Ko có tính tự chủ chút nào hả ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
❄️Yumina♫
27 tháng 1 2020 lúc 16:05

Tết là lúc các gia đình sum họp đầm ấm bên mâm cơm, cùng nhau ôn lại những chuyện đã qua trong một năm, cùng nhau gói bánh và đón giao thừa trong tiếng nói cười rộn rã. Và gia đình em cũng không ngoại lệ. Đặc biệt năm nay cả nhà em còn được về quê để đón Tết cùng ông bà và các bác, các cô chú. Điều đó làm em cảm thấy vô cùng háo hức và vui sướng.

Vì quê của em ở khá xa so với thành phố nơi em đang ở nên gia đình cũng ít có cơ hội để về quê ăn Tết. Năm nay, do ba mẹ thu xếp được công việc từ sớm nên cả nhà em đã bắt xe về quê từ 26 tháng Chạp. Không khí ngày Tết ở quê thật thanh bình, khác hẳn với cái ồn ào, náo nhiệt, sầm uất của thành phố. Chợ huyện đã mở từ sớm để mọi người có thể chuẩn bị đồ đạc, đón năm mới đang đến thật gần. Sắc xuân tràn ngập khắp muôn nơi. Từ những nụ hoa đào còn đang e ấp đến những câu đối đỏ, những gian hàng bày đồ trang trí, đến cánh đồng lúa thì con gái đang đung đưa trước gió để làm duyên. Sắc xuân còn ngời lên trong nét mặt rạng rỡ của bác bà, bác mẹ, những bác nông dân chân lấm tay bùn nhưng hiền lành, phúc hậu. Sắc xuân còn tràn vào gia đình em tự lúc nào…

Sáng 27 Tết, bà, mẹ và cô em đã dậy từ sớm để ra chợ. Mọi người mang về bao nhiêu là đồ, nào là bánh, mứt, kẹo, hoa quả và đồ để gói bánh chưng. Em và ba thì đi vào vườn hoa để mua cành đào về cắm. Ba bảo rằng Tết mà không có đào, có bánh chưng thì không còn là Tết. Em thích nhất là được cùng các bác gói bánh chưng, món ăn truyền thống, giản dị mà đậm đà hương vị dân tộc. Công đoạn gói bánh chưng quả là không đơn giản như em nghĩ. Phải ngâm đỗ và gạo từ hôm trước để hôm sau kịp có nguyên liệu gói bánh. Ba để em gói thử mấy cái. Dù còn hơn méo mó và buộc lạt chưa chặt nhưng em vẫn thấy rất vui. Nhìn mọi người tay nhanh thoăn thoắt, hết đặt xuống rồi đưa lên, em cảm thấy rất ngưỡng mộ và chợt thấy lòng mình dâng lên niềm tự hào, tha thiết với quê hương xứ sở. Tối hôm đó, em còn thức để canh nồi bánh chưng. Tiếng nước sôi kêu lục bục trong nồi nghe thật vui tai. Dù buồn ngủ díu cả mắt nhưng em vẫn cố nán lại chờ thành quả ra lò. Ba kêu em đi ngủ trước, khi nào bánh chín sẽ gọi em dậy và kết quả là em đã ngủ quên mất. Khi tỉnh dậy thì bánh đã được đặt ngay ngắn trên bàn thờ cùng với mâm cơm gồm rất nhiều món ăn truyền thống.

Tối hôm Giao thừa, gia đình em quây quần bên mâm cơm, trò chuyện, cười nói vui vẻ. Có lẽ đó là khoảng thời gian vui vẻ nhất mà em từng trải qua. Ông bà kể lại những cái Tết ngày xưa khi mà cuộc sống vật chất còn thiếu thốn đủ bề. Các bác, các cô chú thì lại kể ngày xưa hào hứng như thế nào mỗi khi Tết đến. Bởi Tết là được ăn ngon, được sắm quần áo mới, được nhận lì xì rồi bỏ vào ống tiết kiệm được làm từ chai nước bỏ đi. Bây giờ, đủ đầy, con người lại có xu hướng phớt lờ những điều bình dị mà rất đỗi thân thương ấy. 8 giờ tối, mọi người cùng bật tivi để xem Táo Quân. Tiếng cười vang lên không ngớt trước những tình huống hài hước và lối diễn tài ba của các chú Xuân Bắc, Tự Long, Công Lý, Quốc Khánh, Quang Thắng và của cô Vân Dung. Gần 11 giờ đêm, ông bà sắp mâm cơm đặt ra trước sân. Em thì chạy lăng xăng trong nhà, ai nhờ việc gì thì làm việc ấy. Lúc thì cắm hoa phụ mẹ, lúc bày bánh kẹo với cô. Tuy mệt nhưng rất vui. Xong xuôi, mọi người cùng đứng ra sân để chuẩn bị xem pháo hoa, đón năm mới. 11 giờ 45 phút. Vậy là chỉ còn 15 phút nữa thôi là thời khắc chuyển giao năm cũ năm mới bắt đầu. Một lúc sau tiếng pháo đùng đoàng vang lên từ xa, rồi lần lượt những chùm pháo rực rỡ bay lên bầu trời với đủ màu sắc khác nhau. Khung cảnh thật là tuyệt diệu như trong câu chuyện cổ tích vậy. Sau khi xem hết pháo hoa, gia đình em vào nhà ăn bữa cơm đầu năm. Các món ăn mặn, ngọt được bày ra kích thích vị giác của bất cứ ai. Cả nhà ăn xong rồi dọn dẹp đi ngủ. Tâm trạng náo nức khiến ai cũng khó ngủ mà trò chuyện rôm rả suốt đêm.

Sáng mùng 5 Tết, gia đình em phải trở về thành phố để bắt đầu nhịp quay hằng ngày. Vậy là Tết cũng sắp qua, nhưng không khí ngày Tết ở quê hương luôn in đậm trong tâm trí em. Em hi vọng sang năm mới, mọi người sẽ thật khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngộ Phương Uyên
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
11 tháng 2 2019 lúc 9:41

1.Xóm làng hàng ngày yên lặng là thế. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại náo nhiệt đến lạ thường. Thanh niên trong làng ở đâu mà nhiều thế. Cứ đến 28 Tết là gọi nhau í ới đi chợ Tết.
Chợ- hàng ngày đã náo nhiệt rồi, Tết về có lẽ nó lại càng náo nhiệt hơn…
Hầu như năm nào tôi cũng đi chợ Tết. Hồi bé, mẹ cho năm đến mười nghìn, rồi mượn anh trai -đi học xa về , cái xe mini để đi chợ. Hồi đó, tiền chưa mất giá nên đi chợ mua được bao nhiêu thứ: mua bánh kẹo ăn, rồi mua nhiều bóng bay nữa chứ. Háo hức lắm vì được đi chợ với mấy đứa bạn, đi cả ngày mới về mà mẹ không mắng vì Tết mà.
Giữa chiều về nhà thì đã thấy bố gói bánh chưng sắp xong, đang chuẩn bị cho bánh vào nồi. “Bố ơi! Làm cho con cái bánh cóc, nhiều thịt, nhiều đỗ nha bố?”. Rôi quay sang dặn anh trai :“Lúc bánh chín anh không được ăn mất phần em đâu đấy???”. Tôi có 2 chị gái, 2 anh trai. 2 chị thì lấy chồng. Tôi là út trong nhà nên được cả nhà cưng chiều.
Tết năm nào cũng thế. Giữa hiên nhà tôi là cây đào hoặc cây quất. Trong nhà thì tôi và mẹ hay trang trí thêm 1 chậu hoa cúc, thêm 1 lọ hoa lay ơn nữa.
Tôi không chỉ rất thích Tết – vì tôi sinh ra vào mùa xuân, mà tôi còn rất thích không khí những ngày gần Tết. Nó thật khó tả. Trong lòng tôi luôn lâng lâng, vui vui, hồi hộp. Tôi rất thích được ngồi canh nồi bánh chưng với anh trai tôi (anh giáp tôi). Ngửi mùi thơm của bánh phả ra. Chao ôi! Thơm ơi là thơm… Ngồi ăn hạt dưa, nghe anh kể chuyện. Rồi cứ như thế cho đến lúc ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chỉ biết khi tỉnh dậy thì bánh đã chín và đang được ép cho cứng bánh.
Rối tôi cũng rất thích không khí đêm 30 Tết… Cả nhà chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm ngày Tết thịnh soạn. Chắc chắn không thể thiếu món dưa hành- mấy hôm trước tôi đã phải chảy bao nhiêu là nước mắt khi bóc hành. Mọi người ngồi quây quần bên nhau. Bữa cơm Tất niên. Tôi thấy vui lắm vì có đầy đủ thành viên trong nhà.
Gia đình tôi theo Đạo nên hầu như năm nào cũng vậy. Khi gần đến thời khắc Giao thừa thì cả nhà tôi đến nhà thờ đọc kinh. Lúc này mọi người trong xóm đã tụ họp đông đủ, nhất là thanh niên xóm. Xem bắn pháo hoa. Rồi chuông nhà thờ được kéo trong hồi dài.Tôi rất thích ngắm pháo hoa, đủ sắc màu. Chúng tôi reo hò mỗi khi thấy pháo hoa đẹp rồi cùng hô to: “ Happy New Year!!” Hay “Chúc mừng năm mới”. Nói chung những câu đại loại như thế. Sau đó, chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện- cầu mong năm mới nhà nhà mạnh khỏe,an vui, hạnh phúc. Còn tôi? Tôi cầu mong cho gia đình tôi luôn yêu thương, đoàn kết, mong bố mẹ luôn mạnh khỏe, anh em tôi học hành giỏi giang…
Sau khi cầu nguyện xong thì thanh niên xóm chúng tôi tổ chức liên hoan, hát hò… Cú như thế đến 2 hoặc 3 giờ sáng mới xong. Ngày Tết của quê tôi thật vui.
Sáng ngày mùng 1, cả nhà tôi chuẩn bị quần áo thật đẹp đi chúc Tết ông bà. Tôi được mọi người mừng tuổi. Vui lắm. Đơn giản vì tôi thêm 1 tuổi.
Bây giờ, tôi đang là sinh viên. Mỗi năm về nhà 2 hoặc 3 lần. Có lẽ xã hội phát triển nên bây giờ muốn ăn bánh chưng lúc nào là có lúc đấy. Và có lẽ đi chợ Tết với 5 đến 10 nghìn như tôi ngày xưa thật hiếm. Thế nhưng, với gia đình thì tôi vẫn là cô út ngày nào, còn trẻ con, vẫn hay nũng nịu đòi bố gói cho cái bánh cóc, vẫn đòi anh cho được canh nồi bánh chưng cùng, vẫn cùng mẹ đi chợ mua hoa cúc. Và gia đình tôi vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm Tất niên ấm cúng như ngày xưa…

2.

Ba là cây nên vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh……. Những bài hát về gia đình lại vang lên mang trong em những cảm xúc thật là kì lạ. Nay phải đi học ở cách xa nhà, em mới càng cảm nhận được, ở cùng với cha mẹ của mình có những điều đáng quý như thế nào.

Hôm nay là ngày cuối tuần được nghỉ, em lại xách cặp để trở về cạnh cha, cạnh mẹ và người em trai thân thiết của mình. Ăn cơm xong, cả nhà đã cùng nhau quây quần bên bàn nước buổi tối.

Gia đình em có bốn thành viên: Cha mẹ, em và em trai của em. Cha mẹ của em là những con người hết sức tâm ly, lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Có những khi, em không ngoan nhưng mẹ chẳng bao giờ đánh em mà chỉ bảo cho em những điều hay, lẽ phải. điều đó làm cho em lại càng phải cố gắng thật nhiều để không phụ công ơn của cha mẹ.

Buổi chiều, em cùng mẹ nấu cơm. Những mớ rau ngon lành được mẹ mua, lựa chọn một cách dễ dàng. Điều đó đã làm cho bữa cơm được chuẩn bị dễ dàng hơn. Lúc hai mẹ con nấu cơm thì bố và em trai của em đang cùng nhau chơi đá bóng trong vườn. trong bếp, là tiếng nói chuyện thủ thỉ của mẹ và em. Mẹ hỏi chuyện học hành, bài vở cho tới những chuyện bạn bè của những lứa tuổi mới lớn. những điều sâu kín ấy, em thường kể cho mẹ biết vì trong lòng em, mẹ không chỉ là mẹ, mẹ còn là người bạn, người chị luôn cho em những lời khuyên vào những lúc quan trọng nhất. trong bếp là thế, còn bên ngoài thì tiếng cười nói của bố và em trai vô cùng rôm rả. Tiếng nói chuyện vang vọng khắp cả khoảng sân nhỏ. Bố và em trai đang nhận mình là những đội bóng của nước ngoài rồi cùng nhau thi đấu. Những hình ảnh đó như hòa vào cùng với buổi chiều của cả gia đình. Chuẩn bị xong bữa cơm, gia đình em cùng nhau quây quần bên mâm cơm và lắng nghe chương trình thời sự đang được phát sóng. Thỉnh thoảng bố lại nói lên suy nghĩ của mình về những vấn đề thời sự nóng bỏng, về những cuộc chiến tranh. Em trai của em thì khác. Sự lựa chọn của em trai em toàn nghiêng về lĩnh vực thể thao với những pha đấu bóng đẹp mắt và cùng nhận xét với bố em xem đội nào sẽ là đội chiến thắng. Còn lại mẹ và em. Với mẹ thì mẹ thường thỉnh thoảng mới nhận xét về tin tức của các nước còn phần lớn thời gian trong bữa cơm, mẹ thường tìm và gắp những phần thức ăn ngon nhất của cả ba bố con, mẹ còn hay nhắc nhở bố con tập trung vào ăn cơm chứ không chú ý vào xem nhiều quá, điều đó sẽ làm cho mình bị đau dạ dày. Đó quả là một căn bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng cho cuộc sống của mình rất nhiều.

Sau bữa cơm, dọn dẹp xong, cả gia đình em lại ngồi bên chiếc bàn uống nước trong phòng khách. Những bộ ấm chén mới tinh được đặt bên cạnh chiếc đĩa hoa quả. Hôm nay, mẹ mua một quả dưa hấu to và đỏ. Mẹ bảo đây là quà chiêu đãi con gái về nhà. Quả thực là hạnh phúc vô cùng. Bởi dưa hấu là một trong những loại quả mà em yêu thích nhất. bố ngồi hỏi em xem chuyện học hành như thế nào, có cần bố giúp đỡ chuyện gì hay không.

Những lúc như thế này, trong lòng em lại dâng lên một niềm xúc động. Bố bảo con gái thì cần phải chú ý vào chuyện học hành sao cho sau này được thành đạt. Em trai của em lúc này luôn ngoan ngoãn ngồi lắng nghe những gì mà bố nói. Bố kể những chuyện ngày xưa thời bố còn đi học. Đó cũng là những kỉ niệm rất đẹp. Bố luôn nói với chúng em rằng: Điều hối hận nhất của bố ngày trước chính là việc đã không cố gắng học hết, bởi thế cho nên bố luôn cố gắng để cho hai chị em học hành. Tuy chiều con gái là thế, nhưng bố đối với em trai lại nghiêm khắc hơn rất nhiều. Điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng vui sướng. Không phải vì bố thiên vị ai đâu nhé. Chỉ vì bố bảo, con gái dễ nghe lời hơn, bố cũng lo lắng em trai của em mải chơi cùng các bạn mà quên đi chuyện học hành. Cho tới tận hôm nay, khi được nghe những lời tâm sự của bố, em mới cảm thấy thật là hạnh phúc và may mắn khi có được một người cha tuy ít nói, trầm tĩnh nhưng cực kì sâu sắc và một người mẹ dịu dàng, đảm đang, luôn hết lòng hi sinh vì chồng, vì con.

Cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình đã nhìn thấy, đã trải qua trong cuộc sống. Tuy đó chỉ là những câu chuyện ngắn ngủi nhưng nó lại thể hiện sự quan tâm lẫn nhau trong một gia đình. Đây mới là điều đáng quý nhất trong cuộc sống mà có những khi ta mỏi mệt hay gặp những chuyện không vui thì gia đình sẽ là nơi ở bên và che chở cho ta trong suốt cuộc đời này.

3.Tự làm

Bình luận (0)
nguyen ngoc nga
Xem chi tiết
qwerty
18 tháng 4 2016 lúc 20:13

Mở bài: Giới thiệu nội dung miêu tả, thời điểm và không khí chung.

Thân bài: HS có thể miêu tả bằng nhiều cách khác nhau ( theo trình tự thời gian hoặc không gian song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

- Cảnh vật trong thời khắc giao mùa: thời tiết (se lạnh, trời trong sáng), cây cối đâmchồi nảy lộc....

- Không khí: trong gia đình, ngoài đường...

- Tâm trạng của các thành viên trong gia đình: náo nức, hồi hộp, vui mừng...

- Hoạt động: mọi người trong gia đình (gắn vào các hoạt động mang tính phong tụctruyền thống như: thắp hương bàn thờ tổ tiên, chúc mừng con cháu, diện quần áo mới,lì xì...) và những người đi hái lộc, đi xông nhà.... vào thời khắc giao thừa. 

Trong quá trình miêu tả cần bộc lộ cảm xúc của cá nhân mình (miêu tả tâm trạng).Kết bài: Cảm xúc và ấn tượng chung về đêm giao thừa khiến em nhớ mãi. 

Kết bài: Cảm xúc của em, .......

Bình luận (0)
nguyen ngoc nga
18 tháng 4 2016 lúc 20:47

tra loi ho cau nay nha

 

Bình luận (0)
nguyen ngoc nga
18 tháng 4 2016 lúc 20:48

tra loi ho tui cau nay nha

Bình luận (0)
Tiểu thư họ Nguyễn
Xem chi tiết
Tiên Cherry
14 tháng 2 2016 lúc 21:52

Gia đình luôn là nơi cho ta những hạnh phúc ngọt ngào và tuyệt vời nhất. Ở đó không có sự lừa lọc, không có sự tranh giành mà ở đó là cả sự hi sinh nhường nhịn, là cả một không gian yêu thương ta. Cuộc sống cũng như công việc khiến cho gia đình không thể gần gũi nhau. Gia đình tôi cũng vậy, người ngoài bắc người trong nam vì thế cho nên rất cần một buổi sum họp gia đình. Buổi sum họp đó chính là ngày tết cổ truyền.
           

Đó là ngày tết nguyên đán khi những công việc được kết thúc và gác sang một bên, mọi người trở về đoàn tụ bên gia đình. Ngày tết chính là khoảng thời gian để cho chúng ta trở về cội nguồn về nơi chôn rau cắt rốn thắp hương cho ông bà và đón một cái tết ấm cúng trong tình yêu thương của gia đình. Và gia đình tôi cũng thế, khi tết đến gia đình tôi thường sum họp vào ngày mùng ba tết vì khi đó là khoảng thời gian rất đẹp cho và thuận tiện. Khi mùng một mùng hai mọi người đi chơi tết thì mùng ba sẽ là ngày sum họp gia đình.

ta buoi sum hop gia dinh em

Cô chú tôi ở miền nam bay ra bắc để đoàn tụ, những bác rể bác dâu gần xa cũng trở về trong ngày này. Nhà tôi tuy ở xa nhau thế nhưng đến ngày sum họp đoàn tụ thì chưa thấy thiếu ai bao giờ. Những người ở xa nếu không có tiền để bay về thì những người có kinh tế khá hơn thì sẽ giúp để tất cả có thể về dự bữa cơm gia đình. Nào là mai là đào quất mỗi người mang về một cành đào cành quất có thể là không có quà nhưng về được là rất vui rồi.
          

Những đứa nhỏ anh chị em tôi trông mới thật kháu khỉnh đáng yêu. Nhìn chúng trong bộ quần áo màu mè đón tết thật là có không khí. Mỗi nhà ba bốn người nào là xe hơi, nào là xe máy mọi người háo hức tấp nập, rộn ràng đi về. gia đình tôi vui vẻ khi thấy mọi người trở về. Thấy con cháu đầy đàn người vui nhất có lẽ là bà của tôi. Cả đời bà chăm chút từng người con đứa cháu.
           

Bữa cơm sum họp diễn ra thật đầm ấm, những món ăn truyền thống được mẹ tôi và các cô chú bày biện thật đẹp mắt. Phụ nữ thì xào nấu những món rau quả còn những trụ cột gia đình đảm nhiệm chặt thịt gà. Chẳng ai bảo ai cứ thế mỗi người một tay làm xong mâm cơm cúng gia tiên và cuối cùng là cùng nhau ăn uống nói chuyện rôm rả đến tận trưa chiều. Bánh Chưng mẹ tôi gói xanh mướt ai ăn cũng khen ngon, những đứa nhóc thì thi nhau ăn, bố mẹ chúng mừng lắm vì bình thường chúng chẳng chịu ăn mấy. có lẽ là do có người ăn thi hay là tình cảm nồng ấm của gia đình giúp chúng nó vui vẻ ăn một cách ngon lành. Cả nhà ai nấy cười tít mắt, mỗi người một câu chuyện vừa ăn vừa nói. Lâu nhất là những người đàn ông. Họ chưa ăn mà còn phải uống trước, không biết bao nhiêu chén rượu chai bia rót ra đặt lên rồi hạ xuống, cứ như thế mọi người chúc tết nhau qua từng ly rượu. Nào là lời chúc tốt lành, nào là an khang thịnh vượng, chúc gia đình ta hạnh phúc lâu dài. Khi những lời chúc và những câu chuyện ngớt đi họ bắt đầu ăn cơm và đứng dậy uống nước.
           

Sau khi dọn dẹp xong bữa cơm gia đình lũ trẻ con chơi ở ngoài sân với nhau. Chúng nô đùa đuổi bắt và chờ người lớn lì xì. Còn những ông bố bà mẹ ngồi quây quần bên nhau uống nước ăn kẹo kể về những việc làm của mình một năm đã qua. Thế đấy buổi sum họp của gia đình tôi đơn giản mà hạnh phúc như thế đấy.

Bình luận (4)
Hồ Thị Phương Anh
15 tháng 2 2016 lúc 11:21

Thời gian trôi qua nhanh quá! Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Quý Tị.

 

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô ăn Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chung, mứt, hoa quả… được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ sa lông đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

 

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

 

Thức ăn đã nấu xong, bà nội đích thân sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày Tết.

 

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ… Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán… món nào cũng ngon lành và vô cùng hấp dẫn.

 

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

 

-    Cháu Đức này! Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

 

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

 

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

bua com gia dinh vao ngay tet

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật là sâu đậm.

 

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua mà tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

 

Bình luận (0)
vvvvvvv
15 tháng 2 2016 lúc 17:54

BÀI LÀM 1



Năm nào cũng vậy, khoảng 29 Tết sau khi sắp xếp dọn dẹp nhà cửa xong, cả gia đình em lên xe về quê nội ở Đức Hòa ăn Tết. Thời gian trôi nhanh quá! Mới hôm nào em về quê ở ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay những ngày cuối cùng của năm lại đến rồi.

Chiều ba mươi tháng chạp, không khí Tết đã ngập tràn khắp nẻo. Làng quê rộn rã những âm thanh trong trẻo, tươi vui đón mừng một mùa xuân mới. Những nếp nhà đông vui, náo nức lạ thường bởi tiếng reo vui của những đứa con xa quê lâu ngày mới trở về, tiếng cụ già kể những chuyện năm cũ, tiếng trẻ em nô đùa... Và những chái bếp nghi ngút khói bay lên, mùi bánh tét, mùi thức ăn xào nấu thơm lừng khắp ngõ. Mọi nhà đang háo hức chuẩn bị cho bữa cơm tất niên sum họp.

Nhà nội em, phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh tét, mứt, hoa quả . . . được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây mai khá lớn xen kẽ với nhưng chùm hoa vạn thọ đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ trường kỹ bằng gõ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Và bà nội luôn là người vui mừng nhất. Nội tất tả quét tước lại nhà cửa. Nội vào bếp nấu những món ăn quen thuộc cho ngày sum họp. Nội đã chờ mong ngày này lâu lắm rồi. Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết luôn là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã đi chợ mua sắm những thứ cần thiết để nấu. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và cô Út cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn. Ba và chú năm di ra vuon gan nha hái môt số cây trái tươi để cúng ông bà. Bé Hà thì quanh quần bên ông nội bắt sâu tỉa lá cho hàng cây kiểng.

Những giai điệu quen thuộc “Tết, tết, tết đến rồi….”lại vang lên đâu đây. Ngồi cạnh bếp than hồng đỏ rực em thấy lòng rộn rã, rạo rực làm sao! Tiếng trống múa lân tùng tùng. Nồi bánh chưng đã dậy mùi, chỉ còn chờ ba về là vớt ra thôi. Thức ăn đã nấu xong, bà nội sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, ba em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày Tết. Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh tét xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm trộn với rau răm và bắp cải, canh ổ qua dồn thịt xanh thẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ, thịt kho hột vịt . . . Rồi bánh tráng thịt ram . . . món nào cũng ngon và vô cùng hấp dẫn.

Ba em rót rượu kính mời ông bà. Mẹ, cô út, em và bé Hà uống nước ngọt. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

Cháu Trúc này! Dù sống ở Sài Gòn nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi ba cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Ba em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với ánh mắt hiền từ tràn ắp tình yêu thương con cháu. Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục, ngồi uống trà ăn mứt trong phòng khách. Em khoe với ông bà là em đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ 1. Bà khen em: Cháu Trúc của bà giỏi quá giống Ba hồi nhỏ. Bé Hà thấy em được Bà khen, bé vội chạy đến, phụng phịu : Con giỏi hơn chị. Bà cười xòa: Cả 2 cháu của Bà đều ngoan cả. Rồi Bà thong thả uống trà vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Trên tivi chiếu chương trình đón tết. Mẹ em ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành xem tivi trên môi nở một nụ cười mãn nguyện khuôn mặt rạng ngời một niềm vui khôn tả.

Bữa sum họp gia đình là lúc ông bà cha mẹ, con cái, anh chị em quây quần bên nhau cùng ăn những món ăn ưa thích do bà và mẹ nấu, kể chuyện trường lớp, công việc cho nhau nghe rồi cùng cười, cùng bàn luận với không khí rất ấm cúng và thân mật. Bữa ăn làm gia đình đầm ấm, đó chính là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình.Truyền thống, nề nếp gia đình cũng được hình thành từ những bữa ăn đạm bạc mà đầm ấm đó. Trong bữa cơm mọi người không chỉ chuyện trò vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau mà thông qua đó biết bao bài học quý giá được ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu. Cuộc sống công nghiệp bận rộn khiến nhiều gia đình ít có cơ hội được ngồi bên nhau trong bữa cơm thân mật, thế nhưng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt khung cảnh mâm cơm gia đình vẫn thật đẹp. Phải chăng vì thế mà mỗi dịp Tết đến người người đều hối hả, mau chóng trở về quê với ông bà cha mẹ, bên mâm cơm ấm cúng để tận hưởng cảm giác bình yên, hạnh phúc.

Cứ năm nào cũng thế, gia đình em luôn có được những giờ phút sum họp, trò chuyện thân mật thật vui vẻ, đầm ấm sau mot thời gian dài xa cách. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ông bà, ba mẹ. Em yêu nhưng buổi sum họp ngày tết như thế này biết bao nhiêu! Luôn có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.
 

BÀI LÀM 2



Tết năm ngoái, bố mẹ về thăm hai chị em tôi. Cả gia đình tôi lại được ngồi bên nhau trò chuyện thân mật sau một thời gian dài xa cách.Cả nhà dang ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách. ánh đèn nê ông toả ánh sáng xanh dịu. chiếc tủ đứng bằng gỗ cẩm ly được đánh véc ni láng bóng như mặt gương, nổi bật các đường vân như những nét hoa văn kì ảo. ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon.

Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới. đồ dùng trong nhà được mẹ tôi sắp xếp rất gọn gàng.Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Ba nói: 
_ Nào! hai chị em con mở ra xem bố mẹ mua tặng món quà gì?
_ A! Đó chính là một chú thỏ bông ngộ nghĩnh mà tôi mong có được nó từ bấy lâu nay. Bà tôi mang ra một gói kẹo đưa cho hai chị em tôi:
_ Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ.
Bé Long chen vào quả quyết:
_ Long thương bà này, thương ba, mẹ, chị My và ...cô Hiền nữa. 
Vừa nói Long vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ba hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá.
_ Thế năm nay con có được giấy khen không?
Tôi thưa với bố và khoe tấm giấy khen:
_ Có ạ!
Bố xoa đầu tôi cười:
_ Tốt lắm! Cố học giỏi cho mẹ và ba mừng nhé con.

Mẹ nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi. Mẹ nở một nụ cười kín đáo, một niềm vui khôn tả. Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. A! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm.Cứ năm nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ba mẹ.

Bình luận (0)
Chu Thị Hồng Diễm
Xem chi tiết
daothithanhngan
14 tháng 1 2018 lúc 16:27

Có lẽ trong một năm thì những ngày Tết là ngày được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê tôi, người ta mất cả tháng trời để chuẩn bị đón Tết. Và những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất, vui vẻ nhất trong năm.

Chuẩn bị đón Tết, nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. Từ đầu cho đến cuối thôn, nhà nào cũng sắm sửa đào, quất để chưng đón Tết. Những cành đào hồng thắm, những trái quất vàng ươm sai trĩu cành, nào những hoa hồng, hoa cúc, đồng tiền, lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá rong, mua giang chẻ lạt, rủ nhau cùng dọn ngõ xóm, nhà cửa chu toàn.

Người lớn háo hức, trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đứa trẻ theo mẹ đi chợ Tết, đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bao lì xì đỏ, được mặc quần áo mới, được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thích nhất với chúng là … Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lý do mà trẻ con thích Tết hơn người lớn.

Bình luận (0)
Việt Hoàng
14 tháng 1 2018 lúc 16:20

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …

Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ... sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Bình luận (0)
Noo Phước Thịnh
14 tháng 1 2018 lúc 16:21

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …

Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ... sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Bình luận (0)
minh phượng
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
3 tháng 3 2020 lúc 15:22

I.Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu ngày Tết, không khí gia đình em vào dịp Tết.Tết Tết Tết Tết đến rồiTết Tết Tết Tết đến rồiTết Tết Tết Tết đến rồiTết đến trong tim mọi người.

Vậy là một năm mới nữa lại đến. Xuân về vén bức màn âm u của mùa đông để đất trời trở nên ấm áp và lòng người không khỏi háo hức, hân hoan. Bởi vì ai cũng mong muốn một năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, nhưng hơn hết là được cùng gia đình chuẩn bị đón một mùa xuân sang.

II.Thân bài

1.Miêu tả khái quát.

Bố mẹ thu xếp công việc từ sớm để cùng gia đình về quê ăn Tết.Tết đến, xuân về, căn nhà như khoác trên mình chiếc áo mới. Dường như nó cũng vui lây theo niềm vui của con người.Không khí ngày Tết ở quê thật thanh bình, khác hẳn với cái ồn ào, náo nhiệt, sầm uất của thành phố.Chợ huyện đã mở từ sớm để mọi người có thể chuẩn bị đồ đạc, đón năm mới đang đến thật gần.Cây cối đâm chồi nảy lộc, xanh mơn mởn.Trong vườn, những bông hoa đang đua nhau khoe sắc tỏa hương, làm đẹp cho cuộc đời.Những nụ hoa đào e ấp, chúm chím chỉ đợi giờ khắc giao thừa là bung nở rực rỡ.Ngoài đồng, những bông lúa xanh đang rì rào trong gió xuân như tấu lên khúc hát bất tận, ca ngợi vẻ đẹp thanh bình của quê hương yêu dấu.Sắc xuân không chỉ tràn ngập trong thiên nhiên mà còn ngời lên trong nét mặt rạng rỡ của bác bà, bác mẹ, những bác nông dân chân lấm tay bùn nhưng hiền lành, phúc hậu. Sắc xuân còn tràn vào gia đình tự lúc nào…

2.Miêu tả cụ thể

Bà, mẹ và cô dậy sớm đi chợ để mua đồ: những hộp bánh, kẹo thơm lừng, những trái chín căng mọng quả.Các bác, các chú và bố xuống vườn cây cảnh để chọn cho gia đình một cành đào và quất ưng ý nhất.Những cánh đào mịn màng, hồng phớt cùng với những trái quất vàng óng, lúc lỉu, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu.Các em trang trí nhà cửa và cây cảnh bằng những câu đối đỏ, những dây đèn nhấp nháy đủ màu.Buổi chiều, cả nhà quây quần gói bánh chưng. Công đoạn chuẩn bị và làm bánh khá vất vả nhưng ai cũng vui vẻ vì được tự tay làm ra món ăn truyền thống của dân tộc.Tối đến, mọi người lại thức để canh nồi bánh chưng. Tiếng nước sôi kêu lục bục trong nồi nghe thật vui tai.8 giờ tối, gia đình vừa ăn cơm vừa xem Táo Quân. Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng chương trình gặp nhau cuối năm luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người Việt Nam.Ăn xong, bà, mẹ và các bạn chuẩn bị mâm cơm để dâng lên bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị cúng ngoài trời.Xong xuôi, mọi người cùng đứng ra sân để chuẩn bị xem pháo hoa, đón năm mới.Một lúc sau tiếng pháo đùng đoàng vang lên từ xa, rồi lần lượt những chùm pháo rực rỡ bay lên bầu trời với đủ màu sắc khác nhau. Khung cảnh thật là tuyệt diệu như trong câu chuyện cổ tích vậy.

III.Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân về ngày Tết và niềm vui khi được cùng mọi người chuẩn bị đón Tết.

Mấy ngày Tết đã trôi qua nhanh chóng, nhưng ai cũng cảm thấy hạnh phúc, đặc biệt là những người con xa xứ. Sau này, dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Lập dàn ý tả lại không khí ngày Tết của gia đình em

I.Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu ngày Tết, không khí gia đình em vào dịp Tết.Tết Tết Tết Tết đến rồiTết Tết Tết Tết đến rồiTết Tết Tết Tết đến rồiTết đến trong tim mọi người.

Vậy là một năm mới nữa lại đến. Xuân về vén bức màn âm u của mùa đông để đất trời trở nên ấm áp và lòng người không khỏi háo hức, hân hoan. Bởi vì ai cũng mong muốn một năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, nhưng hơn hết là được cùng gia đình chuẩn bị đón một mùa xuân sang.

II.Thân bài

1.Miêu tả khái quát.

Bố mẹ thu xếp công việc từ sớm để cùng gia đình về quê ăn Tết.Tết đến, xuân về, căn nhà như khoác trên mình chiếc áo mới. Dường như nó cũng vui lây theo niềm vui của con người.Không khí ngày Tết ở quê thật thanh bình, khác hẳn với cái ồn ào, náo nhiệt, sầm uất của thành phố.Chợ huyện đã mở từ sớm để mọi người có thể chuẩn bị đồ đạc, đón năm mới đang đến thật gần.Cây cối đâm chồi nảy lộc, xanh mơn mởn.Trong vườn, những bông hoa đang đua nhau khoe sắc tỏa hương, làm đẹp cho cuộc đời.Những nụ hoa đào e ấp, chúm chím chỉ đợi giờ khắc giao thừa là bung nở rực rỡ.Ngoài đồng, những bông lúa xanh đang rì rào trong gió xuân như tấu lên khúc hát bất tận, ca ngợi vẻ đẹp thanh bình của quê hương yêu dấu.Sắc xuân không chỉ tràn ngập trong thiên nhiên mà còn ngời lên trong nét mặt rạng rỡ của bác bà, bác mẹ, những bác nông dân chân lấm tay bùn nhưng hiền lành, phúc hậu. Sắc xuân còn tràn vào gia đình tự lúc nào…

2.Miêu tả cụ thể

Bà, mẹ và cô dậy sớm đi chợ để mua đồ: những hộp bánh, kẹo thơm lừng, những trái chín căng mọng quả.Các bác, các chú và bố xuống vườn cây cảnh để chọn cho gia đình một cành đào và quất ưng ý nhất.Những cánh đào mịn màng, hồng phớt cùng với những trái quất vàng óng, lúc lỉu, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu.Các em trang trí nhà cửa và cây cảnh bằng những câu đối đỏ, những dây đèn nhấp nháy đủ màu.Buổi chiều, cả nhà quây quần gói bánh chưng. Công đoạn chuẩn bị và làm bánh khá vất vả nhưng ai cũng vui vẻ vì được tự tay làm ra món ăn truyền thống của dân tộc.Tối đến, mọi người lại thức để canh nồi bánh chưng. Tiếng nước sôi kêu lục bục trong nồi nghe thật vui tai.8 giờ tối, gia đình vừa ăn cơm vừa xem Táo Quân. Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng chương trình gặp nhau cuối năm luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người Việt Nam.Ăn xong, bà, mẹ và các bạn chuẩn bị mâm cơm để dâng lên bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị cúng ngoài trời.Xong xuôi, mọi người cùng đứng ra sân để chuẩn bị xem pháo hoa, đón năm mới.Một lúc sau tiếng pháo đùng đoàng vang lên từ xa, rồi lần lượt những chùm pháo rực rỡ bay lên bầu trời với đủ màu sắc khác nhau. Khung cảnh thật là tuyệt diệu như trong câu chuyện cổ tích vậy.

III.Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân về ngày Tết và niềm vui khi được cùng mọi người chuẩn bị đón Tết.

Mấy ngày Tết đã trôi qua nhanh chóng, nhưng ai cũng cảm thấy hạnh phúc, đặc biệt là những người con xa xứ. Sau này, dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương
3 tháng 3 2020 lúc 15:23

bạn tham khảo ở đây nha

Tết là lúc các gia đình sum họp đầm ấm bên mâm cơm, cùng nhau ôn lại những chuyện đã qua trong một năm, cùng nhau gói bánh và đón giao thừa trong tiếng nói cười rộn rã. Và gia đình em cũng không ngoại lệ. Đặc biệt năm nay cả nhà em còn được về quê để đón Tết cùng ông bà và các bác, các cô chú. Điều đó làm em cảm thấy vô cùng háo hức và vui sướng.

Vì quê của em ở khá xa so với thành phố nơi em đang ở nên gia đình cũng ít có cơ hội để về quê ăn Tết. Năm nay, do ba mẹ thu xếp được công việc từ sớm nên cả nhà em đã bắt xe về quê từ 26 tháng Chạp. Không khí ngày Tết ở quê thật thanh bình, khác hẳn với cái ồn ào, náo nhiệt, sầm uất của thành phố. Chợ huyện đã mở từ sớm để mọi người có thể chuẩn bị đồ đạc, đón năm mới đang đến thật gần. Sắc xuân tràn ngập khắp muôn nơi. Từ những nụ hoa đào còn đang e ấp đến những câu đối đỏ, những gian hàng bày đồ trang trí, đến cánh đồng lúa thì con gái đang đung đưa trước gió để làm duyên. Sắc xuân còn ngời lên trong nét mặt rạng rỡ của bác bà, bác mẹ, những bác nông dân chân lấm tay bùn nhưng hiền lành, phúc hậu. Sắc xuân còn tràn vào gia đình em tự lúc nào…

Sáng 27 Tết, bà, mẹ và cô em đã dậy từ sớm để ra chợ. Mọi người mang về bao nhiêu là đồ, nào là bánh, mứt, kẹo, hoa quả và đồ để gói bánh chưng. Em và ba thì đi vào vườn hoa để mua cành đào về cắm. Ba bảo rằng Tết mà không có đào, có bánh chưng thì không còn là Tết. Em thích nhất là được cùng các bác gói bánh chưng, món ăn truyền thống, giản dị mà đậm đà hương vị dân tộc. Công đoạn gói bánh chưng quả là không đơn giản như em nghĩ. Phải ngâm đỗ và gạo từ hôm trước để hôm sau kịp có nguyên liệu gói bánh. Ba để em gói thử mấy cái. Dù còn hơn méo mó và buộc lạt chưa chặt nhưng em vẫn thấy rất vui. Nhìn mọi người tay nhanh thoăn thoắt, hết đặt xuống rồi đưa lên, em cảm thấy rất ngưỡng mộ và chợt thấy lòng mình dâng lên niềm tự hào, tha thiết với quê hương xứ sở. Tối hôm đó, em còn thức để canh nồi bánh chưng. Tiếng nước sôi kêu lục bục trong nồi nghe thật vui tai. Dù buồn ngủ díu cả mắt nhưng em vẫn cố nán lại chờ thành quả ra lò. Ba kêu em đi ngủ trước, khi nào bánh chín sẽ gọi em dậy và kết quả là em đã ngủ quên mất. Khi tỉnh dậy thì bánh đã được đặt ngay ngắn trên bàn thờ cùng với mâm cơm gồm rất nhiều món ăn truyền thống.

Tối hôm Giao thừa, gia đình em quây quần bên mâm cơm, trò chuyện, cười nói vui vẻ. Có lẽ đó là khoảng thời gian vui vẻ nhất mà em từng trải qua. Ông bà kể lại những cái Tết ngày xưa khi mà cuộc sống vật chất còn thiếu thốn đủ bề. Các bác, các cô chú thì lại kể ngày xưa hào hứng như thế nào mỗi khi Tết đến. Bởi Tết là được ăn ngon, được sắm quần áo mới, được nhận lì xì rồi bỏ vào ống tiết kiệm được làm từ chai nước bỏ đi. Bây giờ, đủ đầy, con người lại có xu hướng phớt lờ những điều bình dị mà rất đỗi thân thương ấy. 8 giờ tối, mọi người cùng bật tivi để xem Táo Quân. Tiếng cười vang lên không ngớt trước những tình huống hài hước và lối diễn tài ba của các chú Xuân Bắc, Tự Long, Công Lý, Quốc Khánh, Quang Thắng và của cô Vân Dung. Gần 11 giờ đêm, ông bà sắp mâm cơm đặt ra trước sân. Em thì chạy lăng xăng trong nhà, ai nhờ việc gì thì làm việc ấy. Lúc thì cắm hoa phụ mẹ, lúc bày bánh kẹo với cô. Tuy mệt nhưng rất vui. Xong xuôi, mọi người cùng đứng ra sân để chuẩn bị xem pháo hoa, đón năm mới. 11 giờ 45 phút. Vậy là chỉ còn 15 phút nữa thôi là thời khắc chuyển giao năm cũ năm mới bắt đầu. Một lúc sau tiếng pháo đùng đoàng vang lên từ xa, rồi lần lượt những chùm pháo rực rỡ bay lên bầu trời với đủ màu sắc khác nhau. Khung cảnh thật là tuyệt diệu như trong câu chuyện cổ tích vậy. Sau khi xem hết pháo hoa, gia đình em vào nhà ăn bữa cơm đầu năm. Các món ăn mặn, ngọt được bày ra kích thích vị giác của bất cứ ai. Cả nhà ăn xong rồi dọn dẹp đi ngủ. Tâm trạng náo nức khiến ai cũng khó ngủ mà trò chuyện rôm rả suốt đêm.

Sáng mùng 5 Tết, gia đình em phải trở về thành phố để bắt đầu nhịp quay hằng ngày. Vậy là Tết cũng sắp qua, nhưng không khí ngày Tết ở quê hương luôn in đậm trong tâm trí em. Em hi vọng sang năm mới, mọi người sẽ thật khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc.

chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa