Những câu hỏi liên quan
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Đức Kiên
12 tháng 4 2023 lúc 19:03

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

Bình luận (3)
Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
nguyễn thị minh ánh
5 tháng 9 2016 lúc 19:29

Bạn lớp mấy rồi hihi

Bình luận (0)
nguyễn thị minh ánh
5 tháng 9 2016 lúc 19:30

Cần phải soạn văn đó, mà bây giờ mới học ngày đầu tiên á ha

Bình luận (2)
Anh Phuong
17 tháng 9 2016 lúc 14:36

23

 

Bình luận (0)
Thái Sơn Long
Xem chi tiết
Linh Phương
2 tháng 10 2016 lúc 10:11

đúng k bạn?

Câu 1.  Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm: - Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt) - Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn) - Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng.

Câu 2. - Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. - Tuyên ngôn độc lập thể hiện qua bài thơ: + Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. + Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Ba bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. + Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. + Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai. + Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc.

Câu 3. Nội dung biểu ý của bài thơ: - Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc. + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời. + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời. Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận. - Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền. + Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời. + Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo  vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù. - Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở: - Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. - Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Tính biểu cảm này không lộ rõ trên bề mặt câu chữ mà ẩn vào bên trong ngôn từ, giọng điệu.

câu 5. Các cụm từ “Tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” đã làm cho giọng điệu bài thơ dõng dạc, hào hùng đanh thép như âm vang khí phách hào hùng của dân tộc trong thời đại Lí – Trần oanh liệt. II. Luyện tập Câu 1. Nếu có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” thì em sẽ giải thích thế nào? - Nói “Nam đế cư” là để khẳng định sự ngang hàng bình đẳng giữa hai nước và hai vị vua Việt Nam – Trung Quốc. Quan niệm của kẻ thống trị phương Bắc chỉ có vua của họ mới là thiên tử, mới được phép xưng đế, còn các vị vua ở xứ sở khác chỉ được phép xưng vương. - Trong xã hội phong kiến – vua là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua.

 

Bình luận (0)
Vũ Thanh Bình
Xem chi tiết
Vũ Thanh Bình
Xem chi tiết
wendy
Xem chi tiết
o0o angel o0o
4 tháng 2 2018 lúc 13:57

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, khắp mọi miền đồng bằng Bắc Bộ lại ngập tràn những cánh đào tươi thắm. Hoa đào nở rộ trong gió xuân, mang theo sắc xuân nồng nàn tha thiết cho ngày tết cổ truyền dân tộc. Không biết từ khi nào, nhẹ nhàng mà sâu lắng, cây đào bước vào xuân Việt Nam và trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi xuân vẫy gọi.

Khi xuân bất ngờ gõ cửa, mai vàng rực rỡ trong nắng vàng phương Nam. Còn hoa đào lại chớm nở trong cơn mưa lất phất của miền Bắc. Một lần dạo bước trong mảnh đất trồng đào là một lần ngây ngẩn, say mê. Cây thường cao khoảng hơn một mét, tùy vào sở thích người mua. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người trồng, cây được uốn thành nhiều thế độc đáo, đặc biệt là hình một con rồng như đang uốn mình bay lên bầu trời. Vỏ thân cây màu nâu sậm như sắc màu của. Từ một cành chính, vô số nhánh nhỏ cùng vươn ra. Lá đào xanh mướt, trông giống như một con thuyền bé tí xíu, dập dềnh trôi trên dòng sông hoa.

Trong sắc xanh của tán lá, những nụ hoa e ấp nấp mình như nàng thiếu nữ. Rồi khi nắng và gió đã đủ, một ngày kia, nụ hoa cùng nhau bung nở. Hoa nở rộ, cánh mỏng mềm và mịn màng như nhung, tựa như đôi má người thiếu nữ đang tuổi xuân thì. Cánh hoa kép, xoè ra thành từng tầng từng lớp, thoang thoảng một mùi hương dịu nhẹ. Cánh hoa xếp đều trên đài hoa, bao bọc quanh nhị hoa đang vươn lên trong gió rồi bung tỏa bốn phía. 

Mỗi độ xuân về, đào hẹn nhau cùng nở hoa khoe sắc. Hòa trong không khí vui tươi của năm mới, cùng thịt mỡ dưa hành câu đồi đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh, hoa đào điểm tô cho mùa xuân một màu sắc mới. Không rực rỡ như mai vàng mà dịu dàng, tươi thắm. Nó âm thầm đi vào đời sống của con người Việt Nam bao đời nay. Hình ảnh hoa đào đi liền với tình yêu và duyên nợ của trai gái, trở thành cảm hứng của bao lời ca tiếng hát ca. Một cành đào tươi sắc tượng trưng cho duyên hồng thắm thiết, cho hạnh phúc tràn đầy, cho tài lộc an khang và cho một năm mới khởi đầu tốt đẹp.

Đêm giao thừa, pháo hoa rực sáng một vùng trời cùng cây đào được đắn ngay ngắn trong nhà khiến lòng người như rộn rã vui vẻ hơn, cả gia đình chợt gắn kết hơn. Cây đào bỗng nhiên trở thành một thành viên trong gia đình, một biểu tượng cho ngày xuân sum vầy, ấm áp mà thân thương biết nhường nào.

Thời gian qua đi, những cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi gia đình vào dịp Tết đến xuân về. Nó trở thành món quà của mùa xuân mà ngay cả những người con xa quê vẫn khao khát nhớ về. Và nó chính là tiếng gọi nồng nàn của mùa xuân, tiếng chuông ngân của năm mới trọn vẹn như ý.

Bình luận (0)
©ⓢ丶κεη春╰‿╯
4 tháng 2 2018 lúc 12:52

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

:D

Bình luận (0)
Six Gravity
4 tháng 2 2018 lúc 13:00

Mở bài:

Cứ mỗi độ xuân về tết đến, khắp các vườn quê miền bắc bộ lại tươi thắm sắc hồng non của hoa đào tơ mơn mởn. Những chùm hoa rộ nở hồng thắm không gian, mang đến cái tết cổ truyền Việt Nam một sắc xuân hồng nồng nàn, tha thiết. Theo dân gian, trong những ngày đầu năm mới, trong nhà có bày cây hoa đàosẽ giúp xua đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo. Đồng thời nó còn mang đến cho gia đình thân chủ nguồn sinh khí mới, nguồn sức khoẻ dồi dào và sự bình an trong suốt cả năm.(Miêu tả cây hoa đào ngày tết)

* Thân bài:

Nếu một lần đến miền bắc Việt Nam trong dịp cuối đông đầu xuân, dạo quanh các vườn quê thanh bình, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc hoa đào tươi thắm trong những khu vườn. Hòa lẫn trong tán lá xanh của muôn cây, hoa đào e ấp nụ tròn căng thấp thoáng như trêu như đùa trong nắng xuân gió tết.

Cây hoa đào vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam. Nhưng từ bao đời nay, người miền bắc đã biết trồng hoa đào để thưởng thức vẻ đẹp tuyệt mỹ làm say mê lòng người của nó. Mùa xuân đến, hoa đào nở rộ, cánh mỏng mềm và mịn màng như nhung. Người ta thường nói cánh hoa đào mềm dịu giống như đôi má của người thiếu nữ đang tuổi xuân thì tràn đầy sức sống.

Hoa đào thường mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Từng bông hoa đơn độc trên khủy cành hoặc tròn xoay hoặc cách quãng. Cánh hoa xếp đều trên đài hoa, tròn xoay quanh tâm rồi bung tỏa ra bốn phía. Cánh hoa đào dày ở gốc và mềm mại dần về phía rìa cánh. Màu sắc cũng nhạt dần từ trong ra ngoài. Những đường viền cánh hồng đậm làm nổi bậc sắc hồng dù hoa có sắp phai tàn. Nhị hoa cũng tỏa đều vươn lên rung rinh trong gió. Màu hồng phơn phớt non tươi tạo nên vẻ đẹp đằm thắm, điệu đà ưu nhìn của loài hoa tuyệt sắc này.

Hoa đào thường nở vào tháng 3-4 và kết quả vào tháng 5 cho đến tháng 9. Hoa thường nở 4-5 ngày thì tàn. Từng cánh hoa rụng xuống, lúc đầu lác đác quanh gốc cây. Chỉ sau một đêm ngủ ta đã thấy hồng cả mootk gốc sân. Tuy chóng nở chóng tàn nhưng hoa đào đã mang lại vẻ đẹp ngây ngất khắp đất trời.

Hoa đào nào cũng đẹp nhưng đào bích được coi là giống đào đẹp nhất. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lên nhau màu hồng thẫm. Thật không thể nào quên cảnh sắc vườn đào bích hồng tươi trong sách cổ hay trong phim cổ trang Trung Hoa mà ta vẫn thường đọc, thường xem. Từng cánh đào mỏng rơi xuống trong gió xuân, tô hồng đôi má thiếu nữ càng làm cho ta say mê, yêu mến muốn đi tìm cái vẻ đẹp bất tận của chốn nhân gian.

Nếu người Trung Hoa yêu mến cái sắc non tươi mà nồng thắm của hoa đào thì Người Việt Nam ta lại trân quý cái dáng thân cằn cỗi mà mãnh liệt của cây. Thân đào thanh nhã tượng trưng cho cái cốt cách của các bậc hiền nhân. Hình ảnh hoa đào, cây đào còn được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, yếu đuối; một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo nhưng rất mỏng manh trong sóng gió ba đào.

Hoa đào là tượng trưng cho tình bạn thân thiết, keo sơn; là biểu tượng vĩnh hằng của nghĩa  tình “sinh tử chi giao”. Ý nghĩa ấy gắn với câu chuyện kết nghĩa vườn đào của ba người Lưu-Quan-Trương thời Tam quốc. Vì muốn cùng nhau lập nên nghiệp lớn, ba người đã bẻ cành đào mà lập lời thề đồng sinh cộng tử, sống chết có nhau. Từ đó, mỗi khi thấy hoa đào nở, người ta thường nhớ đến điển tích này.

Trong tâm linh, cây hoa đào còn có ý nghĩa là tinh hoa trong ngũ hành, ngũ sắc, có sức mạnh trừ ma diệt quỷ, bảo vệ cuộc sống an bình cho con người, Bởi thế, đêm giao thừa, người ta thường cắm một cành đào trong nhà cầu mong điều an lành sẽ đến với gia đình trong ngày đầu năm mới.

Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam. Một cành đào tươi sắc biểu thị cho duyên hồng thắm thiết, hạnh phúc tràn đầy, tài lộc sẽ đến với những đôi uyên ương sau ngày lễ cưới.

* Kết bài:

Theo thời gian, ngày nay những cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm áp trong cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới An Khang Thịnh Vượng.

Bình luận (0)
Ki bo
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 19:41

Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Và đó là cũng bài học, là lời thề của thế hệ trẻ như chúng em. Muốn làm những chủ nhân tương lai của đất nước, thì phải học tập thật tốt. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Em muốn bản thân mình được đóng góp một phần nào đó cho đất nước để phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.

Bình luận (0)
Thảo Phương
28 tháng 10 2016 lúc 16:46

Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.

 

Bình luận (0)
Lê Khoa Hạnh Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 10 2016 lúc 20:32

Nếu  không có tình yêu thương thì chắc chẳng ai có thể sống vui vẻ được dù mạnh mẽ đến đấu, điều đấy đưa ra chân lí mọi vật sống đều nhận được tình yêu thương. Thông điệp: Cho đi không cần nhận lại, một điều bé nhỏ vạn điều kì diệu.

Bình luận (3)
Nguyên Mộng Mơ
4 tháng 11 2016 lúc 15:50

Trong cuộc sống còn có những người mắc phải chứng bệnh do chất độc da cam gây ra, làm cho những người mắc bệnh phải từng ngày chống chọi vs những nổi đau đi theo họ từng ngày, từng ngày cho đến hết cuộc đời vì vậy chúng ta phải mở rộng tâm lòng giúp đỡ cho những người mắc phải căn bệnh ngặc nghèo mãi đeo bám họ . Chúng ta có thể giúp họ về mặt kinh tế để họ có thể vươn lên chống chọi vs bệnh tật .

Chúc các bạn học tốt

nhớ tick cho mình nhé

Bình luận (3)
văn tài
4 tháng 11 2016 lúc 13:58

lâu lâu Hoc24 mới cho like.

tôi đây học mãi chê bai đã đành.

cuối cùng cũng phải dành công:

copy bài khác cho lòng thêm vuihaha

 

Bình luận (1)
Bảo Nam
Xem chi tiết
♡๖ۣۜCúc Tịnh Y♡๖ۣۜ♡Fan✾
15 tháng 2 2020 lúc 18:53

  Câu nghi vấn:Sao lại không vào?

  Tác dụng: Dùng để hỏi, nêu lên điều chưa rõ về sự vật, sự việc… và cần được giải đáp

*(em học rồi nhưng quên mất tiêu vì lâu lắm không làm rồi,thông cảm ạ,em không chắc tác dụng là cái này đâu.)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa