Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Huyền
Xem chi tiết
Ánhh Ánhh
5 tháng 1 2017 lúc 20:13

sai đấy ạ ... đồ dùq trong gia đình thì nên thuyết minh về chiếc phích nước, tủ lạnh ..... chứ k nên thuyết minh về chiếc nón lá đâu ạ ...

phạm thị trang tuyền
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Duyên
6 tháng 3 2017 lúc 19:57

Lê Thánh Tông là hoàng đế thứ năm của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời kỳ cầm quyền của Lê Thánh Tông, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình sau nhiều cuộc chiến với Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man. Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, cũng như đã khiến Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.

Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.

Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:

Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với giặc ngoại xâm lược; Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước; Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội; Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh; Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng. Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục và phát triển kinh tế Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ[11]; Bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị địa chủ phong kiến

Lê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành.Ông từng nói :"Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo"

Chúc bạn học tốt

vo thi dieu tin
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
14 tháng 9 2017 lúc 13:28

Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Ham Học Hỏi
23 tháng 3 2018 lúc 20:24

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.

Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. ĐỐi với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.

Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.

Trâu có hai loại :trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.

Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. TRâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.

Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai, nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì longo trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.

Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu…đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Nhưng sức ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám…và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.

Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nông dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không làm được gì vì nó có sức kéo, sức cày bừa, sinh đẻ…Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người.

Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.

Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.

Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người việt nam.

Diệu Huyền
2 tháng 9 2019 lúc 13:08

Tham khảo:

DÀN Ý

I. Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạtgạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đihọc, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăntrâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+ …
III. Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quêViệt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Đoàn Vân Anh
Xem chi tiết
tuấn anh
12 tháng 10 2017 lúc 19:39

Ở phần đọc hiểu, có thể xuất hiện nhiều phong cách ngôn ngữ, nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Nhưng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017, do có sự tích hợp các vấn đề nghị luận xã hội vì thế văn bản đọc hiểu thường tập trung ở hai dạng văn bản: văn bản nghị luận (chính luận); văn bản thông tin (báo chí, khoa học).

Trong đó văn bản nghị luận là loại văn bản trong đó người viết trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc (nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất.

Văn bản thông tin thường đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng.

Câu hỏi phần đọc hiểu chia thành 4 phần: nhận biết (câu trả lời nằm trong văn bản; chú ý lại nhan đề, nguồn trích dẫn, câu chủ đề, các từ khóa); suy nghĩ và tìm kiếm (câu trả lời nằm trong văn bản nhưng phải suy nghĩ và tìm kiếm để có câu trả lời); sáng tạo (cần kết hợp tri thức nền tảng về vấn đề với thông tin tác giả đã cung cấp để đi đến suy luận về câu trả lời); tự bộc lộ (câu trả lời nằm ở trong đầu bạn; vận dụng kiến thức đọc hiểu vào thực tiễn). Vì đề bài kiểm tra kỹ năng đọc hiểu nên học sinh cần trả lời ngắn gọn, hệ thống, trình bày trực tiếp vào vấn đề, tránh lối viết lan man có thể mất điểm.

Nhung noi dung trong tam can on luyen de lam tot bai thi mon Van - Anh 1

Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên Văn trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định).

Phần nghị luận xã hội: Ôn chủ đề dễ gặp, đề mở và dạng đề nâng cao

Đối với phần nghị luận xã hội, học sinh cần luyện viết đoạn theo chủ đề. Một số chủ đề quan trọng là các phẩm chất mà người học sinh trong xã hội hiện đại cần hướng tới như trung thực, bao dung, trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc, khiêm tốn… và một số kỹ năng cần có ở mỗi học sinh như kỹ năng đọc, hợp tác, trải nghiệm sáng tạo…

Về hình thức đoạn văn nghị luận xã hội nên triển khai theo trình tự lập luận tổng – phân – tổng. Học sinh chú ý câu chủ đề; các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, bình luận. Phần rút ra bài học phải chân thành, thiết thực, có thể đơn giản và gần gũi tránh lối viết khuôn mẫu, sáo rỗng. Học sinh có thể gạch ý ra giấy nháp để phân tách ý rồi mới viết thực sự, có thể tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi (Là gì? Vì sao? Làm thế nào?).

Đối với dạng đề mở, học sinh được khuyến khích tự do suy nghĩ và trình bày theo cách riêng. Thầy Trịnh Quỳnh khuyên học sinh tự tin thể hiện cách nghĩ riêng của bản thân.

“Học văn vì hứng thú vì đam mê. Quan trọng văn chương là con người tôi. Mỗi lần làm bài là mỗi lần được nói lên suy nghĩ của mình. Nếu bạn lúc nào cũng nghĩ quan điểm của mình sẽ bị người khác đánh giá thấp, không dám khác biệt thì bạn khó có cơ hội thành công trong cuộc sống. Hơn hết suy nghĩ của bạn phải thiết thực, chân thành. Thuyết phục người khác mới là cách bạn cần phải làm chứ không phải chạy theo một khuôn mẫu sáo rỗng nào đó. Có như thế thi cử mới thực sự là một trải nghiệm”, thầy giáo này lưu ý.

Nhung noi dung trong tam can on luyen de lam tot bai thi mon Van - Anh 2

Học sinh lớp 12 ở Nghệ An ôn thi THPT quốc gia. (Ảnh: Hoàng Lam)

Thầy Quỳnh nhận định, phần nghị luận văn học sẽ có sự phân hóa cao, học sinh muốn đạt điểm trên 8 cần tập trung thời gian ôn tập và làm bài phần này.

Giai đoạn nước rút học sinh cần ôn luyện các dạng đề nâng cao như bình luận 2 ý kiến; phân tích một đoạn văn hoặc so sánh hai đoạn thơ. Trước khi làm bài cần chú ý các thao tác lập luận phải sử dụng xem đề bài có yêu cầu giải thích hay bình luận so sánh hay không?

Để làm tốt phần này học sinh cần xem lại 3 vấn đề: Lý luận văn học (khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, tính dân tộc, tính nhân dân, khuynh hướng đời tư thế sự…); Phong cách tác giả ( ví như sự thống nhất và thay đổi trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, sự nhạy cảm với sự chảy trôi biến đổi và niềm tin trong tình yêu của Xuân Quỳnh…); Đặc trưng thể loại (như mâu thuẫn xung đột kịch trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt…).

Lời khuyên của thầy Trịnh Quỳnh dành cho các sĩ tử có trước kỳ thi đó là ôn luyện kỹ các phần/dạng đề trọng tâm, luôn có niềm tin vào chính mình, có kỷ luật và kiên trì ôn tập, phát huy khả năng tư duy hơn là sự ghi nhớ đơn thuần.

đây là tham khảo thôi e nhé

Đoàn Vân Anh
12 tháng 10 2017 lúc 19:41

cam on thay

Ba Thị Bích Vân
Xem chi tiết
Nhã Doanh
5 tháng 4 2017 lúc 9:18

Bạn viết rõ câu hỏi có dấu đi bạn

doremon
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Hồng Anh
28 tháng 1 2018 lúc 15:25

Mừng Đảng, mừng Xuân, hội làng quê em tổ chức vào đầu tháng Giêng, ngay tại sân đình.

Trước ngày diễn ra lễ hội, cổng đình được trang trí với cờ phướn treo đu màu sắc, rực rỡ và vui mắt. Biểu ngữ Mừng Đảng, Mừng Xuân treo cao ngay cổng chào đón mọi người đến đình xem hội.

Mọi người ăn mặc lịch sự, quần áo mới trang trọng, các bà, các chị diện áo mới còn thơm phức mùi vải sợi. Hội làng được khai mạc bằng lễ dâng hương cúng tổ tiên, thành hoàng thật long trọng. Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, sau hồi trống dài nổi lên, các đội kéo co gò lưng kéo sợi dây về phía mình. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi.

Em thật vui và yêu thích xem hội kéo co. Hội làng gắn kết tình yêu quê hương. Em thấy yêu quê mình tha thiết.

quách anh thư
28 tháng 1 2018 lúc 15:24

Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.

Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.

Em rất yêu quê và thích nhữnglễ hội của quê hương mình.

Mai Anh
28 tháng 1 2018 lúc 15:27

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, ngời thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của n]ời xem laàmnáo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần troa giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

nguyenthiminhtuyen11
Xem chi tiết

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu:”Dù ai buốn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách khắp  nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Ông trâu  thứ nhất l mang số 87. Ông trâu thứ hai là sô 89. Ông trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai ông trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em

Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lơn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ồng trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, ngời thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. ĐƯờng đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của n]ời xem laàmnáo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần troa giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

hoàng thanh trúc
Xem chi tiết
Dương Tiểu Thúy
8 tháng 12 2017 lúc 20:58

lễ hội gì bạn

Dương Tiểu Thúy
8 tháng 12 2017 lúc 21:02

Mid-Autumn Festival is under the full moon day of the lunar calendar every year in August, over 4,000 years ago. This is the day children’s festival, also known as the “Festival looks Moon”. Children are expected Tet is because adults are often donated toys, usually light. His star, mask, light pull troops … and pies, cakes plastic. Besides the Tet Holiday, Mid-Autumn festival is one of the most famous festivals and it is a traditional celebration for Vietnamese children.

In this new year, we organized presentation deck, looks moon. Everywhere is fallen in the active and colorful air. Children are provided with many nice lanterns – star lanterns, flower lanterns and diverse funny masks for special performance in the evening of the full moon. In some areas, people also held dragon dance, lion dance to the children happy. The main point of the Mid-Autumn is that children use the beautiful lanterns, wear funny masks, perform fantastic lion dances and sing folklore songs in the house’s grounds or on the streets when the moon is rising.

In Vietnam, Moon cakes are the specific cakes and are only on this festival. Moon cakes, which are made from flavor, dried fruit, meat, egg, pumpkin’s seed, peanut, are so sweet and good tasting. Moon cakes symbolize Luck, Happiness, Health and Wealth on the Mid-Autumn day.

Mid-Autumn celebration is also an opportunity for members of the family to get together and share everything in their year. The young generation express their gratitude to the old generation. The parents show their love for their children. For others, because the traditional time to have this festival is usually after harvesting the crops, it is as the congratulation for the full harvest.

Apart from moon cakes and lanterns, the other most visible tradition related to Mid-Autumn festival is the lion dance. On the nights leading up to the holiday, groups of children parade through the streets – some of the children maintain a martial beat on drums, while others control an extravagantly decorated ‘lion’ crafted from molds and paper.

The children approach homes and businesses and ask the owners for their permission to perform. If they agree, the children put on a show that is believed to bring a blessing of luck and fortune. Afterwards the host gives the children lucky money as a sign of gratitude.

Đâu Đủ Tư Cách
12 tháng 12 2017 lúc 5:13

Ok om bok festival or Oóc_om_bók (Translated by: Ak Ambok, Khmer: អកអំបុក, IPA: [ʔɑk ɑmboːk]) Swallowed rice noodles. Bring down the coffin while donating the moon and also called the worship of the Khmer Moon. The festival is held at the annual Lunar New Year (how to calculate the time of change). This is the end of the season, the Khmer celebrate the good deeds before swallowing with the elders and moon gods, which is basically the result of the season to know clearly the Moon God - God is giving them a beautiful summer and good things. [first]. On the occasion of the festival, there are main textual activities such as moon offerings, wind drop, water lights; Ghe Ngo festival. The Ók_om_bók ceremony is held in Soc Trang province is the largest because this festival Ghe Ngo attracts many athletes and viewers. In the festival Ók_om_bók in many places there are activities of arts, sports, travel fair. Have many lifes lifes, the ceremony attracts many people to the people around entertainment. Ơc_om_bók is a chance for the Khmer Nam Bo to express the text of their nation is an opportunity for ethnic peoples to have the opportunity to learn and exchange cultures together.

hoàng thanh trúc
Xem chi tiết
Queen Material
18 tháng 10 2018 lúc 15:53

The jubilant, exciting festival is an integral part of the spiritual life of the Vietnamese. The Vietnamese people celebrate the festival to show gratitude to supernatural beings such as gods or national heroes. Giong Festival is also a festival of such spiritual meaning to commemorate the Holy Giant or Phu Dong.
Hoi Giong is a traditional festival of tribute and praise of the hero of Thanh Giong, one of the four immortals of folk beliefs in Vietnam. The festival vividly simulates the battles of Thanh Giong and the Van Lang people in the fight against the An, thereby raising public awareness of the ancient forms of tribal warfare; At the same time educate patriotism, martial tradition, the willpower and the desire for independence and freedom of the nation. Hoi Gion is held in many places in the northern delta, but the most typical is Hoi Giong Temple in Phu Dong and Soc (Ha Noi). Hoi Giong in Soc temple (Phu Linh commune, Soc Son district, Hanoi) is held from 6 to 8 January lunar year. According to legend, after defeating An enemy, Phù Linh was the last stop of Thanh Giong before flying to heaven. To commemorate the work of the Blessed Sacrament, the people built the Relic Temple, including 6 temples: Ha Temple (Temple), Dai Bi Pagoda, Mau Temple, Thuong Temple call the temple Soc), monument Saint Giong and beer house. In it, Thuong Temple is a holy place of worship and organizes festivals with full of traditional rituals such as: carnival; procession; incense offering; To prepare for the main festival, on the night of the 5th, the carnival (statue bath) was conducted to invite the Holy Ghost to attend. On the 6th day of the festival, the people of 8 villages in 6 communes located around the Soc temple, Tan Minh, Tien Duoc, Phu Linh, Duc Hoa, Xuan Giang and Bac Phu. I pray that you bless the villagers with a warm and happy life. In it, the ceremony of offering flowers to the Upper Temple of Vi Linh village (Phu Linh commune) was held first. Bamboo flowers are made of bamboo rods about 50 cm long, about 1 cm in diameter, the head of the bamboo is drawn and dyed to symbolize the horse's gong of Thanh Giong. Bamboo flowers after the rise to the temple will be brought to the Lower Temple and then to the participants to pray for the sewing. On the 7th day of the festival (the legendary Sacred Day), the chieftain depicts the scene of Saint Giong chasing the last three enemy soldiers at the foot of Mount Vinalin before flying to heaven. By the afternoon of the 8th, the ceremony of modeling elephants and paper horses with large size was carried out to finish the festival by the war elephants and iron horses are two mascots associated with the process of victory Giong and horses are two The object associated with the process of Saint Giong against the enemy, protect the river coast. All visitors to the festival are expected to hand the elephants and horses to the river to be worshiped by faith, anyone who touches the Holy Sacrament will have luck in life. During the festival there are many folk games held such as chickens, chess, ca tru singing, cheo singing ... Festival at Phu Dong Temple is like a large folk theater with hundreds The role follows a standardized scenario. In particular, each role contains very deep ideas such as: "Mr. Hao" is the generals of St. Giong; "Price" is a regular army of Thanh Giong; The "heroes" represent the 28 invaders of the An; "Mr. Tiger" is a military team; The "Red Dress" is a small reconnaissance unit; "Black Village" is a military team ... Besides, the festival also has the procession as: "Route of the road" is to investigate the enemy; The "procession" is for me to train before the military; "The procession of Dong Dam" is negotiation, calling for peace; "Battle of Soi Bia" is a stylized simulation of fierce battles ... The outstanding values ​​of Hoi Giaong culture show that it is a cultural phenomenon that is preserved and transmitted quite continuously and completely. thought many generations. The festival also has the role of linking the community and contains many creative ideas, expressing aspirations for the country to be peaceful, people have a good life and happiness. In art, Hoi Giaung brings many beauty and value of festivals such as processions, chess marks, drums, gongs, folk songs, dances, tiger dances ... November 16, 2010, in the city of Nairobi (the capital of Kenya), during the fifth session of the Intergovernmental Commission under UNESCO's 2003 Convention, the Association of Phu Dong Temple and Soc temple was officially recognized as Heritage intangible cultural representation of humanity. UNESCO has briefly and fully documented Hoi Giaung as "a cultural museum of Vietnam, preserving many layers of cultural and religious alluvium."



( Đoạn văn còn nhiều sai sót, bạn bỏ qua cho mình nhé! )