Những câu hỏi liên quan
Minhthu vo
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
17 tháng 12 2020 lúc 9:20

Khối lượng của rượu là: m= 1600 g= 1,6 kg.

Thể tích của rượu là: V= 2 l= 0,002 m3

Khối lượng riêng của rượu là: \(D=\dfrac{m}{V}=750\) (kg/m3)

Con số này cho ta biết 1 m3 rượu nặng 750 kg.

Thể tích của nước là:

\(V_n=\dfrac{m}{D_n}=\dfrac{750}{1000}=0,75\) m3 = 750 l

Chúc em thi tốt.

 

Bình luận (0)
Đặng Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
công chúa Nikki
16 tháng 3 2018 lúc 22:28

Bài làm
Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội... Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán. 
Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.
Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.
Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ: 
Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.
Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành
Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.
Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.
Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.
Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.
Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó. Nhưng cũng có những câu tục ngữ lại được hiểu theo nghĩa bóng tức là thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương đồng, nó thể sử dụng vào một số trường hợp tế nhị, khó nói hoặc nhắc khéo để dạy bảo, khuyên răn một vấn đề, lĩnh vực nào đấykhiến người khác không bị tổn thương, xấu mặt, mất danh dự. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Có những câu tục ngữ vừa đọc ta có thể cảm nhận được nghĩa chúng ngược nhau nhưng thực chất là chúng bổ sung, nâng đỡ, tôn nhau, làm hoàn chỉnh nhau và mỗi câu tục ngữ đều khẳng định nổi bật, nâng cao tầm quan trọng vấn đề về một mặt, một lĩnh vực nào đó. Ví dụ hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và câu “Học thầy không tày học bạn”. Câu đầu tiên khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong con đường học tập của học ...

Bình luận (0)
Đặng Thị Thùy Dương
15 tháng 4 2018 lúc 20:42

Thanks very much,  wish you a good day

Bình luận (0)
ghast boy vn
Xem chi tiết
Diệp Chi Lê
1 tháng 5 2018 lúc 15:29

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật cây cối đồ vật,...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người : làm cho thế giới loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm đối với con người.

Bình luận (0)
Bùi Thị Thu Hồng
4 tháng 5 2018 lúc 20:36

1. Khái niệm nhân hóa

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

2. Các kiểu nhân hóa

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng gọi vật.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

3. Ví dụ về nhân hóa

Sau khi các em tìm hiểu về khái niệm cùng với một số kiểu nhân hóa thường dùng hãy đến với phần đưa ra ví dụ, tham khảo các ví dụ bên dưới rồi hãy tiến hành làm phần luyện tập trong sách giáo khoa dễ dàng hơn các em nhé.

Ví dụ: Quê em có dòng sông uốn lượn qua cánh đồng lúa chín.

=> Nhân hóa tả hình dáng của con sông như biết uốn lượn.

Ví dụ: Trên cung trăng chị Hằng đang vui đùa cùng với chú Cuội.

=> Dùng từ ngữ gọi con người “chị” để gọi vật “mặt trăng”.

Ví dụ: Bến cảng lúc nào cũng nhộn nhịp, tàu mẹ, tàu con nối đuôi nhau vào bến cảnh.

=> “nhộn nhịp”, “tàu mẹ”, “tàu con”, dùng nhân hóa nên bến cảnh trở nên sinh động, gần gũi giống như con người đang lao động.

Bình luận (0)
Huong San
5 tháng 5 2018 lúc 12:53

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối... bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

Tác dụng: làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm như con người.

Bình luận (0)
nguyễn bảo trâm
Xem chi tiết
chu thị thùy linh
1 tháng 11 2019 lúc 8:25

Con bò này cưỡi lên lưng con bò kia theo dây chuyền và vòng tròn nên mỗi con chỉ đứng 2 chân dưới đất.

😍 😍 😍 😍 😍 😍 😍

Bình luận (0)
linh
Xem chi tiết
Tạ Phương Linh
12 tháng 12 2021 lúc 10:04

soài ơi như thế mà giúp è :]

 

Bình luận (1)
Ngô Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
hoang hong nhung
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
12 tháng 7 2018 lúc 9:25

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

Bình luận (0)
Ngô Tuấn Huy
12 tháng 7 2018 lúc 9:27

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

Bình luận (0)
Tạ Gia Ý “KHỦNG HOANG”
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trang
9 tháng 1 2022 lúc 20:18

tham khảo

Chủ nhật hàng tuần, mẹ thường nấu một món ngon cho cả nhà thưởng thức. Phụ mẹ làm bếp, em được ngắm mẹ lúc mẹ nấu ăn.

Mẹ em còn trẻ, chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Hôm nay, mẹ mặc bộ đồ ngắn màu hồng nhạt rất xinh. Tóc mẹ vấn cao, búi gọn trong cái kẹp lưới có gắn nơ màu đen. Một lọn tóc mai gợn sóng loăn xoăn bên mái tóc mẹ làm mẹ thêm duyên dáng. Mẹ rửa sạch tay rồi bắt đầu nấu ăn.

Trước tiên, mẹ thái thịt ra từng mẩu nhỏ bằng con cờ rồi ướp gia vị cho thấm. Bàn tay thon dài của mẹ gọt, cắt, tỉa rau củ thành hình hoa, hình bướm. Mẹ hầm thịt trước rồi làm sốt cà chua. Gò má mẹ hồng lên vì hơi nóng của bếp. Mắt mẹ sáng long lanh, vui vẻ. Mẹ mỉm cười, tươi như hoa bảo em: “Trưa nay, mình ăn bánh mì ra-gu, một món ăn Tây đã Việt hoá.”. Mẹ vừa làm vừa giảng giải cho em cách ướp thịt. Trong lúc chờ thịt hầm mềm, em phụ mẹ nhặt rau sống. Từng lá nhỏ sau khi được ngâm trong nước rửa rau quả. Rửa rau lại bằng nước sạch kĩ lưỡng, mẹ quay rau cho khô nước rồi bảo em bày bàn ăn. Thịt trên bếp đã mềm, mùi thơm bốc lên thật hấp dẫn. Mẹ nêm nếm rồi gật gù: “Hầm với rau củ là vừa ăn.”. Tay mẹ trút chảo sốt cà chua vào thịt, mắt theo dõi váng cà chua nổi lên mặt nước hầm. Nồi thịt sôi vài dạo, mẹ bỏ rau củ vào tiếp và bảo em: “Con bày tô chén và bánh mì là vừa lúc đó.”. Mẹ vặn nhỏ lửa cho ra-gu sôi nhẹ và bày rau sống ra đĩa. Đĩa rau mẹ bày đẹp như đoá hoa xanh biếc có nhụy là màu trắng hơi xanh của dưa leo. Mẹ thăm chừng nồi ra-gu, mẹ xắn một mẩu khoai tây rồi tắt bếp. Món ăn mẹ nấu được múc ra tô chờ cả nhà. Em đi lên nhà mời ông và bố ăn trưa. Ra-gu mẹ nấu ngon thật. Mẹ làm bếp khéo ghê.

Bữa ăn gia đình đầm ấm, vui tươi là hạnh phúc của cả nhà. Mẹ em nấu ăn ngon nên cả nhà em thích ăn thức ăn do mẹ nấu hơn ăn ở nhà hàng. Thỉnh thoảng, để mẹ có thời gian dạo phố, nghỉ ngơi, bố đề nghị cả nhà ăn cơm tiệm một hôm. Mẹ vui vẻ đồng ý và thường chọn món ăn lạ để học cách nấu. Mẹ em rất thích nấu ăn. Em rất tự hào về tài nấu ăn của mẹ. Hằng ngày, nghe lời mẹ chỉ bảo, lớn lên em sẽ cố gắng nấu ăn ngon như mẹ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa