Bạn nào có thể giúp mình biết: I don't know có nghĩa là gì?
cảm ơn nhìu
i don't have a bookself in my bedroom
there ........
câu hỏi là hãy điền vào chỗ trống để câu sau có ý nghĩa giống câu trước bạn nào giúp mình với mình cảm ơn
TL ;
There are not have a bookshelf in my bedromm
HT
Mình sắp thi kể chuyện rùi, bạn nào biết câu chuyện nào hay mà cũng đừng dài quá, có ý nghĩa thì giới thiệu cho mình với.
Cảm ơn nhìu nhìu lắm
Cây xanh bốn mùa
Bác Hồ rất thông cảm với sự vất vả của nhân dân. Tìm hiểu cụ thể đời sống của nhân dân, của những người lao động là một nếp làm việc quen thuộc của Bác. Một hôm, Bác gọi đồng chí phục vụ đến và nói:
- Có những đêm nằm nghỉ nghe thấy tiếng chổi tre quét đường phố rất khuya, Bác nghĩ rằng mùa đông, các cô chú công nhân quét đường vất vả lắm. Chú thử tìm cách điều tra cụ thể rối nói lại cho Bác biết.
Vâng lời Bác, một đêm nọ, đồng chí phục vụ lững thững dạo theo hè phố từ lúc người công nhân bắt đầu làm việc cho đến lúc dừng tay. Một tối làm việc như vậy họ phải đi đoạn đường khá dài, làm việc thầm lặng và rất vất vả.
Câu chuyện công việc của người công nhân quét đường trong đêm đông được báo cáo lại với Bác rất tỉ mỉ.
Nghe đồng chí phục vụ nói, Bác suy nghĩ hồi lâu rồi bảo:
- Chú nhớ nhắc những cơ quan có trách nhiệm phải có chế độ cấp phát quần áo lao động để bảo vệ sức khỏe cho các cô các chú ấy, nhắc nhở cán bộ phụ trách các cấp phải quan tâm đúng mức đến anh chị em làm nghề vất vả này.
Thời gian trôi qua...
Lần ấy, Bác có việc đi sang nước bạn. Nước bạn đang mùa đông lạnh giá, hầu hết cây cối đều trụi lá. Người bỗng phát hiện ra một loài cây vẫn xanh. Bác hỏi cán bộ địa phương, được biết đúng là loài cây có sức sống tốt, bốn mùa đều xanh tươi.
Người quyết định xin giống cây ấy mang về Việt Nam. Về nước, Bác trao giống cây đó cho người làm vườn và nói:
- Đây là loại cây mà mùa đông ít rụng lá. Chú trồng thử xem. Nếu chịu được khí hậu nước ta và xanh tốt thì sau này đem trồng dọc các đường phố, mùa đông vừa có cây xanh, vừa đỡ vất vả, đỡ tốn công cho anh chị em công nhân quét đường.
Trong Phủ Chủ tịch, gần nhà sàn của Bác, hiện vẫn còn loại cây trên, không rõ tên khoa học của loài cây ấy là gì, anh chị em vẫn thường gọi là “Cây xanh bốn mùa”.
Nhìn cây xanh bốn mùa ghi nhớ tấm lòng thương yêu nhân dân của Bác. Là Chủ tịch nước Người bận trăm công, nghìn việc lớn. Thế nhưng những việc thường ngày xảy ra chung quanh Bác cũng không bỏ qua. Người quan tâm một cách cụ thể và thiết thực đến điều kiện làm việc của những người công nhân. Việc làm của Bác luôn nhắc nhở chúng ta hãy biết quan tâm chia sẻ với những khó khăn vất vả của người khác, những người cán bộ lãnh đạo càng phải ghi nhớ điều này.
Trích từ sách: Bao la nhân ái Hồ Chí Minh,
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1994
http://www.baotanghochiminh.vn/ - http://www.baotanghochiminh.vn
Bác không đồng ý với nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức kỉ niệm ngày sinh của Người
Câu chuyện sau đây do đồng chí Nguyễn Văn Lương, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, BCH TW Đảng kể lại.
Năm 1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày kỷ niệm lớn: Kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng ta, kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Lênin, mừng thọ Hồ Chủ tịch 80 tuổi và kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hồi đó, sức Bác đã yếu. Để giữ gìn sức khỏe của Bác, Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng và Nhà nước thì mời Bác chủ trì, còn khi bàn những việc thứ yếu thì cứ bàn rối báo cáo lại. Bác cũng đồng ý như vậy. Khi Bộ Chính trị bàn việc tổ chức kỷ niệm bốn ngày lễ lớn thì Bác không dự. Nghị quyết đó ra từ tháng 4. Đến ngày 8-7 thì đăng trên báo Nhân dân. Mọi việc lớn hay nhỏ, khi Bộ Chính trị đã bàn xong đều báo cáo lại. Riêng việc này, các đồng chí cũng ngại rằng nếu Bác biết thì thể nào cũng không để tổ chức kỷ niệm ngày sinh của mình.
Hôm đó, đọc báo xong, Bác gọi các đồng chí trong Bộ Chính trị vào, Bác chỉ vào tờ báo Nhân dân để trên bàn và hỏi: Nghị quyết này các chú bàn bao giờ mà tại sao không cho Bác biết? Bác nói đại ý: tất cả các Nghị quyết của Đảng đều do Bộ Chính trị quyết định tập thể. Gần đây, Bác mệt, có một số cuộc họp không dự được. Đó là khuyết điểm của Bác. Khi đọc nghị quyết đăng trên báo, Bác tán thành nhiều điểm. Chỉ có việc riêng của Bác, Bác không đồng ý. Ai cũng biết Bác là Chủ tịch Đảng ta. Đọc nghị quyết này, người ta sẽ nghĩ rằng Bác chủ trì phiên họp Bộ Chính trị để bàn việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của mình cho linh đình. Thế là không đúng. Bác ngừng một lúc, giở tờ báo, chỉ tay vào một đoạn trong nghị quyết và nói: Lênin là bậc thầy của cách mạng thế giới. Bác chỉ là học trò của Lênin? Sao các chú lại đặt việc riêng của Bác ngang với những việc lớn của Đảng và Nhà nước? Bác lại chỉ tay vào một đoạn nữa trong nghị quyết và hỏi các đồng chí trong Bộ Chính trị: Sao các chú cho in sách của Bác nhiều thế? Bây giờ nước nhà còn thiếu thốn, sách học, giấy học cho các cháu còn thiếu, thế mà sách báo của ta, kể cả sách của Bác, thì in lu bù. Nên bớt đi, cái gì cần lắm hãy in, để giấy cho các cháu học. Nói xong, Bác lại lấy ngón tay dò dò trên tờ báo. Thi ra vẫn chưa hết! Chỉ tay vào một chỗ trong nghị quyết, ghi việc xây dựng và tu bổ những nhà bảo tàng, nhà lưu niệm của những địa phương cơ sở cách mạng Bác nói: việc này cũng cần thiết, nhưng Bác nghỉ nước ta đang có chiến tranh, nhà cửa của nhân dân bị tàn phá nặng nề, chúng ta nên để dành vật liệu trước hết xây dựng nhà ở cho nhân dân, trường học cho các cháu và nhà giữ trẻ. Khi đời sống nhân dân sung túc, lúc đó ta hãy xây dựng bảo tàng này, bảo tàng nọ.
Từ một nghị quyết của Bộ Chính trị, Bác chỉ ra nhiều bài học rất thấm thía. Bác rất khiêm tốn, không muốn đề cao cá nhân mình, lúc nào Người cũng chỉ nhận mình là học trò của Lênin vĩ đại. Mỗi việc làm của Bác đều vì dân vì nước. Ngay cả đến khi sắp từ biệt thế giới này, Bác vẫn còn căn dặn: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân".
Nhờ Bác, chúng ta nhớ những lời Bác dạy. Mọi chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ điều kiện thực tế của đất nước, và luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
Giản dị và tiết kiệm
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.
http://www.baotanghochiminh.vn/ - http://www.baotanghochiminh.vn
Câu chuyện về chiếc tàu phá thuỷ lôi mang biệt hiệu T5 và tấm lòng của Bác
Ông Phan Trọng Tuệ, nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, trong một lần gặp gỡ với ông Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Bác Hồ cùng ôn lại những kỷ niệm khi được làm việc với Bác kể lại rằng: năm 1965, ông làm Chính uỷ kiêm Tư lệnh đường mòn Hồ Chí Minh. Một hôm đồng chí Vũ Kỳ gặp ông và nói xem có phim tư liệu gì mới về cuộc sống, chiến đấu và lao động của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đem vào chiếu cho Bác xem.
Ông về lựa chọn và đưa cuốn phim về giao thông vận tải, quay từ Hà Nội vào đến Vinh cho Bác xem. Bộ phim ông mang vào chiếu cho Bác xem, có cảnh phá thuỷ lôi bằng kích thích. Cho ca nô chạy nhanh qua bãi thuỷ lôi. Thuỷ thủ lái ca nô mặc áo bảo vệ kèm phao bơi. Bác xem rất chăm chú sau đó Người hỏi: Mặc như thế kia thì cử động thế nào, ca nô chạy như thế liệu có đảm bảo an toàn cho chiến sĩ? Tiếp đó Bác nói luôn các chú lái ca nô thật dũng cảm, nhưng phải nghĩ xem có phương pháp nào điều khiển ca nô chạy tự động qua bãi thuỷ lôi, chứ làm như thế này nguy hiểm cho tính mạng của các chiến sĩ.
Ông đã suy nghĩ rất nhiều về lời gợi ý của Bác. Sau đó ông cho họp Hội đồng kỹ thuật, báo cáo lại ý kiến của Bác. Mọi người đều rất tán thành và đề nghị thiết kế tàu không người lái, điều khiển từ xa.
Sau đó một loại tàu mới có biệt hiệu là T5 ra đời, có người điều khiển từ xa để phá thuỷ lôi. Đó là do bao công sức đóng góp của các anh em làm công tác kỹ thuật sáng chế.
Khi chiếc tàu này mới được chế tạo, đã mang lên Hồ Tây chạy thử. Lần chạy thử đó có mời đồng chí Tố Hữu đến xem. Nhờ chiếc tàu đó mà ta đã phá được rất nhiều thuỷ lôi, đảm bảo giao thông đường thuỷ thông suốt, lại không nguy hiểm đến tính mạng cho các chiến sĩ.
Lời phát biểu của Bác đã tác động đến anh em kỹ thuật, giúp họ suy nghĩ, phát huy sáng kiến và chế tạo ra chiếc tàu mang biệt hiệu T5.
Chiếc tàu mang biệt hiệu T5 hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải quân Việt Nam. đó không chỉ là hiện vật quý trong cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của nhân dân ta, mà còn là minh chứng cho tấm lòng thương yêu cán bộ chiến sĩ của Bác Hồ. Trước bất cứ một công việc gì, Bác đều suy nghĩ làm thế nào cho tốt nhất, không ảnh hưởng đến tính mạng, của cải, tài sản của nhân dân.
Có thể cho người nghèo những thứ ấy
Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn - Thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Cáctơn (1).
Ở khách sạn Cáctơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này, sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa... và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng...
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp.
Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh:
- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?
- Anh Thành điềm tĩnh trả lời:
- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.
Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo.
(1) Một khách sạn nổi tiếng ở Luân Đôn do ông Étcốtphie người Pháp làm đầu bếp.
Cho ABC có góc A= 90độ, có AC=3cm, BC= 5cm. Gọi I là trung điểm của cạnh AB , D là điểm đối xứng vs C qua I .
a) Tứ giác ADBC là hình gì? Vì sao?
b) Gọi M là trung điểm của cạnh BC . CM: MI ⊥ AB
c) Tính diện tích △ABC?
Bạn nào biết giúp mik vs ạ, mình sắp thi rồi! Cảm ơn nhìu!!
bạn nào có thể giúp mình tả 1 bài văn bằng tiếng anh nói về chuyến đi cắm trại của mình được ko?
mình xin cảm ơn nhìu :)
Last Sunday, my class organized a trip to Son Tinh is land camp. We set off at 5 hours and it took us 3 hours to get there. On arrival, everyone was quite excited and happy. That day, the weather was very beautiful, the air here is fresh. On the island there are many stilt houses and swings. We were assigned to build tents. Then, all of us paripated in some amazing games such as cat chasing mouse, hide and seek, ... Everyone was all excited and active. Someone losing must receive fines, that make the cow face. It looks so funny. On that day, the teacher also celebrated a birthday for some of our classmates. At noon, most people feel hungry, we return to the tent, eat the food prepared from the day before, then, tell stories and sing, take pictures together. In the afternoon, we were cruising by boat. This was the first time I've experienced go on water surface, it feels great. At 5 o'clock, we all had to arrange luggage to come back home. I bought myself some lovely souvenirs. On the way, looking at the island away, I hope that there will be more interesting excursions this.
Dịch
Chủ nhật tuần trước, lớp mình tổ chức một chuyến đi dã ngoại đến đảo Sơn Tinh camp. Chúng mình xuất phát từ lúc 5 giờ và phải mất 3 tiếng mới đến nơi. Trên đường đi, mọi người đều khá hồi hộp và háo hức. Hôm ấy, trời rất đẹp, không khí trong lành. Trên đảo có rất nhiều nhà sàn và xích đu. Chúng mình được phân công dựng lều. Sau đó, mình tham gia những trò chơi tập thể như mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê,... Các bạn đều rất hào hứng và thích thú. Một số bạn thua phải chịu phạt, làm mặt con bò rất buồn cười. Hôm ấy, cô giáo còn tổ chức sinh nhật cho một số bạn trong lớp. Đến trưa, đa số mọi người đều cảm thấy đói, chúng mình trở về lều, ăn những thức ăn đã được chuẩn bị sẵn từ hôm trước, sau đó, ngồi kể chuyện và ca hát, chụp ảnh chung. Buổi chiều, chúng mình được dạo biển bằng tàu thủy. Đây là lần đầu mình được trải nghiệm đi trên mặt nước, cảm giác vô cùng tuyệt vời. Đến 5 giờ, mọi người phải thu xếp hành lí để trở về, mình mua được một số món quà lưu niệm nhỏ. Trên đường đi, nhìn bóng hòn đảo xa dần, mình mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những chuyến dã ngoại lí thú như vậy.
~ Chúc bạn học giỏi ~
''I don't know '' có nghĩa là gì vậy ?
Ngân Hoàng Xuân ko biết à hay sao mà trả lời là ''tôi không biết "
Suy nghĩ của em về ý nghĩa của bài thơ Nơi Dựa của tác giả Nguyễn Đình Thi. Mình cần gấp nếu bạn nào biết có thể giúp mình sớm được ko ạ? Mình cảm ơn.
BN THAM KHẢO HƯỚNG DẪN NHÉ
Hướng dẫn :
Mở bài: Trong cuốn nhật kí cảm động của mình Đặng Thùy Trâm đã có lần viết: “đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”, cuộc đời mỗi con người phải có những thăng trầm, những điểm rơi để mỗi con người trở nên dày dạn hơn, trưởng thành hơn. Nhưng làm thế nào để vượt qua những điểm rơi ấy? Có thể là bằng chính bản lĩnh của mỗi con người nhưng cũng có thể cần lắm một nơi dựa. Bài thơ “NƠI DỰA” của Nguyễn Đình Thi cho chúng ta hiểu rõ hơn về nơi dựa của cuộc sống.
Thân bài:
a) Giải thích: Bài thơ có hai câu chuyện nhỏ, câu chuyện thứ nhất là câu chuyện của một người đàn bà trẻ tuổi và một đứa bé. “Người đàn bà với khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào”, có lẽ người đàn bà đã trải qua những khó khăn, những đau đớn, những bất hạnh trong cuộc sống. Còn đứa bé mới chỉ ” lẫm chẫm” đi chưa vững, miệng nói líu lo chưa rõ, nó còn quá nhỏ. Những tưởng người đàn bà sẽ là nơi dựa cho đứa trẻ nhưng thực ra đứa trẻ kia mới là “nơi dựa” cho người đàn bà kia sống.
Câu chuyện nhỏ thứ hai là của anh chiến sĩ và bà cụ. Anh chiến sĩ có cái nhìn “đã nhiều lần nhìn vào cái chết” nghĩa là anh đã từng phải đối mặt với ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, đã phải trải qua bao đau thương nghiệt ngã của cuộc đời. Còn bà cụ, tuổi đã cao, sức đã yếu, bước đi không còn vững nữa. Những tưởng người chiến sĩ sẽ phải là “nơi dựa” cho bà cụ nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, bà cụ chính là “nơi dựa” cho người chiến sĩ đi qua những thử thách.
=> Như vậy bài thơ đề cập đến vấn đề “nơi dựa” của mỗi con người trong cuộc sống, đó là những người thân yêu, những người có vai trò vô cùng quan trọng, những người có khả năng mang lại cho ta nguồn cảm hứng sống, mang cho ta lẽ sống, niềm tin, hi vọng vào cuộc đời. Hay “nơi dựa” chính là những nơi tạo ra động lực để ta sống tiếp một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi dựa tinh thần.
b) Bàn luận: + Luận điểm: Với việc sử dụng thể thơ văn xuôi, với ngôn từ giản dị, mỗi câu thơ như một lời nói nhẹ nhàng và sâu sắc, Nguyễn Đình Thi đã cho chúng ta nhận thấy ý nghĩa của nơi dựa tinh thần. Quả thực, với mỗi một con người, nơi dựa về tinh thần là vô cùng quan trọng và nó đặc biệt quan trọng khi mỗi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, rơi vào những điểm rơi trong cuộc sống.
+ Chứng minh: Trong cuộc sống hàng ngày, Nơi dựa tinh thần của bạn có thể là cha, mẹ, là những người thân yêu, là quê hương, tổ quốc . Nơi dựa tinh thần của tôi có thể chính là những mục tiêu tôi đặt ra, có thể là một lời hứa với bản thân từ quá khứ và tất cả đều tạo động lực cho bạn và cho tôi có thể tiến lên.
*Trong dòng chảy trôi bình thường của cuộc sống, nơi dựa tinh thần cũng có vai trò quan trọng, nó giúp chúng ta không đi lệch đường, lệch hướng, không bị chững lại và thậm chí là không bị tụt lùi về phía sau trong dòng chảy trôi của cuộc đời (lấy dẫn chứng).
*Khi chúng ta phải đối mặt với khó khăn, với thử thách trong cuộc sống thì nơi dựa sẽ tạo ra động lực, sẽ thúc đẩy, sẽ động viên và thậm chí là định hướng cho ta cách để ta vượt qua khó khăn, thử thách (lấy dẫn chứng).
*Khi chúng ta gặp phải thất bại, nơi dựa sẽ xoa dịu đi những nỗi buồn, giúp chúng ta đứng lên, bước tiếp những bước vững vàng hơn (lấy dẫn chứng).
Mở rộng: Bên cạnh nơi dựa về tinh thần trong cuộc sống còn có nơi dựa về vật chất. Nơi dựa là điểm tựa cần thiết để giúp cuộc sống mỗi con người trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên nếu ai đó lạm dụng nơi dựa sẽ có khả năng trở thành những con người phụ thuộc, trở thành ỷ lại, dựa dẫm. Biết mình có nơi dựa vững vàng cho nên không cố gắng, không nỗ lực. Như vậy, nơi dựa chỉ thực sự có tác dụng đối với tinh thần tự lập, ý thức tự giác của mỗi con người.
các bạn có biết siêu thị dịch tiếng anh là gì ko vậy
giúp mk với rồi nhớ kết bạn với mk nha cảm ơn các bạn nhìu
supermarket nha
super market nha bạn
các bạn ơi giải giúp mình với, cảm ơn nhìu(có thể giải 1 trong 2 bài nhưng đủ các ý trong bài đó giúp mình :D)
Làm giúp mình với ạ làm mỗi bài 1 thôi là được ạ không cần làm bài 2 cũng hổng sao anh chị/ bạn nào đó có thể làm được bài 2 làm cx đc ạ em xin cảm ơn rất nhìu