Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu sử dụng ít nhất 3 trạng ngữ khác nhau
Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu , trong đó sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ. Chỉ ra tác dụng của các trạng ngữ đó trong câu văn,đoạn văn .
Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn tự hào bởi vốn tiếng Việt giàu và đẹp. Đó là tiếng nói, điệu hồn dân tộc được kết tinh từ lịch sử bao đời. Ngày nay, chúng ta cũng chưa bao giờ thôi yêu quý và tự hào bởi thứ tiếng mẹ đẻ ấy. Với những đặc trưng của mình, Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm dạt dào, sinh động. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phong phú cho phép ta được biến đổi, sử dụng linh hoạt. Càng yêu tiếng Việt, chúng ta càng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của nó, xem nó như một tài sản quý giá của dân tộc để nâng niu, trân trọng.Trạng ngữ: Với những đặc trưng của mình (trạng ngữ cách thức), ngày nay (trạng ngữ chỉ thời gian)
Thời tiết những dạo gần đây thật khiến người ta cảm thấy thật thoải mái. Mùa đông đã thật sự về.Cái lạnh lẽo đã thế chỗ cho sự nóng nực, oi bức của mùa hè. Gần đây, những đợt không khí lạnh liên tiếp đổ về với những đợt gió mùa khiến cho những ai yêu mùa đông cảm thấy thật sự thích thú. Lạnh nhưng không đến mức rét cắt da cắt thịt, trong cái lạnh ta vẫn cảm thấy được một sự hân hoan như không khí Tết về. Hôm nay, trời còn lất phất mưa phùn tưởng như Tết, mùa xuân đã về tới ngõ.
- Trạng ngữ được sử dụng: Gần đây, Hôm nay
- Tác dụng của trạng ngữ: đây đề là trạng ngữ chỉ thời gian, giúp bổ sung ý nghĩa cho câu và liên kết các câu trong đoạn.
Trả lời:
Thời tiết những dạo gần đây thật khiến người ta cảm thấy thật thoải mái. Mùa đông đã thật sự về.Cái lạnh lẽo đã thế chỗ cho sự nóng nực, oi bức của mùa hè. Gần đây, những đợt không khí lạnh liên tiếp đổ về với những đợt gió mùa khiến cho những ai yêu mùa đông cảm thấy thật sự thích thú. Lạnh nhưng không đến mức rét cắt da cắt thịt, trong cái lạnh ta vẫn cảm thấy được một sự hân hoan như không khí Tết về. Hôm nay, trời còn lất phất mưa phùn tưởng như Tết, mùa xuân đã về tới ngõ.
- Trạng ngữ được sử dụng: Gần đây, Hôm nay
- Tác dụng của trạng ngữ: đây đề là trạng ngữ chỉ thời gian, giúp bổ sung ý nghĩa cho câu và liên kết các câu trong đoạn.
Viết một đoạn văn ngắn từ (khoảng 7 câu) về chủ đề : Học tập (có sử dụng ít nhất hai trạng ngữ với công dụng khác nhau ).Chỉ ra các trạng ngữ đó và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu
<3 <3 <3 <3 <3 <3 <3 <3
1. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ và một câu rút gọn
3. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn và 1 câu đặc biệt, gạch chân dưới các câu đó
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) với nội dung Việt Nam quyết tâm chiến thắng đại dịch coVID-19 trong đó có sử dụng ít nhất một câu trạng ngữ chỉ rõ trạng ngữ đó
Viết một đoạn văn ngắn(5 đến 7 câu) trong đó có sử dụng trạng ngữ đứng ở đầu câu, cuối câu và giửa câu( ít nhất là có 2 trạng ngữ và gạch chân trạng ngữ đó)
Mùa Xuân, cây cối vươn lên như thức dậy sau một giấc ngủ dài. Dòng sông như được thay một chiếc áo mới vắt qua làng tôi . Những cô cậu thanh niên trên con đường nô nức đi chơi mùa lễ hội. Những chàng ca sĩ họa mi đang hát một khúc nhạc tuyệt vời trên cây tre cao vút. Tôi yêu mùa xuân nhất !
Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ - vị.
Sau khi em đọc văn bản “Ca Huế”, em cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước hơn. Tác giả bài viết đã giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc của ca Huế, cả về những quy định, luật lệ của ca Huế và những giá trị mà ca Huế mang lại đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Và chúng ta càng cần phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những nét di sản văn hóa của dân tộc như Ca Huế.
Cụm chủ vị: Sau khi em đọc văn bản “Ca Huế”
Viết đoạn văn từ 5-7 nói về thời tiết mấy ngày qua nơi em ở , trong đó sử dụng ít nhất một câu có trạng ngữ mục đích.
Những ngày mùa hè đã thực sự bắt đầu trên thành phố nhỏ. Mới 5 giờ sáng, trời đã sáng rực rỡ. Không khí buổi sớm mai trong lành và dễ chịu đến vô cùng. Những cơn gió mát rười rượi thổi từ ngoài đồng vào đem theo mùi hương ngọt bùi, thanh khiết. Càng gần đến trưa, trời càng trở nên nóng bức hơn. Ánh nắng dần thêm gay gắt, không khí dần thêm bức bối, nóng nực. Những cơn gió rủ nhau kéo đi trốn hết ở phương xa, khiến hàng cây ỉu xìu dưới nắng hạ. Mấy chú chim cũng trốn hết vào trong tổ, lim dim mà nằm đợi cho trôi qua thời gian oi ả này. Duy chỉ có mấy chú ve là vẫn ca liên hồi trên vòm cây.
Trạng ngữ: trên thành phố nhỏ, mới 5 giờ sáng, dưới nắng hạ, trên vòm câyViết một đoạn văn ngắn khoảng (6 đến 8 câu) chủ đề về gia đình hoặc trường lớp. Trong đó, có sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ. Chú thích rõ trạng ngữ và ý nghĩa trạng ngữ ấy.
Viết 1 đoạn văn 5-7 câu trình bày suy nghĩ về cái riêng của bản thân em trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 trạng ngữ
Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nêu cảm nghĩ về một câu chuyện em thích nhất trong bài 6 (Sgk Ngữ văn 6, tập 2). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 câu mở rộng CN bằng cụm danh từ.
Tham khảo
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Tham khảo
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Tham khảo
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.