Giúp mk với ạ văn bản dọc đường xứ nghệ
Bối cảnh chung và riêng của văn bản Dọc đường xứ nghệ
=> Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người.
bối cảnh chung và bối riêng trong đoạn trích đọc xứ nghệ
Văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” gợi cho em những suy nghĩ gì?
Gợi ra cho em những suy nghĩ về sự thành đạt và sự bảo vệ của nhà nước, sự trung thành với các lẽ phải của xã hội, và sự trân trọng và giữ gìn những giai đoạn khó khăn của cuộc sống. Nó cũng gợi ra những suy nghĩ về sự cố gắng và nỗ lực của mỗi người để đạt được thành công trong cuộc sống, và sự tôn trọng và trân quý nhau trong gia đình và cộng đồng.
Đọc trước văn bản Dọc đường xứ Nghệ và tìm hiểu thông tin về nhà văn Sơn Tùng.
Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy ( nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An. Ông là một trong những nhà văn có nhiều tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa.
Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng, sinh năm 1928 tại Diễn Châu, Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo. từ năm 1974 đến nay, Nhà văn Sơn Tùng đã cho ra đời hàng chục tiểu thuyết, tư liệu, tập truyện.
-Nội dung chính của văn bản dọc đường xứ nghệ là gì?
-Sảy ra trong bối cảnh nào?
Nội dung chính: Ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó, ta thấy được tinh thần ham học hỏi của hai cậu bé đặc biệt là qua đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người.
Bối cảnh: chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng
Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ sau: Cha vậy,con vậy thì giữ nước làm sao được ? trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ
Mọi người ơi giúp mình với,chiều nay mình thi rồi.Cảm ơn nghìn lần
(Tạo nhịp điệu làm tăng tính sinh động hấp dẫn ) nhớ đc nhiu đó thui
viết đoạn văn khoảng 5-8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Côn trong văn bản " Dọc đường xứ Nghệ"
Ấn tượng của em với Côn là cậu bé hiếu học, ham tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Trên đường đi, cậu bé Côn luôn chú ý quan sát vạn vật xung quanh. Cậu hình dung hương hiện lên với "những ngôi đền cổ kính", với "dãy núi xa xa rất nhiều hình nhiều vẻ". Chính vì thế cậu đã mạnh dạn hỏi cha về những sự tích gắn liền với thắng cảnh ấy. Côn khao khát được hiểu hơn về cuộc sống, về cội nguồn dân tộc. Ngay từ khi là một cậu bé, Côn đã rèn luyện và bồi đắp cho bản thân một tinh thần ham học đáng ngưỡng mộ.
Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.
⇒ Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ ba: Giúp câu chuyện được kể từ cái nhìn toàn cảnh của người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri). Bất cứ điều gì từ các nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba này đều nắm rõ.
Phong cách sáng tác của nhà văn sơn tùng trong bài dọc đường xứ nghệ?
Phong cách sáng tác của nhà văn Sơn Tùng là: giản dị, gần gũi mà sâu lắng, hàm xúc.
Các văn bản đã học: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) đều có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào?
1. Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày. Ví dụ: Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau.
2. Thân bài: Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định. Ví dụ:
+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản; ví dụ: Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng,... Ở văn bản Dọc đường xử Nghệ là... Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là...
+ Nêu lí lẽ vì sao những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước. Ví dụ:
• Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng.
• Giải thích vì sao những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước.
• Lí giải vì sao yêu tiếng mẹ đẻ được coi là biểu hiện của lòng yêu nước ,...
3. Kết bài:
Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của mình và liên hệ với cuộc sống hiện nay. Ví dụ: Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, nhiều hành động, ... khác nhau.