Viết một đoạn văn ghi lại bài học em rút ra được từ một trong những văn bản đã học.
Từ câu chuyện Có một chú chim sâu, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? Hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu ghi lại nội dung trả lời của em.
(Mình cần gấp)
tui cong ko biết bài chú chim sâu là bài j sao giúp
Trong chương trình ngữ văn 8 em đã được học tác phẩm nào nói về tình yêu quê hương hay nhất em đã nắm được nội dung gì từ tác phẩm từ đó em rút ra được bài học cuộc sống gì cho bản thân hãy thực hiện những điều đó bằng một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu trình bày theo kiểu tổng phân hợp
Trong chương trình ngữ văn tám em đã được học tác phẩm nào nói về tình yêu quê hương hay nhất em đã nắm được nội dung gì từ tác phẩm từ đó em rút ra được bài học cuộc sống gì cho bản thân hãy thể hiện những điều đó bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày theo kiểu tổng phân hợp
Câu 4. Sau khi học xong bài, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật người bố trong văn bản. Trong đoạn văn có dùng một từ ghép chính phụ và một từ ghép đẳng lập (gạch chân, chú thích rõ).
Tham khảo:
- BÀI HỌC:
Cha mẹ là những người cho chúng ta cuộc sống này. Trải qua bao tháng năm cuộc đời, mẹ không quản ngại mọi gian khó để nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy, hãy suy ngẫm thật kĩ trước khi nói điều gì, không được nói những lời lẽ vô lễ, thiếu tôn trọng cha mẹ. Những lời nói vô tình của chúng ta sẽ khiến mẹ buồn và tổn thương rất nhiều. Cần hiếu thảo, kính trọng và biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Luôn ngoan ngoãn, nghe lời và yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha mẹ. Hãy trân trọng những giây phút cha mẹ còn ở bên cạnh mình bởi cuộc đời này rất ngắn. Đừng để nước mắt mẹ cha phải rơi vì những phút giây vô tâm của mình bạn nhé!
- SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI BỐ:
Từ ghép đẳng lập: tình cảm.
Từ ghép chính phụ: ông bố.
Bố của En-ri-cô là một người cha nghiêm khắc nhưng cũng rất mực yêu thương con. Bố đã giúp En-ri-cô hiểu rằng tình cảm tổ ấm gia đình là thiêng liêng hơn cả,bộ đã khơi gợi cho En-ri-có những tâm tư tình cảm suy nghĩ của En-ri-cô về mẹ rất chân thành, Bố là một ông bố rất kiên quyết nhưng lại rất mực yêu thương con.Từ đó thấy được đó là một ông bố hoàn hảo.
Từ văn bản 'chiếc lá cuối cùng' em rút ra được bài học gì cho bản thân? Trong thực tế, em đã làm được gì từ bài học mà em rút ra?( kể một vài việc làm của bản thân) (Ngữ văn - Lớp 8)
Em tham khảo:
Bài học rút ra
→Con người cần phải có nghị lực sống,biết suy nghĩ,hành động theo ý chí tích cực,làm đẹp cho bản thân,cuộc sống xã hội.
→Con người cần phải có lòng yêu thương,biết quan tâm,chia sẻ giúp đỡ nhau.Biết cống hiến hết mình,hi sinh bản thân vì những điều tốt,vì mọi người xung quanh.
Bản thân em đã làm được gì chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ tốt hơn ^^
viết một đoạn văn (5-7 câu) về những bài học mà em rút ra từ văn bản "Kiến và Châu Chấu" là gì?
viết đoạn văn 5-7 ghi lại bài học em rút ra được sau khi đọc văn bản chiếc hộp giấy vàng
Đứa con trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh thật đẹp để tặng bố nhưng người bố đã phạt con mình vì nó đã phí phạm cả cuộn giấy gói hoa màu vàng. Dù bị phạt nhưng đứa con vẫn mang đến hộp quà để tặng cho cha.
Câu chuyện là lời cảnh báo ý nghĩa với tất cả mọi người đặc biệt là tình cảm của cha mẹ với con cái. Người cha chưa biết trân trọng món quà của con mà quá đi sâu vào tiền bạc, vật chất, câu chuyện phản ánh thực tế đời sống hiện nay của con người.
Ngoài ra món quà ý nghĩa của đứa con với người cha chứa đầy tình yêu vô bờ bến. Đặc biệt là những nụ hôn của con gái đã thổi vào trong chiếc hộp giấy vàng. Món quà tinh thần ấy là sở hữu quý giá nhất chứng minh cho tình cha con không gì có thế sánh bằng.Câu chuyện ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc.
Biết trân trọng tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử, luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng nguyện vọng, sở thích, sáng tạo trí tưởng tượng của trẻ thơ.
Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc, đặc biệt đối với con trẻ để khỏi mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra
Nếu biết hợp tác, chia sẻ, đoàn kết, thấu hiểu, nhường nhịn thì gia đình sẽ đầy ắp tiếng cười, gợi không khí ấm cúng và hạnh phúc.
Biết giữ gìn và nâng niu nó thì cuộc sống sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
bạn nhé! bài của mình hơi dài! mong banh thông cảm!
Viết một đoạn văn kể lại một lần em nghịch dại.Từ sự việc đó,em đã rút ra bài học gì cho bản thân.Mình đang cần gấp nhé
Tham khảo nhé!
Ngày hôm nay, em có dịp về thăm trường cũ. Trường vẫn như xưa, đến cả hàng cây xanh cũng không có gì thay đổi. Nhìn khung cảnh đó, những kỉ niệm ngày xưa lại ùa về. Đặc biệt, chính là kỉ niệm một lần em trốn học thể dục.
Hôm đó là một ngày mùa hè nóng bức, chúng em học thể dục ở trên sân. Và tất nhiên, em và các bạn ai cũng cảm thấy khó chịu. Như thường lệ, sau khi tập hợp điểm danh xong, thầy sẽ cho cả lớp tự khởi động rồi đi lấy dụng cụ thể dục, và phải mười lăm phút sau thầy mới quay lại. Thế nên, ngay khi bóng thầy đi xa, em liền dừng tập, chạy vào bóng râm phía sau sân trường ngồi chơi. Vừa ngồi hóng mát, em vừa yên chí rằng chắc chắn sẽ trở lại kịp khi thầy vừa trở về. Bởi như mọi hôm, khi nào thầy gần trở lại, lớp trưởng sẽ yêu cầu cả lớp đứng lại thành các hàng ngang. Đó như là một tín hiệu để em trở về hàng ngũ.
Tuy nhiên hôm đó, khi em đang say sưa nằm trong gió mát thì chợt cảm thấy có gì đó thật kì lạ. Đã khá lâu rồi, nhưng chưa nghe thấy hiệu lệnh tập hợp của lớp trưởng. Chẳng lẽ thầy lại đi lâu đến như vậy. Hơn nữa, tiếng hô, tiếng chạy ồn ã của cả lớp cũng im bặt, không gian yên tĩnh đến lạ lùng. Cảm giác khó hiểu, em vội rời khỏi bóng râm, chạy vòng về sân thể dục. Đến lúc đó, em nhận ra rằng, mình đã bị thầy phát hiện trốn phần khởi động rồi. Thì ra hôm nay, thầy để quên chìa khóa phòng dụng cụ trong cặp nên quay lại lấy. Khi trở về, vừa liếc qua thầy liền nhận ra thiếu mất năm bạn so với lúc điểm danh nên thầy đứng lại chờ đợi. Bốn bạn kia trở về rất nhanh và xin lỗi thầy, riêng em thì đến lúc này mới xuất hiện. Nhìn ánh mắt nghiêm nghị của thầy, em hèn nhát mà cúi gằm mặt xuống đất, lí nhí trong miệng “Em xin lỗi thầy”. Thế nhưng, thầy chẳng hề trả lời mà lướt qua em ra hiệu cho cả lớp tập hợp lại rồi bắt đầu tiết học như thường lệ. Tuy ngạc nhiên nhưng cả lớp vẫn hoạt động theo hướng dẫn của thầy. Chỉ riêng em đứng ở góc sân bóng lẻ loi như người bị thừa ra. Đứng im lặng nhìn các bạn tập ở trong sân. Lần đầu em nhận ra tiết học thể dục kia thì ra không chỉ có mệt mỏi và nóng bức, mà còn rất thú vị nữa. Và việc đứng trong bóng râm một mình lúc các bạn đang học như em luôn khát khao thì ra cũng là một cách tra tấn. Nó khiến em khó chịu và bứt rứt. Mấy lần em lên tiếng xin thầy vào lớp, nhưng thầy không trả lời, giả vờ như không nghe thấy. Suốt bốn mươi lăm phút thể dục hôm đó, em cảm giác dường như đã mấy thế kỷ trôi qua vậy. Cuối cùng, đến hết giờ, thầy giáo mới tiến về phía em, và nói:
- Em đã nhận ra lỗi sai của mình chưa?
- Em nhận ra rồi ạ. Em xin lỗi thầy, từ nay về sau em sẽ không bao giờ lười biếng và trốn học nữa. Nên thầy cho em vào học với các bạn thầy nhé? - Em vội vàng trả lời thầy.
Nhìn thái độ hối lỗi của em, cuối cùng trên gương mặt nghiêm nghị của thầy cũng hiện lên một nụ cười dịu dàng. Thầy gật đầu:
- Ừ, tiết sau em hãy vào học cùng các bạn đi!
Câu nói ấy của thầy như một cơn gió mát thổi bay đi những mệt mỏi, muộn phiền trong em nãy giờ. Tiết thể dục sau đó là tiết học hay nhất mà em từng học, và cũng là giở thể dục mà em năng nổ nhất từ trước đến nay. Chính cách xử lí tinh tế của thầy đã khiến em nhận ra được niềm vui của việc học tập cùng bạn bè. Giúp em thay đổi được tính xấu trốn học.
Từ đó đến nay đã hơn hai năm trôi qua, nhưng sự việc lần đó em vẫn còn nhớ rõ. Bởi tuy là một kỉ niệm chẳng vui vẻ gì, lại còn là về thói xấu của bản thân, nhưng nó đã thực sự giúp em thay đổi, trở thành một học sinh tốt, được thầy cô, bạn bè yêu quý.
tham khảo
Tuổi thơ của ai cũng sẽ có thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Chính nhờ những kỉ niệm muôn hình muôn vẻ đó, đã tạo nên một tuổi thơ nhiệm màu. Bản thân em cũng vậy. Và trong vô số kỉ niệm đó, em nhớ nhất vẫn là một lần em nói dối mẹ.
Kỉ niệm lần đó xảy ra khi em đang học lớp năm. Em được nhận xét là một cô bé thông minh nhưng lười biếng và thích nói dối. Ngày hôm đó, sau khi ngủ dậy, em cảm thấy chán nản, không muốn đi học. Vì vậy, em đã giả vờ như mình bị đau bụng. Khi thấy em đã muộn vẫn chưa xuống ăn sáng, mẹ liền chạy lên phòng kiểm tra. Mẹ đã rất lo lắng. Ngay lập tức, mẹ đi tìm dầu nóng xoa bóp bụng cho em. Trong giây phút, em cảm thấy hối hận vì đã lừa mẹ. Nhưng rồi em vẫn im lặng và lắc đầu. Một lát sau, thấy em mãi không đỡ. Mẹ liền bảo em hãy nằm nghỉ để mẹ gọi xin cô nghỉ buổi học hôm nay.
Chờ mẹ ra khỏi cổng, em liền sung sướng bật dậy, chạy ngay ra phòng khách ngồi chơi. Em mở tủ lạnh, lấy bánh kẹo ra, vừa xem phim vừa ăn trong sung sướng. Đúng lúc đó, em nghe thấy tiếng mở cửa, vội nhìn sang thì em thấy mẹ đứng đó. Khuôn mặt đỏ bừng, trên tay là một túi thuốc và lồng đựng cháo ấm. Dường như quá ngạc nhiên, mẹ đứng sững người lại, chỉ thốt lên “Sao con…”. Nhưng dường như đã hiểu ra vấn đề, mặt mẹ trở nên buồn bã, ánh mắt thất vọng nhìn về em. Rồi mẹ im lặng tiến về phía phòng bếp, đặt cháo và thuốc lên bàn rồi trở về phòng. Em cảm thấy hối hận vô cùng. Em liền lên phòng để xin lỗi mẹ:
- Con xin lỗi mẹ ạ, con đã nói dối mẹ để được nghỉ học hôm nay. Hành động đó thật là sai lầm, nhưng con mong mẹ hãy bỏ qua cho con nhé. Con xin hứa từ nay về sau sẽ không bao giờ nói dối nữa. Nếu con phạm sai, thì mẹ đánh con thật đau vào là được.
Mẹ vẫn tiếp tục im lặng. Khiến em nghĩ rằng mình không được tha thứ, nước mắt cứ thế mà lăn dài trên má. Lúc này, rốt cuộc mẹ cũng phản ứng lại. Mẹ đưa đôi tay lên, lau đi dòng nước mắt của em, vuốt nhẹ lên trán em mà nói rằng:
- Con biết nhận lỗi như thế này mẹ vui lắm. Hãy nhớ mãi lời hứa này của con nhé. Mẹ sẽ giám sát con thật kĩ.
- Vâng ạ - Em trả lời với niềm hạnh phúc khôn cùng.
Từ sau lần đó, em như trở thành một con người hoàn toàn khác, em không nói dối và lười biếng nữa. Mà trở nên chăm chỉ, trung thực hơn. Sựt thay đổi tích cực đó, chính nhờ hành động giáo dục bằng tình thương của mẹ ngày hôm đó. Bài học này em sẽ ghi lòng tạc dạ mãi về sau.
Ở lớp 6, em đã được tìm hiểu và thực hành cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. Trong phần Viết của bài học này, em sẽ tiếp tục được học cách viết một đoạn văn như thế.
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,..
b. Tìm ý
Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:
- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.
- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.
- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.
c. Lập dàn ý
Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.
2. Viết bài
Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:
- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn.
3. Chỉnh sửa
Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.
Yêu cầu | Gợi ý chỉnh sửa |
Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. | Nếu còn thiếu, hãy bổ sung. |
Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. | Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh. |
Khái quát được cảm xúc về bài thơ. | Đọc lại câu văn cuối đoạn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu. |
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt. | Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi. |
Bài viết tham khảo:
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ nói về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình bà cháu trong bài thơ, nói rộng hơn là tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Người cháu ra đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc. "Tổ quốc" là một từ thật thiêng liêng nhưng cũng hết sức trừu tượng. "Tổ quốc" có trong mình "xóm làng thân thuộc". "Tổ quốc" có trong mình những kỉ niệm với bà, giản dị như tiếng gà cục tác. Như vậy, có thể nói "Tổ quốc" thiêng liêng, trừu tượng nhưng cũng thật giản dị, gần gũi. Bài thơ Tiếng gà trưa đã nói về tình cảm và kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu với bà của mình. Chính vì tình cảm, kỉ niệm đó mà người cháu "chiến đấu hôm nay". Tình cảm đã khiến người ta có sức mạnh để bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng. Đó là điều được gợi ra trong tôi sau khi đọc bài thơ.