Chú ý cách người viết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.
Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? (Chú ý cách đặt vấn đề, dẫn dắt vấn đề, lời văn giàu hình ảnh và chất thơ,...)
Nghệ thuật của bài tiểu luận thể hiện qua đoạn trích
- Đặt vấn đề rõ, gọn
- Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm
- Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc
- Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấy đáo khoa học
Khi phân tích đặc điểm thơ mới, tác giả luôn phân tích “cái tôi” trong nhiều quan hệ với “cái ta” để tìm ra điểm giống và khác nhau
+ Khi tìm cái mới của thơ mới tác giả nhìn vẫn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thi nhân đương thời thấu đáo, sâu sắc
+ Lí luận gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, luận điểm có tính khái quát những ví dụ cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục
+ Có cái nhìn thấu đáo về “cái tôi”, “cái ta” có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử
Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc văn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? (Chú ý cách đặt vấn đề, dẫn dắt vấn đề, lời văn giàu hình ảnh và chất thơ,...)
Những lập luận của bài viết luôn có sức thuyết phục cao vì nó gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, những luận điểm có tính khái quát với những ví dụ có tính minh chứng cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục.
Bài viết có một tầm nhìn bao quát về "cái tôi", "cái ta", có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách tĩnh tại, đơn giản một chiều.
Bài viết có nhiều đoạn có tính khái quát cao như đoạn: "Đời chúnẹ tư nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta di tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu klĩỏng bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vần bơ vơ. Ta ngẩn nẹơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận''. Đoạn văn khái quát vể sự bế tắc của "cái tôi" và bản sắc phong cách riêng của từng tác giả thơ mới. Mỗi nhà thơ chỉ được khái quát trong mấy từ nhưng cách viết rất giàu hình ảnh, rất mềm mại, uyển chuyển vì thế mà nó có sức khêu gợi cảm xúc cũng như hứng thú ở người đọc
a. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng chúng ta vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn bởi: Khi đặt vấn đề tìm đặc sắc của thơ mới, tác giả nói ngay cái khó của vấn đé. Cái khó là cái mới và cái cũ lại thường gặp ở ngay trong các nhà thơ cũ và mới. Nhà thơ xưa vẫn có thê có những cái mới, ngược lại nhà thơ nay cũng có thể còn giữ những cái xa xưa. Cái cũ và cái mới cũng lại thường vẫn liên tiếp nhau qua các thời đại. Cách nhìn như vậy là khách quan, biện chứng và có tính khoa học.
Từ cách nhìn đó, tác giả nêu cách giải quyết bài toán một cách thuyết phục là không nên so sánh từng bài một mà phải so sánh trên đại thể. Khi phân tích đặc điểm của thơ mới, tác giả cũng luôn phân tích "cái tôi" trong nhiều quan hệ để làm nổi rõ bản chất của "cái tôi":
- Đặt "cái tôi" trong quan hệ với "cái ta" để tìm xem những chỗ giống nhau và khác nhau.
- Đặc biệt là khi tìm cái mới của thơ mới và của các nhà thơ mới, tác giả nhìn vấn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí con người thanh niên đương thời để phân tích sâu sắc cái "đáng thương, đáng tội nghiệp", cái "bi kịch" ở họẻ Đây là một điểm đáng chú ý về phương pháp luận khoa học cúa tác giả và nét đặc sắc vể tính khoa học của bài tiểu luận.
DỰA VÀO DÀN Ý DƯỚI ĐÂY HÃY VIẾT THÀNH BÀI VĂN KHOẢNG 30 DÒNG
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu cuộc trò chuyện của mẹ con ốc sên.
- Nêu vấn đề nghị luận: Hãy dựa vào chính mình.
b. Thân bài :
* Phân tích câu chuyện:
- Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện :
+ Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ… Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về cái thời khắc may mắn đó của con người.
+ Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như thế. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Đó vừa là quy luật tất yếu vừa là một yêu cầu đối với con người trong cuộc sống.
* Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện :
– Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ cũng gắn mình với môi trường tự nhiên, xã hội. Và trong môi trường sinh tồn ấy, con người được cưu mang, che chở.
– Mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập, đơn nhất. Nó tồn tại, phát triển bằng chính sự nỗ lực nội sinh của mình. Đó chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và quan trong hơn cả.
– Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều phải gắn mình vào sự bảo đảm đó.
– Các cơ hội đảm bảo cho con người là như nhau, nhưng điều quan trọng là phải dựa vào chính mình. Đó là quy luật có tính tất yếu, vừa là một yêu cầu, là khát vọng tự thân, có ý nghĩa không chỉ đối với sự sinh tồn mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người chân chính.
– Chứng minh qua những câu chuyện, những con người trong cuộc sống
- Phê phán những con người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không nỗ lực, phấn đấu, sống bi quan…
* Bài học nhận thức và hành động:
- Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân. Dựa vào chính mình còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự cường, tự tôn cần thiết.
- Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất cho cuộc sống sinh tồn và đơm hoa kết trái. Con người phải biết kết hợp hài hòa giữa cá nhân và khách thể bên ngoài.
c. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa câu chuyện, liên hệ bản thân hoặc gợi mở cho người đọc tiếp tục suy nghĩ.
Tham khảo:
Trong nhật ký của mình Đặng Thùy Trâm đã viết “Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đúng như vậy, mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, có hoàn cảnh sống riêng biệt, thế nhưng cho dù ra sao thì mỗi người chắc hẳn đều phải có những khó khăn, bất hạnh nghiệt ngã trong cuộc đời. Nó đòi hỏi con người phải vượt qua bằng chính đôi chân và sức mạnh của mình. Câu chuyện “ốc sên” đã đưa đến cho mỗi người triết lý đó một cách tự nhiên, giản dị và đời thường.
Từ xưa ông cha ta đã dạy con người qua các bài ca dao, tục ngữ, các bài ngụ ý, các câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Và những điều đó vẫn được người đời nay vận dụng để răn dạy chính con người.
Câu chuyện “ốc sên” là một ví dụ điển hình, mượn hình ảnh gần gũi của thiên nhiên, của sự sống được gợi qua câu chuyện của hai mẹ con nhà ốc sên, đã đem đến cho người đọc một bài học đầy ý nghĩa. Ốc sên con ganh tị, cảm thấy mình thiệt thòi trước bao sinh vật khác như sâu róm, giun đất… Thấy vậy! Ốc Sên mẹ đã lý giải cho con rằng, sâu róm khi thành bướm sẽ được bầu trời bảo vệ, giun đất sẽ được lòng đất che chở và chính vì chúng ta không được ai bảo vệ và cũng không cần ai bảo vệ, nên ốc sên đã có cái bành trên lưng. Qua một câu chuyện ngắn từ hình ảnh có thực trong thế giới tự nhiên, nó đã đem đến một vấn đề tư tưởng, mỗi con người phải bước đi trên đôi chân của chính mình, phải biết nỗ lực để vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, đến với bản thân ta. Đồng thời câu chuyện còn là lời nhắc nhở không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác quá nhiều. Con người chỉ thực sự trưởng thành khi bước bằng chính đôi chân của mình.
Con người sinh ra trên thế giới chính là một thành phần riêng biệt, có mục đích, ý nghĩ và con đường riêng khác nhau. Họ phải bước trên con đường họ chọn và dĩ nhiên con đường nào cũng đầy gian nan, thử thách. Nếu con người dũng cảm bước bằng đôi chân của mình, suy nghĩ bằng khối óc của mình, thì những khó khăn dần sẽ được thu hẹp. Chính vì vậy con đường về đích sẽ được rút ngắn hơn. Ngược lại, nếu cuộc sống là sự nhút nhát, sợ sệt không dám đối mặt với khó khăn, thử thách bằng chính sức mình, thì đó mãi mãi là sự phụ thuộc. Con người sinh ra ai ai cũng mong muốn hạnh phúc, thành công, thế nhưng để đạt được điều đó mà không có sự cố gắng vươn lên, thì mãi mãi đó chỉ là mong ước. Vượt qua khó khăn là điều tất yếu để mỗi người đạt được thứ mình cần. Không con đường nào là con đường trải hoa hồng, trái thảm đỏ, mà chỉ có những con đường khi về đích gót chân đã rỉ máu, do bị đinh cắm, gai đâm. Và con đường duy nhất đó mới là con đường dẫn đến hạnh phúc và thành công. Chỉ có những người dám bước đi trên con đường đó mới là con người của sự trưởng thành.
Đề bài: Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
Cho dàn ý sau:
I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề bàn luận (câu nói)
Từ xưa, cha ông ta vẫn luôn coi trọng việc tích lũy tri thức. Trong thời đại ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì việc chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc lại cần thiết hơn cả. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và kết nối những tri thức, tinh hoa của nhân loai. Bởi vậy mà có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
II. Thân bài
a. Giải thích
- Sách là sản phẩm, phương tiện cảu tri thức do con người tạo ra, dùng để lưu trữ và chia sẻ những kiến thức về cuộc sống.
- Ngọn đèn sáng bất diệt: Cách nói ẩn dụ về khả nâng thắp sáng, soi tỏ, dẫn lối, trái phĩa với bóng tối.
- Nội dung cả câu: câu nói khẳng định vai trò, ý nghĩa cảu sách trong việc thắp sáng, mở mang trí tuệ con người.
b. Lý giải (vì sao nói như vậy)
- Ý kiến trên đã nêu lên đúng đắn về vai trò, và ý nghĩa của sách đối với con người.
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt bởi nó đem lại cho con người những kiến thức quý báu mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian.
- Những kiến thức trong sách là sự tích lũy ngàn đời của ông cha, của những người đi trước. Họ đã từng trải, nghiên cứu, khám phá bằng sự dày công, tâm huyết. Trải qua sự sàng lọc của thời gian, bởi vậy những cuốn sách có giá trị vẫn luôn tồn tại.
- Có ai đã từng nói rằng cuốn sách giống như một tấm vé tốc hành đưa ta đi khắp mọi nơi chỉ trong một căn phòng nhỏ. Thât vậy, những con người ta chưa bao giờ gặp, những mảnh đất ta chưa từng đặt chân tới, giờ đây đều có thể tìm hiểu được qua trang sách. Ngày nay, sách còn được sản xuất với những thiết kế sáng tạo kết hợp với những hình ảnh minh họa khiến cho việc tiếp nhận trở nên gần gũi hơn.
- Đọc sách ta không chỉ có tri thức về thời đại mà ta đang sống mà còn có thể biết được về ngày hôm qua, và sự hình dung về một tương lai phía trước. Nhờ những cuốn sách, ta biết được lịch sử đấu tranh hòa hùng của ông cha, ta thêm phần tự hào về truyền thống của dân tộc. Và niềm tự hào ấy còn nhân lên khi sách thỏ thẻ bên ta ý thức về trách nhiệm của mình. Sách giống như ngọn hải đăng trong đêm tối dẫn dắt ta đi theo con đường đúng đắn.
- Kho tàng sách chính là những bách khoa toàn thư với những kiến thức phong phú đủ mọi lĩnh vực như văn học, lịch sử, địa lý, các cuốn sách viết về kĩ năng sống, các phát minh khoa học... Đặc biệt hệ thống sách về ngoại ngữ đang được đẩy mạnh trở thành nguồn tài liệu phong phú cho người học ngoại ngữ.
- Sách không chỉ nói về cái hay cái đẹp mà còn không từ chốn nói về những bất cập trong cuộc sống nhằm mục đích giáo dục, giúp ta có những nhận thức đúng đắn, tỉnh táo.
- Ngày nay sách không chỉ có ở dưới dạng in ấn mà còn có các bản mềm trên các thiết bị công nghệ tạo sự thuận tiện cho người đọc. Nhưng dù thế nào ta vẫn luôn đề cao việc đọc sách. Tin chắc rằng những cuốn sách hay sẽ khiến chúng ta trưởng thành hơn từng ngày.
c, Mở rộng (Liên hệ thực tế)
Tuy nhiên trong thị trường vẫn còn tồn tại những văn hóa phẩm không lành manh, những nội dung không đúng đắn, khiến cho chúng ta có những ý hiểu sai lệch lầm lạc. Chúng ta phải nghiêm khắc phê phán đồng thời cũng phải biết chọn sách phù hợp.
Ngoài ra văn hóa nghe nhìn ngày càng lấn áp dẫn đến hiện tượng lười đọc sách, chán đọc sách. Cần nâng cao ý thức và tạo thói quen đọc sách.
Đọc sách không thôi chưa đủ mà còn phải biết áp dụng những kiến thức ấy vào thực tế để sách phát huy tối đa giá trị của nó.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Quả thực sách có những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người. Em nghĩ rằng mỗi người cần biết nâng niu, coi trọng và tự tạo cho mình thói quen đọc sách. Hãy coi sách giống như người bạn bởi có thể nó sẽ theo ta trong suốt cuộc đời này.
Em hãy viết 1 bài văn theo dàn ý đó
Giúp mình với mng ơi!!!
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chữ viết trở thành một phát minh vô cùng quan trọng, nó đã góp phần đưa con người tiến đến văn minh. Những dòng chữ quý báu đã được kết tinh trong những trang sách. Và có người đã cho rằng: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. "Ngọn đèn sáng bất diệt" là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, của ánh đèn ngọn lửa còn biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối. Bởi thế, câu nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" đã khẳng định sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ, vươn đến sự phát triển. Sách đưa chúng ta đến một chân trời mới, cao hơn, xa hơn với những lý tưởng cao đẹp của con người.
Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự làm từ thẻ tre, mai rùa hay được khắc trên đá, thân cây hay vách núi… những chữ tượng hình. Dần dần qua thời gian, khi kĩ thuật phát triển thì chữ viết được lưu lại trên những trang giấy mỏng và tiện lợi. Nhờ chữ viết và các phương tiện lưu lại chữ viết - ta gọi là “sách” - mà con người đã lưu giữ và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác những hiểu biết của mình về tự nhiên và xã hội. Từ đó, chúng ta có thể tìm trong sách rất nhiều điều: lịch sử, khoa học tự nhiên xã hội, vật lý, địa lí, sinh học… ấy là một thế giới thu nhỏ. Đọc sách, ta biết về thuở khai thiên lập địa của đất nước, từ lịch sử các vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ từng dựng nước và giữ nước. Đọc sách, ta biết về những kì quan của thế giới, từ những đại dương bao la, những đỉnh núi hùng vĩ cao ngất trời đến những nơi xa xôi sâu thẳm và độc địa mà ta không cần phải đặt chân tới. Đọc sách, ta còn hiểu về những kiến thức khoa học tinh vi như phân tử, lượng tử, hạt nhân,… Sách thực sự là chiếc cửa sổ để cho chúng ta nhìn ra thế giới.
Chính bởi sách lưu giữ trí tuệ con người nên đó là cơ sở để con người hiểu về thế giới và từ đó khai thác, chinh phục thế giới. Từ những hiểu biết sơ khai về vũ trụ của Bru-nô mà Ga-li-lê đã nghiên cứu rồi khẳng định rằng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” và tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn nổi tiếng. Từ những tiền đề toán học xa xưa mà các nhà toán học Ta-lét, Py-ta go,… đã chứng minh được những định lí quan trọng,… Đến lượt thế hệ chúng ta hôm nay, từ kiến thức sách vở cha ông để lại, chúng ta phát minh ra tàu siêu tốc, tàu vũ trụ, cách tạo ra năng lượng mặt trời,… Sách quả là thứ ánh sáng diệu kì dẫn dắt trí tuệ con người phát triển, thậm chí bùng nổ!
Nhưng có phải bất kì loại sách nào cũng là "ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người không?". Sách cũng có nhiều loại sách. Đa số các loại sách đều ca ngợi đạo đức, phẩm chất, phát triển trí tuệ phục vụ cho đời sống. Nhưng có những loại sách chỉ nhằm phá hoại đạo đức, làm xói mòn tư duy con người. Nó dẫn chúng ta đến một cuộc sống không lành mạnh, đồi trụy, phản quốc. Có hàng trăm loại sách báo phản động vẫn còn rải rác trên khắp thế giới. Vì vậy ta cần loại bỏ nó ngay.
Vậy chúng ta phải làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người? Đó là một thách thức không nhỏ đối với mỗi con người. Vậy nên, để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí lực con người, chúng ta cần biết phân loại sách, lựa chọn và loại thải những loại sách xấu. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp, biết cảm thụ những cái thâm thuý, tinh hoa và tình cảm tốt đẹp của sách đó không phải chỉ đọc suông. Chúng ta phải sáng tạo, sáng tạo không ngừng và làm ra các loại sách có ích, thực tế để cuộc sống ngày một phát triển tốt đẹp hơn.
Ngay nay, có rất nhiều hình thức thông tin hiện đại như internet, điện thoại, báo, đài…. nhưng vai trò của sách vẫn rất lớn và câu nói trên vẫn còn nguyên ý nghĩa. Sách có những đặc điểm riêng ưu việt hơn hẳn những hình thức thông tin vừa kể: sách không phụ thuộc vào đối tượng khác (điện, kết nối mạng, đường dây liên lạc,…), sách lại nhỏ gọn, đầy đủ rõ xuất xứ nguồn gốc,… Sách không chỉ đưa chúng ta đến chân trời kiến thức mới mà còn là những thành tựu mà loài người đã đúc kết thành kho tàng kiến thức của nhân loại và sách cũng trở thành một vũ khí sắc bén để đánh bại sự ngu dốt.
Dựa vào dàn ý sau đây và viết 1 bài văn 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 2. Thân bài - Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống: Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng.Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc. - Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người. Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…Rừng thu hút khách du lịch sinh thái. - Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Rừng đã cùng con người đánh giặc. 3. Kết bài Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
Dựa vào dàn ý sau đây và viết 1 bài văn 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 2. Thân bài - Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống: Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng.Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc. - Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người. Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…Rừng thu hút khách du lịch sinh thái. - Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Rừng đã cùng con người đánh giặc. 3. Kết bài Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
Viết đoạn vặn nlxh 200 chữ về ý ngĩa của việc trân trọng từng phút giây quý giá trong cuộc đời
Dàn ý triển khai:
- Giới thiệu vấn đề.
- Triển khai vấn đề: giải thích khái niệm, bàn luận vì sao, như thế nào, nêu 1 dẫn chứng, phê phán, mở rộng vấn đề.
- Kết luận vấn đề: nêu thông điệp/ bài học
giúp e với ạ
Mỗi con người khi sinh ra đều được ban quyền sống và chỉ sống một lần, không ai biết trước được tương lai sẽ ra sao, vì thế hãy tự tạo ra tương lai tốt đẹp cho bản thân bằng việc hãy sống thật hạnh phúc và trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công. Mỗi chúng ta khi mới tuổi đôi mươi thì ít ai băn khoăn về cuộc sống thế nào là hạnh phúc. Hạnh phúc đơn giản lắm chỉ là việc mỗi ngày thức dậy thấy khỏe mạnh, bình yên trong lòng, có một công việc mình thích và đủ để sống tốt, được đi du lịch, về thăm gia đình cùng cả nhà ăn uống quây quần bên nhau, có một người bạn thật sự thân và có thể vô tư chia sẻ về công việc cuộc sống, tình yêu, công việc. Hạnh phúc giúp chung ta sống ý nghĩa hơn, sống giá trị và từ đó biết vươn lên phía trước; không ngừng học hỏi, kiên trì và luôn có định hướng kế hoạch rõ ràng để đạt được thành công. Bất cứ nơi đâu cũng đều có những niềm hạnh phúc riêng. Mỗi ngày hãy tự tạo ra những niềm hạnh phúc, sự vui tươi riêng biệt của chính bản thân mình. Suy nghĩ tích cực làm việc cố gắng, luôn nỗ lực và hoàn thành các mục tiêu kế hoạch mà mình đặt ra, biết yêu thương mọi người xung quanh nhiều hơn chắc chắn hạnh phúc sẽ tìm đến với ta. Khi chúng ta biết làm bản thân mình hạnh phúc cũng như biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày của chính mình, chúng ta sẽ có được một cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp
hãy viết đoạn mở bài khác cho bài văn theo cách gián tiếp ( giới thiệu hoàn cảnh, rồi dẫn dắt để giới thiệu em bé)
bọn mk viết ra để mà olm trừ điểm à
Câu 1 : Công thức mở bài bằng lý luận văn học
Câu 2 : Lỗi diễn đạt là gì ?
Câu 3: Một số câu châm ngôn , danh ngôn ,những câu nói nổi tiếng dùng để giới thiệu tác giả ,tác phẩm
Câu 4 :Nếu đề bài là 1 câu tục ngữ , danh ngôn ,... Đề bắt ta phải giải thích vấn đề đó thì dẫn dắt vấn đề kiểu gì?
Câu 5 :Một số câu dùng để chuyển ý
Câu 6 :Cách viết 1 bài văn nghị luận chứng minh hay
Câu 7 :Cách viết kết bài
Câu 8 :Cách phân tích thơ ,văn
Câu 9 : Người đang trả lời câu hỏi này bạn có yêu môn văn không ??? Nếu có chúng ta kết bạn đi !!!!
( Ai trả lời nhanh đúng .Mình tik cho...)
câu 1 :
Công thức thường gặp : mở bài bằng cách xuất phát từ tác giả, tác phẩm để dẫn đến đề bài.
1 Công thức khác: đi từ lý luận văn học bởi lý luận văn học là “ gốc rễ” của văn chương.
Câu 2 :
Lỗi diễn đạt là lỗi sử dụng ngôn ngữ, tư duy của người nói
Câu 3 :
1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”
2.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)
3. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)
....v.v
Câu 4 :
Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích
Câu 5:
-Than ôi!
-Thê thảm thay .
-.....
câu 6
em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.
1/ Giải thích:
+ Yêu cầu đặt ra:
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.
+ Công việc cụ thể:
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.
Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)
2/Chứng minh:
+ Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic là đc
Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.(vì nếu làm theo công thức nhiều thì bn sẽ không thể phát huy khả năng văn chương của bạn !)
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
3/ Bình luận:
-giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.
Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.
=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:
- Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân bài:
+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết bài:
Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
Câu 7:
Viết KB mở rộng hoặc ko mở rộng.
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát,NHỚ không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài.
Câu 8 :
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ , văn
- Thể thơ ( riêng cho thơ)
- Hình ảnh thơ , văn
-Tình cảm đc gửi gắm vào bài thơ , văn
- Chi tiết thơ , văn
- Giọng điệu
- Vần (nhịp) thơ. ( riêng thơ)
- Ngôn ngữ thơ , văn: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !...).
- Bố cục: chia thành các phần , các đoạn
Câu 9 : Có . Ko kb.
Hừm có vẻ như tớ thấy tớ làm sai câu 1 hay sao ý ! Nhưng tớ sẽ sửa lại thành
Muốn làm được mở bài đi từ lý luận văn học,mỗi học sinh chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức lý luận văn học thiết thực, làm cơ sở để đi tới các vấn đề văn học nhỏ hơn.
Chú ý: Cách dẫn dắt người đọc vào thông tin chính của văn bản.
Tác giả dẫn dắt một cách trực tiếp, giới thiệu về văn hóa người Lô Lô và lễ rửa làng.