Kết thúc truyện giúp người đọc hiểu ra điều gì?
Đọc phần (5) và trả lời các câu hỏi:
a) Tại sao người anh “muốn khóc quá”?
b) Câu nói "Không phải con đâu. Đẩy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu gì về người anh?
c) Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?
a. Người anh muốn khóc vì cậu cảm thấy ân hận trước những hành động của mình khi nhìn thấy bức tranh vẽ chính mình.
b. Câu nói "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu rằng thực ra bản chất của người anh không xấu, người anh cảm nhận được tâm hồn và lòng nhân hậu của người em, nhận thấy tình cảm của em gái dành cho mình và từ đó thấy bản thân mình thấy xấu.
c. Điều bất ngờ chính là từ bức tranh của người em gái, về tình cảm của người em dành cho anh, và sự xấu hổ của người anh lúc này.
Phần (2) giúp người đọc hiểu ra điều gì?
Phần (2) giúp người đọc hiểu ra cô bé Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa.
Câu 1: Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nam Cao
Câu 2: Cuối truyện con người hiền lành, lương thiện như lão Hạc đã phải chết đau đớn, dữ dội. Em có suy nghĩ gì về cách kết thúc truyện ngắn này ? Kết thúc khiến em hiểu thêm gì về con người lão? Hãy trình bày bằng đoạn văn ngắn.
Câu 3: Hãy triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn diễn dịch hoàn chỉnh, gồm 12 câu“Lão Hạc” là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị”
Tham khảo:
Câu 1:
Nam Cao (1915 – 1951) là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. ... Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình.
Câu 2:
Ở cuối chuyện ” Lão Hạc” con người hiền lành lương thiện như Lão Hạc đã phải chết đau đớn và dữ dội. Nam Cao đã rất khéo léo trong việc chọn cách kết thúc truyện không có hậu để Lão Hạc phải chết trong sự đau đớn, dằn vặt, nhưng qua cái chết của Lão Hạc giúp cho mọi người hiểu về con người , quý trọng và thương xót lão hơn. Lão Hạc vốn là người nông dân nghèo phải sống khổ sở, tằn tiện để dành dụm tiền và luôn lo lắng cho tương lai của đứa con mình. Đến lúc bị dồn đến đường cùng, đói kém mất mùa liên miên, ốm đau, lão phải đứng trước hai sự lựa chọn: cái sống và cái chết, nếu lão sống thì lão sẽ ăn vào tiền bòn vườn, phải bán vườn hoặc tha hóa như Binh Tư, còn nếu lão chết thì lão sẽ giữ lại được mảnh vườn giữ được tương lai cho con trai. Và cuối cùng lão đã chọn cái chết, lão tự xóa đi sự sống của mình để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn với niềm hi vọng con lão sẽ trở về. Đặc biệt hơn lão đã chọn cái chết như cái chết của một con vật, vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, giật mạnh, vật vã đến 2h rồi mới chết. Qua đó, ta thấy xuất phát trong con người lão là tình yêu thương âm thầm tha thiết, mãnh liệt, lớn lao, một tình thương đầy lòng vị tha và đức tính hi sinh cao cả. Lão là một con người sống có tình có nghĩa, có tấm lòng nhân hậu, thủy chung, trung thực mà thẳng thắn, giàu lòng tự trọng đáng kính. Cái chết của Lão Hạc tuy đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn.
Câu 3:
Lão Hạc là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.
Em tham khảo:
1.
Nam Cao tên khai sinh làn Trần Hữu Chi quê ở phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một trong những cây bút tiêu niểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông thường hướng về người nông dân và người trí thức nghèo khổ quẩn quanh. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Lão hạc, Chí Phèo, Giăng sáng, Đời thừa,...
2.
Cái chết của lão Hạc ko phải là một cái chết bình thường mà là một cái chết đau đớn và mang nhiều ý nghĩa. Lão Hạc sống nghèo đói, khổ sở suốt cả đời. Lão dành tất cả của cải mà mình có cho đứa con trai mà chưa bao giờ nghĩ đến bản thân mình. Lão sống mỏi mòn qua ngày đoạn tháng để bấu víu vào một niềm hy vọng duy nhất: thằng con trai lão sẽ trở về. Lão sẽ cưới vợ chocon trai lão. Vì thế mà lão sống. Vì thế mà lão tự trọng mà sống. Nhưng trời ko thương lão. Lão ốm đau luôn. Công việc ko có nên cuộc sống càng thêm khốn khó. Tiền bạc trong nhà đội nón ra đi. Đến cả cậu Vàng,người bạn duy nhất của lão lão cũng phải bán. Ko bán thì lấy gì mà nuôi. Rồi đến cái thân lão cũng chẳng còn gì mà ăn. Lão ăn củ chuối, ăn sung muối cho qua ngày. Đến lúc này lão đã tự quết định rằng mình ko nên sống tiếp nữa. Lão sống nữa thì sẽ tiêu hết vào số tiền lão dành dụm cho con lão. Lão sống nữa thì sẽ phải bán đi mảnh vườn để dành cho contrai lão. Thế nên lão đã chon cho mình cái chết. Một cái chết được dự tính trước nhưng vật vã, đớn đau. Cái chết của lão Hạc đã tố cáo xã hội phong kiến vô nhân đạo đẩy những ng nông dân lương thiện đến bước đường cùng, buộc phải chọn cho mình cái chêt để tự giải thoát. Ko chết thì sống tiếp như thế nào. Ko chết hôm nay thì ngày mai sẽ ra sao? Lão Hạc thà chọn cái chết chứ ko muốn phải nhờ cậy hàng xóm. Ko phải lão kiêu căng gì mà là vì lão biết những người xung quanh cũng chẳng khá giả gì hơn lão. Lão chuẩn bị trước tiền ma chay cho mình. Con người tự trọng của lão đến chết cũng ko lấy của aicaí gì. Bản chất lương thiện của lão thể hiện qua cách cư xử của lão với làng xóm, với vật nuôi. Bản chất lương thiện của lão thể hiện qua cách lựa chọn cái chết của lão. Cái chết của lão Hạc càng tô đậm thêm lòng tự trọng và đức hy sinh cao đẹp của ng nông dân bình thường trong chế độ nửa thực dân nửa phong kiến cũ.
3.
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
Truyện kết thúc bằng cái chết của cô bé bán diêm có gợi cho người đọc suy nghĩ gì về số phận của con người?
Dựa vào thuật toán trang 36 SGK a) Đọc hiểu từng bước( tại sao phải có bước đó? Để làm gì? ) b) Thuật toán có các tính chất ( dừng, xác định, đúng đắn ) tại những bước nào? c) Ví dụ nhập N=99 thì thuật toán kết thúc tại bước mấy? Đưa ra điều gì? Lúc đó i=?
hãy so sánh cách kết thúc của các câu truyện cổ tích đã học với truyện ông lão đánh cá và con cá vàng xem có gì khác nhau?Cách kết thúc của truyện này có điều gì làm em băn khoăn về số phận của ông lão đánh cá?
giúp mình với!trong 20phút thôi mình sẽ tick cho!
-đa phần nững chuyện cổ tích đều kết thúc có hậu và nhân vật chính có một cuộc sông hạnh phúc
-còn đối với câuc huyện này thì khác, ông lão tốt bụng không nhận được gì và còn bị mụ vợ chửi mắng, tuy vậy nhưng ông lão không hề lên tiếng hay phản hồi lại mà chỉ lẳng lặng lm theo cho thấy rõ sự nhu nhươcj không có tiếng nói riêng.
-kết thúc câu chuyện mụ vợ và ông lão đã trửo về cuộc sông khổ cực như xưa.vì vậy mà đây là kết thúc hoàn toàn hợp lí đói với câu chuyện này.
truyện cổ tích thường được mở đầu và kết thúc như thế nào . Nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì thông qua kết thúc của truyện cổ tích
h thậm tệ. Sọ Dừa bị mọi người con thường, không được coi như con người…Họ bị đối xử bất công vậy đó! Nhưng họ có thể làm gì được nay khi chỉ là thân phận thấp cổ bé họng, thân phận con sâu cái kiến? Bởi thế họ luôn mong ước có những thế lực siêu nhiên như thần, Phật, bụt, tiên để giúp đỡ họ, làm cho họ đổi đời. Nhưng thế lực này tất nhiên không xuất hiện để thuyết minh cho một tôn giáo nào mà họ chính là đại diện cho cái thiện, cho lẽ phải, cho khátvọng của người dân về sự công bằng. Sự công bằng ở đây tức là sự chiến thắng của cái thiện trước những thế lực đen tối, độc ác. Chính vì thế, trong truyện ta mới bắt gặp những kết thúc có hậu. Thạch Sanh nghèo lấy được công chúa, cô Tấm đáng thương trở thành hoàng hậu, Chử Đồng Tử – chàng trai nghèo đánh cá – kết duyên với công chúa con vua. Rõ ràng ở đây là khát vọng phản kháng của họ. Cố nhiên chỉ là mơ ước.Không chỉ dừng lại ở đó, người xưa còn ao ước được tự do hôn nhân, tự mình quyết định lấy hạnh phúc của đời mình. Ước mơ này là chính đáng, bởi xã hội phong kiến đã trói buộc con người đặt biệt là người phụ nữ trong các luật lệ hà khắc như ” cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, nam nữ thụ thụ bất thân, tam tòng tứ đức. Vì thế mà tự do hôn nhân có thể coi như mơ ước rất thường trực quan trọng đối với người xưa. Đó làsự giải phóng về tinh thần với họ. Nói về vấn đề này. Chử Đồng Tử hay cụ thể hơn là cuộc hôn nhân Chử Đồng Tử – Tiên Dung là một minh chứng hùng hồn. Nếu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người con gái lý tưởng phải là.Êm đềm nước rủ màn che.Tường đông ong bướm đi về mặc ai.Con trai lý tưởng phải là:Phong thư tài mạo tót vời.Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa
Mở đầu: Giới thiệu thời gian, địa điểm
VD: Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ,...
Kết thúc: Nói lên kết quả của câu chuyện
VD: Thế là,...
câu 1 từ các truyện cười đã học em rút ra bài học gì cho bản thân
câu 2 qua các truyện đã học và đọc thêm Em có nhận xét gì về cách mở đầu và kết thúc của truyện
câu 3 mâu thuẫn trong chuyện cười được đặt ra và giải quyết thế nào
1. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Em hãy nêu 2 chi tiết kì ảo trong phần cuối của truyện và cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa ra những yếu tố ấy ?
2. “Chuyện người con gái Nam Xương” có thể kết thúc ở chi tiết: qua lời bé Đản, Trương Sinh đau đớn nhận ra nỗi oan của vợ. Thế nhưng Nguyễn Dữ lại thêm phần Vũ Nương ở cung nước, trở về trần gian rồi ra đi. Hãy nêu suy nghĩ của em về cách kết thúc truyện đầy sáng tạo của Nguyễn Dữ.
3. Hãy kể tên 1 văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về nỗi oan của người vợ.
4. Nêu giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của văn bản.
Nếu chúng ta bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ còn lại câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không thành truyện, người đọc sẽ không hiểu được tác giả muốn viết điều gì. Bởi “chuyện” phái được tạo nên từ cốt truyện, từ sự việc và hành động của nhân vật. Từ đó người đọc mới hiểu điều tác giả muốn diễn đạt. Phát biểu trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai