Phân tích chủ đề bài thơ "Phò giá về kinh" ai giúp mình với mình bí quá
Em hãy cho biết chủ đề của bài thơ “ Phò giá về kinh”
Mình cần gấp, mình xin cảm ơn
Bạn tham khảo nhé:
Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông.
Tham khảo:
Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là bài thơ thật ngắn gọn, hàm súc, biểu ý sâu sắc. Bài thơ cho chúng ta những cảm nhận về hồn thơ của tác giả, người đã thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải xứng đáng là khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam
Em tham khảo:
Chủ đề chính: Nói về lòng yêu nước, thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
Giúp mình với ạ. Từ hai bài thơ Nam quốc sơn hà và Phò giá về kinh, em hãy nêu, phân tích khát vọng độc lập dân tộc của các vị tướng lĩnh
Tham Khảo:
Trong nền văn học trung đại của nước nhà, có rất nhiều bài thơ hay và tiêu biểu, những tác phẩm đó đều được ông cha ghi lại và lưu truyền để con cháu mai sau được học hỏi, tiếp thu tinh thần văn hoá, dân tộc của thời đại. Trong đó, hai bài thơ "Sông núi nước nam" và bài thơ "Phò giá về kinh" là những thi phẩm xuất sắc của văn học giai đoạn này. Ra đời trong những thời điểm khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều thể hiện được tinh thần dân tộc, tình yêu nước và lòng tự hào trước những chiến công hào hùng của quân dân ta, bởi vậy mà khi đánh giá về hai tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: "Tuy ra đời ở 2 thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ lại có nhiều điểm tương đồng".
Bài thơ "Sông núi nước nam" đến hiện tại vẫn chưa có sự khẳng định nào chắc chắn về tác giả của bài thơ, song theo nhiều sách cho rằng đó là sáng tác của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt. Theo nhiều lời kể của người xưa thì vào năm 1077, khi nhà Tống đưa quân sang xâm lược đất nước ta dưới sự chỉ huy của teen cầm đầu là Quách Quỳ, Lý Thường Kiệt theo lệnh nhà vua đem quân ra chặn chân giặc ở phòng tuyến dòng sông Như Nguyệt, thuộc huyện Yên Phòng, Bắc Ninh ngày nay. Trong cuộc đấu, để khích lệ tinh thần của quân đội mình cũng như làm lung lay ý chí chiến đấu của kẻ thù, Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ này. " Sông núi nước Nam" được cất lên lần đầu tiên tại đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát- những vị tướng anh hùng, nghe tiếng thơ, tinh thần của nghĩa quân càng được khơi dậy, ý thức dân tộc càng lớn và lòng căm thù giặc càng sâu sắc. Còn bài thơ "Phò giá về kinh" được sáng tác bởi Trần Quang Khải, sau hai chiến thắng lẫy lừng Chương Dương và Hàm Tử, trong dịp ông trên đường đón Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long vào năm 1285. Tuy sáng tác vào những hoàn cảnh và thời gian khác nhau, song ta vẫn thấy được ở cả hai bài thơ đều có những điểm giống nhau, bởi vậy mà có người từng nhận xét rằng: "Tuy ra đời ở 2 thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ lại có nhiều điểm tương đồng."
Thật vậy, trước hết, ta có thể thấy cả hai bài thơ đều được sáng tác từ những người anh hùng của dân tộc, họ không chỉ mưu lược tài giỏi mà còn có tài năng về thơ văn, đặc biệt là một tinh thần đấu tranh quyết chí và một trái tim trung thành tuyệt đối với nước vì dân. Cả Trần Quang Khải và Lý Thường Kiệt đều là những vị tướng đích thân cầm quân giết giặc. Nếu Lý Thường Kiệt từng nổi danh với chiến công triệt hạ ba căn cứ lớn là Ung Châu, Liêm Châu, Khâm Châu của quân Tống vào năm 1076 hay chiến thắng vang dội trong cuộc chiến trừng phạt quân chiêm Thành năm 1069 thì Trần Quang Khải cũng là một lĩnh tướng trí tuệ và dũng mãnh, dưới triều đại nhà Trần, ông đã phụng sự hết sức mình cho đất nước, lãnh đạo quân đội đánh bại quân giặc trong nhiều trận chiến, đặc biệt là trận Chương Dương và các trận phòng thủ ở Thanh Hoá, Nghệ An. Bởi vậy mà họ hiểu hơn ai hết giá trị của những chiến công, giá trị của hoà bình, giá trị của tự do với mỗi quốc gia dân tộc.
Thứ hai, cả hai bài thơ đều khẳng định được chiến thắng tất yếu của nhân ta ta, tuy cách thể hiện khác nhau nhưng đều tựu chung về thắng lợi của quân đội chính nghĩa và thảm bại của quân tàn ác, phí nghĩa:
Lý Thường Kiệt viết:
" Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời"
Hành động xâm phạm một lãnh thổ của quốc gia là trái với đạo lý nhân nghĩa, trái với ý người, đi ngược lại với ý trời. Hành động ấy không thể dung thứ, những kẻ ngang nhiên gây họa rồi một ngày cũng bị đánh" tơi bời" mà thôi. Với Trần Quang Khải, tác giả lấy những chiến công của quân ta để khẳng định sự thua cuộc tất yếu của giặc:
" Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù"
Một khí thế hào hùng với cuộc chiến oanh liệt như được tác giả dựng trước mắt chúng ta. Dù là nước nhỏ, quân đội không đông nhưng bằng mưu cao với tinh thần đoàn kết một lòng, quân đội nhà Trần luôn trong tư thế chủ động: "cướp giáo giặc", "bắt quân thù". Những hành động dứt khoát, dũng mãnh, khí thế ấy khiến giặc phải" hồn lạc phách xiêu", bại trận ê chề, đau đớn.
Qua cả hai bài thơ ta thấy được đằng sau những chiến thắng ấy là ý thức dân tộc, là tinh thần đấu tranh bền bỉ quật cường và ý chí quyết tâm giành thắng lợi của nhân dân ta, dẫu cho ở thời gian nào đi nữa.
Điểm tương đồng thứ ba ở hai bài thơ phải kể đến là sự khẳng định về độc lập, chủ quyền dân tộc. Ở "Nam quốc sơn hà" , tác giả khẳng định lãnh thổ nước nhà bằng lời lẽ đanh thép, chắc chắn:
" Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
Trời, đất, nước Nam là của vua Nam, do vua Nam cai trị, điều ấy là hợp lẽ tự nhiên, trời cao đã định không gì có thể chối bỏ được. Lũ giặc kia sang xâm phạm là hành động phi đạo đức ,tàn ác, gian tà trắng trợn. Tố cáo tội ác của giặc cũng là để khẳng định lại một lần nữa nước Nam là của vua Nam, không ai được phép xâm lấn bờ cõi này. Đến với "Phò Giá về kinh", Nguyễn Quang Khải khẳng định chủ quyền bằng ươc mơ, khát vọng đất nước thịnh trị, yên vui. Bởi đất nước có hết xâm lăng thì chủ quyền mới vững bền, lãnh thổ mới giữ trọn.
" Non nước ấy ngàn thu"
Thứ tư, cả hai bài thơ đều có tác dụng rất lớn trong việc khích lệ, kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân trong việc đoàn kết, đứng lên chiến đấu vì đất nước, vì Tổ quốc mình. Nếu ở "Nam quốc sơn hà" là lời hiệu triệu dân tộc dẹp tan quân thù bằng cách mạng chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình trước những bàn tay máu lạnh của quân xâm lược thì ở "Phò giá về kinh", tác giả kêu gọi mọi người hãy đề phòng, cảnh giác, khi hoà bình không được chủ quan mà cần cảnh giác cao độ, luyện sức, luyện tài để bảo vệ dựng xây, phát triển đất nước.
Hai bài thơ chính là vũ khí vô cùng sắc bén chống giặc ngoại xâm, cổ vũ tinh thần tập thể, lòng yêu nước, ý thức cá nhân trong mỗi con dân đất Việt.
Ngoài ra, ta còn thấy ở đây điểm tương đồng về nghệ thuật, mỗi bài đều chỉ có bốn câu nhưng có sức cô đọng, hàm súc, nội dung, tư tưởng được thể hiện rõ. Ngôn ngữ hùng hồn, đanh thép nhưng không hề thô cứng mà tự nhiên, xúc động.
Qua bao thời gian mà những vần thơ ấy vẫn còn mãi, trở thành những áng văn bất hủ ngàn đời. Chúng em hôm nay đây, những thế hệ trẻ được sống trong hoà bình, trong một môi trường yên vui, không bom đạn, không giáo mác chiến tranh khi đọc những vần thơ đều bùi ngùi khó tả. Em hiểu hơn về những hy sinh của cha ông đi trước, thêm tự hào bởi tinh thần đấu sĩ nơi chiến trường của dân tộc và càng ý thức hơn về trách nhiệm của chúng em hôm nay. Phải gắng sức học tập, dựng xây non nước ngàn thu bền vững, giàu mạnh, tiếp nối những chiến công năm xưa của những người hùng vĩ đại.
--------------------HẾT---------------------
Bài thơ Phò giá về kinh tái hiện chiến thắng nào trong lịch sử dân tộc?
Mọi người giúp mình với nha
tái hiện chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử là hai trận địa diễn ra cuộc chiến ác liệt của quân dân nhà Trần với quân xâm lược Mông Nguyên.
phân tích bài thơ Phò giá về kinh
Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.
Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.
Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải : 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức.
Non nước ấy ngàn thu.
(Trần Trọng Kim dịch)
Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.
Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.
Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.
Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!
Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.
Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.
HÃY PHÂN TÍCH BÀI THƠ PHÒ GIÁ VỀ KINH
Phò giá về kinh là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Trần Quang Khải, đứng trong hàng ngũ những bài thơ yêu nước xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Bài thơ vừa thể hiện âm hưởng chiến thắng hào hùng vừa cho thấy tầm nhìn xa trông rộng về đường hướng phát triển đất nước của tác giả.
Bài thơ làm ngay sau khi quân ta giành chiến thắng, lúc đó Trần Quang Khải đi đón và hộ giá Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long. Bởi vậy bài thơ ra đời trong âm vang chiến thắng hào hùng của chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy chiến đấu.
Hai câu thơ đầu là cảm hứng tự hào trước những chiến công của thời đại, mang tính thời sự nóng hổi: Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù. Câu thơ ngắn gọn, chỉ có năm chữ mà chắc nịch ý tứ và niềm vui. Câu thơ như dồn nén sức mạnh và sự thần tốc, chớp nhoáng của các chiến công. Các động từ mạnh mẽ, dứt khoát: đoạt, cầm mang phong cách của một vị tướng. Đồng thời còn diễn tả được không khí sục sôi của những sự kiện lịch sử có ý nghĩa xoay chuyển cục diện chiến trường. Chương Dương là trận đấu mở màn nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai. Câu thơ vang lên thật hào sảng, hân hoan niềm vui. Đầu mỗi câu thơ gắn với hai địa danh: Chương Dương, Hàm Tử đây là những địa danh chói lọi gắn liền với những chiến công lịch sử của dân tộc, nó cũng trở thành biểu tượng cho thắng lợi huy hoàng. Nhắc lại hai địa danh đó càng làm niềm vui, niềm tự hào được nhân lên hơn nữa. Ngoài ra tác giả còn sử dụng từ ngữ mang sắc thái biểu cảm: chữ Hồ thường được người phương Bắc dùng để gọi các dân tộc thiểu số phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc. Bởi vậy khi dùng chữ này với quân xâm lược Mông – Nguyên tác giả thể hiện sự khinh bỉ.
Vui với niềm vui chiến thắng, nhưng đằng sau đó ta vẫn thấy một Trần Quang Khải có tầm nhìn xa trông rộng, hết sức quan tâm đến vận mệnh đất nước. Hai câu thơ trên lướt nhanh qua những dòng sự kiện để rồi đọng lại những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc: Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu. Hai câu thơ cho thấy cho thấy suy nghĩ, tầm nhìn của một vị thủ lĩnh, trong niềm vui chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam mới bền vững muôn thuở. Hai câu thơ cuối vừa là chân lí vừa là kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn chiến đấu lâu dài của dân tộc. Cũng chính bởi lời dặn dò ấy, mà nhân dân ta đã tiếp tục đánh thắng sự xâm lược của quân Mông - Nguyên lần tiếp theo, cũng bởi thế mà vận mệnh đất nước lâu bền, thịnh trị, nhân dân được sống trong cảnh yên ấm, hạnh phúc. Câu thơ đã thể hiện tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, cái nhìn sáng suốt, chiến lược trong tương lai.
Bài thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn với số câu chữ ít ỏi, nhưng vô cùng hàm súc. Số câu chữ ít ỏi những đã khái quát đầy đủ sự kiện lớn của dân tộc và nêu lên chân lí lớn của thời đại. Kết cấu thơ chặt chẽ, ngôn từ chọn lọc, nhịp thơ ngắn gọn, kết hợp giữa biểu ý và biểu cảm. Vừa đưa ra những sự kiện lịch sử chính vừa thể hiện niềm vui, sự hân hoan trước chiến thắng và những suy tư, chiêm nghiêm sau khi đất nước đánh bại quân xâm lược.
Bài thơ với ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng giàu sức biểu cảm đã cho thấy hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trịnh của nhân dân đời Trần. Đồng thời khẳng định chân lí vừa mang ý nghĩa thời sự vừa mang ý nghĩa lịch sử: “Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu”.
Phò giá về kinh là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Trần Quang Khải, đứng trong hàng ngũ những bài thơ yêu nước xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Bài thơ vừa thể hiện âm hưởng chiến thắng hào hùng vừa cho thấy tầm nhìn xa trông rộng về đường hướng phát triển đất nước của tác giả.
Bài thơ làm ngay sau khi quân ta giành chiến thắng, lúc đó Trần Quang Khải đi đón và hộ giá Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long. Bởi vậy bài thơ ra đời trong âm vang chiến thắng hào hùng của chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy chiến đấu.
Hai câu thơ đầu là cảm hứng tự hào trước những chiến công của thời đại, mang tính thời sự nóng hổi: Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù. Câu thơ ngắn gọn, chỉ có năm chữ mà chắc nịch ý tứ và niềm vui. Câu thơ như dồn nén sức mạnh và sự thần tốc, chớp nhoáng của các chiến công. Các động từ mạnh mẽ, dứt khoát: đoạt, cầm mang phong cách của một vị tướng. Đồng thời còn diễn tả được không khí sục sôi của những sự kiện lịch sử có ý nghĩa xoay chuyển cục diện chiến trường. Chương Dương là trận đấu mở màn nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai. Câu thơ vang lên thật hào sảng, hân hoan niềm vui. Đầu mỗi câu thơ gắn với hai địa danh: Chương Dương, Hàm Tử đây là những địa danh chói lọi gắn liền với những chiến công lịch sử của dân tộc, nó cũng trở thành biểu tượng cho thắng lợi huy hoàng. Nhắc lại hai địa danh đó càng làm niềm vui, niềm tự hào được nhân lên hơn nữa. Ngoài ra tác giả còn sử dụng từ ngữ mang sắc thái biểu cảm: chữ Hồ thường được người phương Bắc dùng để gọi các dân tộc thiểu số phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc. Bởi vậy khi dùng chữ này với quân xâm lược Mông – Nguyên tác giả thể hiện sự khinh bỉ.
Vui với niềm vui chiến thắng, nhưng đằng sau đó ta vẫn thấy một Trần Quang Khải có tầm nhìn xa trông rộng, hết sức quan tâm đến vận mệnh đất nước. Hai câu thơ trên lướt nhanh qua những dòng sự kiện để rồi đọng lại những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc: Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu. Hai câu thơ cho thấy cho thấy suy nghĩ, tầm nhìn của một vị thủ lĩnh, trong niềm vui chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam mới bền vững muôn thuở. Hai câu thơ cuối vừa là chân lí vừa là kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn chiến đấu lâu dài của dân tộc. Cũng chính bởi lời dặn dò ấy, mà nhân dân ta đã tiếp tục đánh thắng sự xâm lược của quân Mông - Nguyên lần tiếp theo, cũng bởi thế mà vận mệnh đất nước lâu bền, thịnh trị, nhân dân được sống trong cảnh yên ấm, hạnh phúc. Câu thơ đã thể hiện tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, cái nhìn sáng suốt, chiến lược trong tương lai.
Bài thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn với số câu chữ ít ỏi, nhưng vô cùng hàm súc. Số câu chữ ít ỏi những đã khái quát đầy đủ sự kiện lớn của dân tộc và nêu lên chân lí lớn của thời đại. Kết cấu thơ chặt chẽ, ngôn từ chọn lọc, nhịp thơ ngắn gọn, kết hợp giữa biểu ý và biểu cảm. Vừa đưa ra những sự kiện lịch sử chính vừa thể hiện niềm vui, sự hân hoan trước chiến thắng và những suy tư, chiêm nghiêm sau khi đất nước đánh bại quân xâm lược.
Bài thơ với ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng giàu sức biểu cảm đã cho thấy hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trịnh của nhân dân đời Trần. Đồng thời khẳng định chân lí vừa mang ý nghĩa thời sự vừa mang ý nghĩa lịch sử: “Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu”.
phân tích bài thơ phò giá về kinh
Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược đời Trần, Thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được nhiều chiến công to lớn. Sau chiến thắng Hàm Tử, rồi chiến thắng Chương Dương năm 1285, trong ngày vui đất nước được giải phóng, Trần Quang Khải vinh dự đón nhà vua về kinh đô. Trên đường đi, ông đã hứng khởi sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư. Bài thư nguyên văn bằng chữ Hán, theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt, toàn bài bốn câu, mỗi câu năm tiếng tuyệt hay. Tuy tác phẩm thuộc loại biểu ý là chính, nhưng đằng sau những ý tưởng lớn lao vẫn dạt dào biết bao cảm xúc sâu lắng. Đây là khúc khải hoàn dầu tiên của dân tộc ta trong cồng cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trước thời đại nhà Trần, dân tộc ta từng đã nhiều lần đánh tan bọn giặc ngoại xâm. Nhưng sau những chiến công ấy, chúng ta chưa dược đọc, được nghe một tác phẩm văn chương nào viết về chiến thắng, hoan ca khúc khải hoàn. Do đó, bài thơ Phò giá về kinh của vị thượng tướng - thi sĩ không những có tính lịch sử mà còn có giá trị văn chương. Chúng ta hãy đọc nguyên tác bài thơ phiên âm chữ Hán : Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu trí lực, Vạn cổ thử giang san. Và đọc bản dịch thơ của Trần Trọng Kim : Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. Bố cục tác phẩm gổm hai phần khá mạch lạc. Hào khí chiến thắng được thể hiện ở hai câu đầu: Chương Dương cướp giảo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Tìm hiểu lịch sử, biết rằng trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên đời Trần, quân dân ta đã giành nhiều chiến thắng trong nhiều chiến dịch, nổi tiếng nhất là chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Nhung Trần Quang Khải chí nói tới hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử. Tại sao ? Phải chăng đây là hai chiến dịch tiêu biểu, có tính quyết định dể giành thắng lợi cuối cùng ? Phải chăng nhờ hai chiến thắng này, xa giá nhà vua và cá triều đình sau thời gian sơ tán, tạm lánh về nông thôn, được trở về kinh đô, vui lắm, phân khởi lắm, đáng làm thơ, đáng ca hát lắm ? Trong thực tế, chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước (tháng 4 năm 1285), chiến thắng Chương Dương sau (tháng 6 năm 1285). Tại sao tạc giả nêu Chương Dương trước, sau đó là Hàm Tử ? Đây cũng là câu hỏi thú vị. Tìm hiểu lịch sử, ta biết rằng, ở chiến thắng trước - Hàm Tử - người chỉ huy là tướng Trần Nhật Duật, còn Trần Quang Khải chi tham gia hỗ trợ. Còn tại Chương Dương, Thượng tướng Trần Quang Khải thống lĩnh ba quân, trực tiếp chỉ huy và giành thắng lợi giòn giã, để rồi ngay sau đó đón nhà vua về kinh. Niềm vui chiến thắng, đi liền niềm vui được "phò giá" dồn dập nối tiếp nhau lay động trí tuệ và tâm hồn. Có lẽ vì thế trong phút ngẫu hứng, vị thượng tướng đã nhắc ngay tới Chương Dương, rồi mới hồi tưởng Hàm Tử. Trong cả hai chiến dịch Chương Dương và Hàm Tử, quân dân ta đã chiến đấu vô cùng dùng cảm, khí thế trận mạc vô cùng sôi động, thành tích chiến đấu vô cùng phong phú,... Song, tác giả chỉ đúc lại trong hai câu thơ ngấn gọn, mười âm tiết. Ở mỗi chiến thắng, cũng dúc lại bằng hai từ : "đoạt sáo" (cướp giáo), "cầm Hồ" (bắt quân Hồ). Cần chú ý câu thơ nguyên tác "đoạt sáo". "Đoạt" nghĩa gốc là "lấy hẳn được về cho mình qua đấu tranh với người khác". Như vậy, dùng từ "đoạt sáo", nhà thơ vừa ghi chiến công vừa ngợi ca hành động chính nghĩa và dũng cảm của quân dân ta. Bản dịch dùng từ "cướp giáo" làm giảm phần nào vẻ đẹp của chiến thắng. Ở Chương Dương, ta giành được gươm giáo, vũ khí quân giặc. Còn ở Hàm Tử, ta bắt được quân tướng của chúng. Mỗi chiến dịch một thành tích khác nhau, bổ sung cho nhau, thật hài hoà, toàn diện. Trong chiến trận, chắc có thương vong, quân giặc chắc bị ta tiêu diệt, giết chết, đuổi chạy khá nhiều. Nhưng lời thơ khống nói tới cảnh máu chảy, đầu rơi, mà chỉ nhắc hai hành động "đoạt sáo", "cầm Hồ". Cách nói ấy nhẹ mà sâu, biểu hiện rõ mục đích chiến đấu của dân tộc ta không phải là chém giết mà là giành lại nền độc lập, bắt kẻ thù phải quy thuận, trả lại non sông, đất nước cho ta. Câu thơ dồn nén, biểu ý rắn khoẻ. Nhưng nhịp thơ, âm điệu vẫn toát ra niềm vui, niềm tự hào phơi phới. Đọc thơ, ta có cảm giác vị thượng tướng ấy đang ngẩng cao đầu, vừa đi giữa đoàn quân chiến thắng vừa sang sảng cất tiếng ngâm thơ. Tiếng ngâm lan truyền và được ba quân nối tiếp, trở thành khúc ca hào hùng vang động núi sông. Đúng là khúc khải hoàn ca. Xuống hai câu dưới, âm điệu thơ như lắng lại. Nhà thơ suy nghĩ về tương lai đất nước : Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. Đây là lời tự nhủ của vị thượng tướng về ngày mai của đất nước, cũng là lời nhắn nhủ toàn thể quân dân ta bấy giờ. Tiếng nói, khát vọng, của một người đã trở thành ý nghĩ, quyết tâm của toàn dân tộc. Trần Quang Khải tự nhắc mình nêu cao trách nhiệm, cố gắng "tu trí lực", tức là rèn luyện, tu dưỡng tài nâng, sức lực. Đồng thời ông động viên quân dân "gắng sức, đồng lòng" phát huy thành quả chiến thắng để xây dựng đất nước thanh bình bền vững dài lâu. Câu thơ kết "Vạn cổ thử giang san" vừa chỉ ra cái đích đi tới của đất nước vừa bày tỏ lòng mong muốn, niềm khát khao mãnh liệt về một tương lai tươi sáng muôn đời của dân tộc. Nghĩa của thơ biểu ý, nhưng nhạc của thơ biểu cảm. Lời răn dạy hài hoà với niềm tin, niềm hi vọng. Ba năm sau khi bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư ra đời, vào tháng 4 năm 1288, trong buổi tế thần tại Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông), đức vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng đọc hai câu thơ : Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu. (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá, Non sông nghìn thuở vững âu vàng) Phải chăng hai câu thơ trên của nhà vua đã đồng vọng với bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Thượng tướng Trần Quang Khải ? Và phải chăng đấy cũng chính là hào khí của cả dân tộc ta thời đại nhà Trần, mà sau này người đời gọi là Hào khí Đông A ? Hào khí Đông A nghĩa là thế nào ? Đông A là chiết tự tên họ Trần, gồm hai chữ : chữ Đông ghép với chữ A trong Hán tự. Hào khí Đông A là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là khí thế, quyết tâm lớn lao của quân dân đời Trần trong sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước thanh bình, bền vững. Hào khí Đông A không chỉ là tư tướng, tâm hồn của con người mà còn là nội dung tư tưởng, là âm hưởng bao trùm trong rất nhiều tác phẩm thơ văn Việt Nam thời nhà Trần, thế kỉ XII, XIII. Trở lại với bài thơ Phò giá vê kinh của Trần Quang Khải, ta thấy bài thơ thật ngắn gọn, hàm súc, biểu ý sâu sắc, biểu cảm dạt dào. Trong bài thơ có nhiều từ Hán Việt, nhưng khá quen thuộc với chúng ta ngày nay, như : "Chương Dương độ, Hàm Tử quan, thái bình, trí lực, vạn cổ, giang sơn". Do đó, đọc thơ, chịu khó tìm tòi, suy ngẫm, chúng ta hiểu được và rung cảm được với ý thơ, hồn thơ của tác giả - người sống cách chúng ta gần một ngàn năm. Nếu ta gọi bài thơ Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, thì cũng có thể coi Phò giá về kinh là khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. Bằng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
Phò giá về kinh là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Trần Quang Khải, đứng trong hàng ngũ những bài thơ yêu nước xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Bài thơ vừa thể hiện âm hưởng chiến thắng hào hùng vừa cho thấy tầm nhìn xa trông rộng về đường hướng phát triển đất nước của tác giả.
Bài thơ làm ngay sau khi quân ta giành chiến thắng, lúc đó Trần Quang Khải đi đón và hộ giá Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long. Bởi vậy bài thơ ra đời trong âm vang chiến thắng hào hùng của chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy chiến đấu.
Hai câu thơ đầu là cảm hứng tự hào trước những chiến công của thời đại, mang tính thời sự nóng hổi: Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù. Câu thơ ngắn gọn, chỉ có năm chữ mà chắc nịch ý tứ và niềm vui. Câu thơ như dồn nén sức mạnh và sự thần tốc, chớp nhoáng của các chiến công. Các động từ mạnh mẽ, dứt khoát: đoạt, cầm mang phong cách của một vị tướng. Đồng thời còn diễn tả được không khí sục sôi của những sự kiện lịch sử có ý nghĩa xoay chuyển cục diện chiến trường. Chương Dương là trận đấu mở màn nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai. Câu thơ vang lên thật hào sảng, hân hoan niềm vui. Đầu mỗi câu thơ gắn với hai địa danh: Chương Dương, Hàm Tử đây là những địa danh chói lọi gắn liền với những chiến công lịch sử của dân tộc, nó cũng trở thành biểu tượng cho thắng lợi huy hoàng. Nhắc lại hai địa danh đó càng làm niềm vui, niềm tự hào được nhân lên hơn nữa. Ngoài ra tác giả còn sử dụng từ ngữ mang sắc thái biểu cảm: chữ Hồ thường được người phương Bắc dùng để gọi các dân tộc thiểu số phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc. Bởi vậy khi dùng chữ này với quân xâm lược Mông – Nguyên tác giả thể hiện sự khinh bỉ.
Vui với niềm vui chiến thắng, nhưng đằng sau đó ta vẫn thấy một Trần Quang Khải có tầm nhìn xa trông rộng, hết sức quan tâm đến vận mệnh đất nước. Hai câu thơ trên lướt nhanh qua những dòng sự kiện để rồi đọng lại những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc: Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu. Hai câu thơ cho thấy cho thấy suy nghĩ, tầm nhìn của một vị thủ lĩnh, trong niềm vui chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam mới bền vững muôn thuở. Hai câu thơ cuối vừa là chân lí vừa là kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn chiến đấu lâu dài của dân tộc. Cũng chính bởi lời dặn dò ấy, mà nhân dân ta đã tiếp tục đánh thắng sự xâm lược của quân Mông - Nguyên lần tiếp theo, cũng bởi thế mà vận mệnh đất nước lâu bền, thịnh trị, nhân dân được sống trong cảnh yên ấm, hạnh phúc. Câu thơ đã thể hiện tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, cái nhìn sáng suốt, chiến lược trong tương lai.
Bài thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn với số câu chữ ít ỏi, nhưng vô cùng hàm súc. Số câu chữ ít ỏi những đã khái quát đầy đủ sự kiện lớn của dân tộc và nêu lên chân lí lớn của thời đại. Kết cấu thơ chặt chẽ, ngôn từ chọn lọc, nhịp thơ ngắn gọn, kết hợp giữa biểu ý và biểu cảm. Vừa đưa ra những sự kiện lịch sử chính vừa thể hiện niềm vui, sự hân hoan trước chiến thắng và những suy tư, chiêm nghiêm sau khi đất nước đánh bại quân xâm lược.
Bài thơ với ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng giàu sức biểu cảm đã cho thấy hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trịnh của nhân dân đời Trần. Đồng thời khẳng định chân lí vừa mang ý nghĩa thời sự vừa mang ý nghĩa lịch sử: “Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu”.
Bài làm
Phò giá về kinh là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Trần Quang Khải, đứng trong hàng ngũ những bài thơ yêu nước xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Bài thơ vừa thể hiện âm hưởng chiến thắng hào hùng vừa cho thấy tầm nhìn xa trông rộng về đường hướng phát triển đất nước của tác giả.
Bài thơ làm ngay sau khi quân ta giành chiến thắng, lúc đó Trần Quang Khải đi đón và hộ giá Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long. Bởi vậy bài thơ ra đời trong âm vang chiến thắng hào hùng của chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy chiến đấu.
Hai câu thơ đầu là cảm hứng tự hào trước những chiến công của thời đại, mang tính thời sự nóng hổi: Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù. Câu thơ ngắn gọn, chỉ có năm chữ mà chắc nịch ý tứ và niềm vui. Câu thơ như dồn nén sức mạnh và sự thần tốc, chớp nhoáng của các chiến công. Các động từ mạnh mẽ, dứt khoát: đoạt, cầm mang phong cách của một vị tướng. Đồng thời còn diễn tả được không khí sục sôi của những sự kiện lịch sử có ý nghĩa xoay chuyển cục diện chiến trường. Chương Dương là trận đấu mở màn nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai. Câu thơ vang lên thật hào sảng, hân hoan niềm vui. Đầu mỗi câu thơ gắn với hai địa danh: Chương Dương, Hàm Tử đây là những địa danh chói lọi gắn liền với những chiến công lịch sử của dân tộc, nó cũng trở thành biểu tượng cho thắng lợi huy hoàng. Nhắc lại hai địa danh đó càng làm niềm vui, niềm tự hào được nhân lên hơn nữa. Ngoài ra tác giả còn sử dụng từ ngữ mang sắc thái biểu cảm: chữ Hồ thường được người phương Bắc dùng để gọi các dân tộc thiểu số phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc. Bởi vậy khi dùng chữ này với quân xâm lược Mông – Nguyên tác giả thể hiện sự khinh bỉ.
Vui với niềm vui chiến thắng, nhưng đằng sau đó ta vẫn thấy một Trần Quang Khải có tầm nhìn xa trông rộng, hết sức quan tâm đến vận mệnh đất nước. Hai câu thơ trên lướt nhanh qua những dòng sự kiện để rồi đọng lại những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc: Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu. Hai câu thơ cho thấy cho thấy suy nghĩ, tầm nhìn của một vị thủ lĩnh, trong niềm vui chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam mới bền vững muôn thuở. Hai câu thơ cuối vừa là chân lí vừa là kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn chiến đấu lâu dài của dân tộc. Cũng chính bởi lời dặn dò ấy, mà nhân dân ta đã tiếp tục đánh thắng sự xâm lược của quân Mông - Nguyên lần tiếp theo, cũng bởi thế mà vận mệnh đất nước lâu bền, thịnh trị, nhân dân được sống trong cảnh yên ấm, hạnh phúc. Câu thơ đã thể hiện tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, cái nhìn sáng suốt, chiến lược trong tương lai.
Bài thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn với số câu chữ ít ỏi, nhưng vô cùng hàm súc. Số câu chữ ít ỏi những đã khái quát đầy đủ sự kiện lớn của dân tộc và nêu lên chân lí lớn của thời đại. Kết cấu thơ chặt chẽ, ngôn từ chọn lọc, nhịp thơ ngắn gọn, kết hợp giữa biểu ý và biểu cảm. Vừa đưa ra những sự kiện lịch sử chính vừa thể hiện niềm vui, sự hân hoan trước chiến thắng và những suy tư, chiêm nghiêm sau khi đất nước đánh bại quân xâm lược.
Bài thơ với ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng giàu sức biểu cảm đã cho thấy hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trịnh của nhân dân đời Trần. Đồng thời khẳng định chân lí vừa mang ý nghĩa thời sự vừa mang ý nghĩa lịch sử: “Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu”.
tư tưởng được nhà thơ Trần Quang Khải khẳng định trong 2 câu thơ cuối của bài thơ "Phò giá về kinh" là gì?
giúp mình đi mình cần gấp
là khẳng định khát vọng thịnh trị xây dựng đất nước thái bình,và không nên vui vừng quá sớm
Các bạn ơi, các bạn làm giúp mình bài thơ để mình viết vào báo tường nha. Chủ đề là ước mơ xanh hoặc thầy cô giáo nha. Mình bí quá đi mất...~_~
(Ai nhanh táy làm trước và thơ hay thì mình tích cho. Nếu chép trên mạng thì ghi tên tác giả vào nha)
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...
Người lái đò
Một đời người- Một dòng sông...
Mấy ai là kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải luỵ đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa...
Tháng năm dầu dãi nắng mưa
Con đò tri thức thầy đưa bao người
Qua sông gửi lại nụ cười,
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc- mái đầu sương,
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông
Câu hỏi:Hãy nêu mối quan hệ giữa câu 3 và câu 4 đặc biệt như thế nào trong bài "Phò giá về kinh(Tụng giá hoàn kinh sư)"?
Làm ơn hãy giúp mình!!mình đang cần gấp,ai giúp mình,mình tick cho.
Hai câu thơ lướt nhanh qua những dòng sự kiện để rồi đọng lại những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc: Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu. Hai câu thơ cho thấy cho thấy suy nghĩ, tầm nhìn của một vị thủ lĩnh, trong niềm vui chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam mới bền vững muôn thuở. Hai câu thơ cuối vừa là chân lí vừa là kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn chiến đấu lâu dài của dân tộc. Cũng chính bởi lời dặn dò ấy, mà nhân dân ta đã tiếp tục đánh thắng sự xâm lược của quân Mông - Nguyên lần tiếp theo, cũng bởi thế mà vận mệnh đất nước lâu bền, thịnh trị, nhân dân được sống trong cảnh yên ấm, hạnh phúc. Câu thơ đã thể hiện tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, cái nhìn sáng suốt, chiến lược trong tương lai.
Các bài thơ Trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.Qua hai bài thơ Sông núi nước nước Nam,Phò Giá về kinh,em hãy làm sáng tỏ nội tinh thần yêu nước của thơ trung đại Việt Nam
Pls làm hộ mình sắp phải nộp rùi
Ai đúng mk tik
Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ Xuân Hương đến hết thế kỉ XIX. Đây làthời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm.Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dântộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lílàm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ,đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhanmà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ởtrong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửasau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ.
Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác áicủa đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như:Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của NguyễnGia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐìnhChiểu,...
Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởngyêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhà nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đó là việc lên án chế độphong kiến chà đạp lên quyền sống cảu người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tướcđoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếngnói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêngliêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ nhữngngười chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yênvui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - ĐặngTrần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng nơi chiến trường gian khổ.
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiếnvà phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những néttruyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồngtiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những con người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệpcủa dân tộc.
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là mộtdân tộc có những truyền thống tốt đẹp. Quay trở lại với bài Đại cáo bình Ngô sau khi đánh thắngquân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổicùng giết tận, việc làm nhân đạo đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộcmà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu sau:
Trước hết đó là tiếng nói của tác giả, đó là tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ bé chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tìnhcảm như vậy, các tác giả thơ thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang thơ xúc động đến nhưthế.
Thơ trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tìnhanh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình.
Thơ trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bướcđi của nền văn học dân gian. Tuy văn học dân gian thời kì này vẫn phát triển nhưng dấu ấn khôngcòn như trước. Thơ trung đại đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo qua đó mà làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì tiếp theo.
nhớ k cho mk nhé mk làm đầu